Tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm typ eA trong các mẫu môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h9n2 ở gia cầm sống bán tại một số chợ của thành phố hà nội và tỉnh bắc ninh năm 2017 (Trang 63 - 64)

Tỷ lệ mẫu gộp từ môi trường thu thập được đạt 100% so với thiết kế thí nghiệm (5 chợ x 7 ngày x 3 mẫu/ngày). Vị trí lấy mẫu được thực hiện theo thiết kế của Indriani et al. (2010) bao gồm:

- Chuồng/lồng (mẫu này bao gồm mẫu từ thành lồng/chuồng hoặc nền chuồng). Mẫu gộp này được thu thập bằng cách dùng tăm bông vô trùng quét lên nan vật liệu làm chuồng nhốt gia cầm tại 3 vị trí khác nhau sau đó gộp chung lại thành 1 mẫu trong ống xét nghiệm chứa 2 ml dung dịch nuôi;

- Khu giết mổ: mẫu gộp được thực hiện tương tự tại nhiều vị trí khác nhau trên các dụng cụ giết mổ như phễu “cắt tiết”, thùng “vặt lông” hoặc chậu mổ gà…

- Mẫu tại khu vực chứa rác thải là mẫu gộp lấy từ các vị trí chứa chất thải của quy trình giết mổ như thùng đựng lông, thùng đựng phế phẩm (ruột, phổi…)

Kết quả xét nghiệm virus cúm A trên mẫu môi trường được thể hiện trong bảng sau.

51

Bảng 4.5. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành virus cúm type A trong mẫu môi trường

Vị trí lấy mẫu M gene Tỷ lệ (%)

Chuồng/lồng 18 17.14

Khu giết mổ 16 15.24

Khu vực chứa rác thải 13 12.38

Tổng 47 44.76

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm type A trong các mẫu môi trường rất cao 47/105 mẫu, chiếm tỷ lệ 44,76%. Trong các mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A các mẫu lấy tại chuồng/lồng nuôi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 17.14% và thấp nhất là khu vực chứa rác thải là 12.38%. Kết quả này có thể thấy khu vực tiếp xúc trực tiếp với gà sống có tỷ lệ nhiễm virus cúm gia cầm type A cao hơn. Có kết quả này có thể là do virus tồn tại trên gà, vịt, ngan, người bán, người dân vào chợ... qua tiếp xúc, chất thải, rác thải giết mổ… đi vào môi trường, nên khả năng virus tồn tại ở môi trường xung quanh nơi nhốt, nơi giết mổ gia cầm… là rất cao. Qua đó có thể thấy, việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chợ thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm nói chung và cúm A/H9N2 nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h9n2 ở gia cầm sống bán tại một số chợ của thành phố hà nội và tỉnh bắc ninh năm 2017 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)