Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Kết quả giám sát virus cúm A/H9N2 tại 5 chợ của các tỉnh, thành nghiên
TỈNH, THÀNH NGHIÊN CỨU
4.2.1. Kết quả lấy mẫu tại các tỉnh
Chăn nuôi gia cầm tại nước ta phổ biến là chăn nuôi nhỏ lẻ, loại hình chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn. An toàn sinh học trong quá trình chăn nuôi thấp và người dân thường kết hợp nuôi nhiều loài cùng nhau. Cùng với đó là thói quen thích mua thịt gia cầm tươi sống về chế biến. Đi kèm với nó là hàng loạt các chợ buôn bán, điểm giết mổ gia cầm sống trải dài khắp cả nước. Chợ buôn bán gia cầm sống thường sát khu dân cư, làng mạc. Tại đó, người dân mua gia cầm giống cũng như gia cầm sống và giết mổ tại chỗ. Gia cầm đến từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiều loài gia cầm khác nhau được bán tại chợ. Nơi bán và giết mổ cùng một chỗ, không được vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên, người buôn bán, người mua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm do đó nguy cơ virus cúm gia cầm nói chung và virus cúm A/H9N2 nói riêng từ gia cầm xâm nhập và lây nhiễm cho người là rất cao. Để phát hiện sự lưu hành virus tại các chợ buôn bán gia cầm sống nhằm cảnh bảo sớm dịch cúm gia cầm và điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch cho phù hợp, tiến hành lựa chọn 5 chợ có lượng gia cầm được buôn bán, giết mổ tương đối lớn tại Hà Nội và Bắc Ninh. Số mẫu được thu thập tại các tỉnh, thành phố thể hiện qua Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả lấy mẫu tại Hà Nội và Bắc Ninh
Tên chợ Tỉnh, thành Số mẫu (mẫu gộp)
Gà Môi trường Tổng Hà Vỹ Hà Nội 60 21 81 Ngũ Hiệp 52 21 73 Thị Cầu Bắc Ninh 68 21 89 Đọ 67 21 68 Gà 57 21 78 Tổng 304 105 409
Tổng số mẫu gộp từ dịch hầu họng của gà mà chúng tôi thu được là 304 mẫu, đạt 86.9% so với thiết kế thí nghiệm ban đầu. Theo kế hoạch, tổng số mẫu thu được phải là 350 mẫu (5 chợ x 7 ngày x 10 hộ). Có sự khác biệt này là do trong quá trình thu thập mẫu, ở một số chợ, đặc biệt là các chợ bán lẻ như chợ Ngũ Hiệp ở Hà Nội, chợ Thị Cầu ở Bắc Ninh, do đặc thù là buôn bán lẻ chủ yếu cho người tiêu dùng trực tiếp vì vậy người bán không thường xuyên đến chợ trong toàn bộ thời gian lấy mẫu. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khách quan khác tác động đến tổng số mẫu, ví dụ như các ngày 2 và 16 hàng tháng (tính theo âm lịch), số lượng người bán giảm đi vì 2 ngày trước đó (mùng 1 và 15) người dân đã tiêu thụ một lượng lớn gà. Hoặc ngày lấy mẫu đầu tiên tại mỗi chợ (thứ 2 hàng tuần), chúng tôi cũng không thường xuyên lấy đủ số mẫu theo kế hoạch, do lượng tiêu thụ đặc biệt giảm sau ngày chủ nhật.
Riêng đối với mẫu môi trường, chúng tôi đạt 100% theo kế hoạch. Có được kết quả này là do hoạt động giết mổ gia cầm tại chợ vẫn thường xuyên diễn ra mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác quan từ hoạt động tiêu dùng - mua bán như đã đề cập ở trên.
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu bệnh phẩm
Mẫu sau khi thu thập tại 5 chợ buôn bán gia cầm trên địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh được gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. Quá trình xử lý và xét nghiệm mẫu được thực hiện theo quy trình chẩn đoán cúm gia cầm, trước tiên tiến hành xét nghiệm cúm type A (gene M) bằng kỹ thuật Realtime RT- PCR. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm type A trong mẫu từ gà tại các chợ nghiên cứu
Tên chợ Tỉnh, thành Loại hình kinh doanh M gene Tỷ lệ (+) cúm A (%) H9 gene H5 gene Chủng không xác định Hà Vỹ Hà Nội Bán buôn 2 3.33 0 0 0 Ngũ Hiệp Bán lẻ 46 88.46 26 7 0 Thị Cầu Bắc Ninh Bán lẻ 21 30.88 15 2 0 Đọ Bán lẻ 31 46.27 18 3 2 Gà Bán buôn 6 10.53 3 1 0 Tổng 106 34.87 62 13 2
49
Trong tổng số 304 mẫu bệnh phẩm trên gà có 106 mẫu dương tính với virus cúm A chiếm tỷ lệ 34,87%. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Phạm Thành Long (2016) theo đó tỷ lệ dương tính với virus cúm type A là 29,7%. Số mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm type A được phát hiện tại gà của tất cả các chợ lấy mẫu ở cả Hà Nội và Bắc Ninh, tuy nhiên đặc biệt tại chợ Ngũ Hiệp có số mẫu dương tính/tổng số mẫu ở đấy rất cao 88,46% (46/52) và thấp nhất tại chợ Hà Vỹ chỉ có 3,3% số mẫu (02/60 mẫu). Trong đó số mẫu dương tính trên các chợ bán lẻ có tỷ lệ dương tính với virus cúm type A cao hơn hẳn so với các chợ có loại hình kinh doanh chính là bán buôn. Cụ thể, tại các chợ bán buôn tỷ lệ dương tính với virus cúm type A từ 19,8-43,4%, trong khi tỷ lệ này tại các chợ có loại hình kinh doanh chủ yếu là bán buôn chỉ từ 1,8-5,65%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ dương tính với cúm A giữa loại hình kinh doanh tại các chợ. Tỷ lệ dương tính đặc biệt cao hơn hẳn tại hệ thống chợ bán lẻ (Ngũ Hiệp, Đọ, Thị Cầu) so với các chợ đầu mối bán buôn. Mặc dù số lượng đàn gà được tiêu thụ tại các chợ đầu mối (bán buôn) cao hơn rất nhiều so với các chợ bán lẻ, tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm tại đây lại thấp hơn so với tại các chợ bán buôn. Thứ nhất: các chủ đầu mối đều nhập gà từ các trang trại có quy mô lớn được áp dụng các biện pháp phòng bệnh chặt chẽ hơn. Thứ hai: thời gian lưu trữ gia cầm tại các chợ đầu mối thường rất ngắn (khoảng dưới 6 giờ), gia cầm nhập về được bán đi trong thời gian rất ngắn (để phục vụ hoạt động buôn bán lẻ thường diễn ra vào buổi sáng cho người tiêu dùng). Thêm vào đó, tỷ lệ bán hết/ngày tại các chợ này rất cao, rất ít hộ còn dư gà từ ngày hôm trước mà thường bán hết trước khi nhập đàn mới vào sáng hôm sau. Ngoài ra, do đây là các điểm đầu mối cung cấp gia cầm không chỉ cho 1 tỉnh mà còn phục vụ cho một số tỉnh lân cận. Do vậy, công tác phòng dịch như tiêu độc khử trùng, kiểm soát chấp lượng gia cầm nhập vào… được thực hiện một cách quy củ, bài bản và thường xuyên.
Ngược lại, hoạt động kiểm soát dịch bệnh tại các chợ bán lẻ thường rất khó kiểm soát. Thứ nhất: người buôn nhập gà từ rất nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt khó kiểm soát từ nguồn nuôi trực tiếp từ các hộ gia đình. Việc kiểm soát và tiêm phòng đối với các hộ chăn nuôi gia đình vẫn là một vấn đề nan giải cho công tác phòng bệnh tại nước ta. Thứ hai: người bán lẻ còn thực hiện hoạt động buôn bán tại nhiều chợ khác nhau làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus không thể kiểm soát.
phẩm dương tính với virus cúm subtype H9 chiếm tỷ lệ 20,39% và 13 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm subtype H5 chiếm tỷ lệ 4,28%. Trong các mẫu dương tính với cúm A, virus cúm A/H9N2 chiếm tới 58,49% (62/106). Trong đó tỷ lệ nhiễm cao nhất tại chợ Ngũ Hiệp 26/52 mẫu (50%) với virus cúm subtype H9 và 07/52 mẫu (13,46%) với virus cúm subtype H5, tuy nhiên lại không phát hiện 02 subtype này tại gà ở chợ Hà Vỹ trong các mẫu giám sát. Trong khi tại các chợ lấy mẫu của gà tại Bắc Ninh đều phát hiện có sự lưu hành của virus cúm subtype H9 với tỷ lệ từ 5,26-26,87% và từ 1,75-4,48% đối với virus cúm subtype H5.
Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ dương tính với subtype H9 trung bình khá cao trong tổng số mẫu, chiếm 20.39% (62/304), song không đồng đều giữa các chợ được lấy mẫu, giữa 02 chợ tại Hà Nội có chợ có tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H9, H5 rất cao (Ngũ Hiệp) nhưng lại có chợ lại không phát hiện (Hà Vỹ). Trong khi tỷ lệ dương tính với subtype H5 tại các chợ ở Bắc Ninh thấp hơn với kết quả của Phạm Thành Long (2016) với tỷ lệ nhiễm chung là 5,71%.
Qua tổng hợp kết quả xét nghiệm tại các chợ cho thấy: Tất cả các chợ lấy mẫu đều phát hiện lưu hành virus cúm type A trên gà; đối với virus cúm A/H9 và A/H5, trong 5 chợ tiến hành lấy mẫu giám sát có 04/05 chợ có mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5, A/H9, ngoại trừ chợ Hà Vỹ.
4.2.3. Tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm type A trong các mẫu môi trường
Tỷ lệ mẫu gộp từ môi trường thu thập được đạt 100% so với thiết kế thí nghiệm (5 chợ x 7 ngày x 3 mẫu/ngày). Vị trí lấy mẫu được thực hiện theo thiết kế của Indriani et al. (2010) bao gồm:
- Chuồng/lồng (mẫu này bao gồm mẫu từ thành lồng/chuồng hoặc nền chuồng). Mẫu gộp này được thu thập bằng cách dùng tăm bông vô trùng quét lên nan vật liệu làm chuồng nhốt gia cầm tại 3 vị trí khác nhau sau đó gộp chung lại thành 1 mẫu trong ống xét nghiệm chứa 2 ml dung dịch nuôi;
- Khu giết mổ: mẫu gộp được thực hiện tương tự tại nhiều vị trí khác nhau trên các dụng cụ giết mổ như phễu “cắt tiết”, thùng “vặt lông” hoặc chậu mổ gà…
- Mẫu tại khu vực chứa rác thải là mẫu gộp lấy từ các vị trí chứa chất thải của quy trình giết mổ như thùng đựng lông, thùng đựng phế phẩm (ruột, phổi…)
Kết quả xét nghiệm virus cúm A trên mẫu môi trường được thể hiện trong bảng sau.
51
Bảng 4.5. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm type A trong mẫu môi trường
Vị trí lấy mẫu M gene Tỷ lệ (%)
Chuồng/lồng 18 17.14
Khu giết mổ 16 15.24
Khu vực chứa rác thải 13 12.38
Tổng 47 44.76
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm type A trong các mẫu môi trường rất cao 47/105 mẫu, chiếm tỷ lệ 44,76%. Trong các mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A các mẫu lấy tại chuồng/lồng nuôi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 17.14% và thấp nhất là khu vực chứa rác thải là 12.38%. Kết quả này có thể thấy khu vực tiếp xúc trực tiếp với gà sống có tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm type A cao hơn. Có kết quả này có thể là do virus tồn tại trên gà, vịt, ngan, người bán, người dân vào chợ... qua tiếp xúc, chất thải, rác thải giết mổ… đi vào môi trường, nên khả năng virus tồn tại ở môi trường xung quanh nơi nhốt, nơi giết mổ gia cầm… là rất cao. Qua đó có thể thấy, việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chợ thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm nói chung và cúm A/H9N2 nói riêng.