Sơ lược hoạt động giám sát cúm gia cầm tại việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h9n2 ở gia cầm sống bán tại một số chợ của thành phố hà nội và tỉnh bắc ninh năm 2017 (Trang 41)

2.5.1. Kết quả giám sát

Kể từ khi xuất hiện tại nước ta, dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng rất nhiều tới nước ta kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Chính vì vậy việc chủ động các biện pháp phòng bệnh luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức trên thế giới như FAO, VAHIP, CDC, USAID... qua rất nhiều chương trình giám sát chủ động nhằm phát hiện sự lưu hành của các chủng virus trong cả nước qua đó điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch cho phù hợp. Sơ lược kết quả hoạt động giám sát cúm gia cầm tại nước ta giai đoạn 2008 - 2019 như sau:

Đối với hoạt động giám sát chủ động cúm gia cầm H5N1: Qua các dự án và ở các giai đoạn khác nhau tại nước ta đều phát hiện có sự lưu hành của virus cúm gia cầm A/H5N1 với tỷ lệ khá cao. Cụ thể trong tổng số 48.349 mẫu xét nghiệm đã phát hiện 1.782 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N1 (3,69%) trong đó ở dự án VAHIP trong tổng số 22.745 mẫu bệnh phẩm có 680 mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 (2,99%); Ở dự án do FAO tài trợ có 1.102/25.604 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm A/H5N1 (4,3%). Từ tháng 12/2015 đến tháng 02/2016 tiếp tục lấy 3.840 mẫu bệnh phẩm tại các chợ buôn bán gia cầm sống kết quả có 34/3.084 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus cúm A/H5N1 (1,10%) (Phạm Thành Long, 2016).

Đối với giám sát lưu hành virus cúm A/H7N9 trên đàn gia cầm nhập lậu và tại các chợ buôn bán gia cầm sống: Từ tháng 6/2013 đến tháng 02/2015 đã xét nghiệm 171.250 mẫu bệnh phẩm tại các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta (Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) và các điểm trung chuyển, chợ buôn bán gia cầm lớn tại Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Kết quả chưa phát hiện mẫu bệnh phẩm nào dương tính với virus cúm A/H7N9. Từ tháng 12/2015 đến tháng 02/2016 tiếp tục lấy 3.084 mẫu bệnh phẩm tại các chợ buôn bán gia cầm sống kết quả vẫn chưa phát hiện sự có mặt của virus cúm A/H7N9 trên lãnh thổ Việt Nam (Phạm Thành Long, 2016).

29

Đối với giám sát lưu hành virus cúm gia cầm A/H5N6: từ 12/2015 đến tháng 02/2016 đã triển khai chương trình giám sát lưu hành virus cúm gia cầm H5N6 tại 68 chợ buôn bán gia cầm ở 60 huyện, 32 tỉnh trong cả nước. Tổng số mẫu bệnh phẩm thu thập là 3.084 mẫu (mẫu gộp). Kết quả xét nghiệm cho thấy có 108/3.084 mẫu dương tính với virus cúm A/H5N6 (3,50%) (Phạm Thành Long, 2016).

Trong năm 2017, Cục Thú y đã thực hiện các chương trình giám sát cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống đóng trên địa bàn của 35 tỉnh/thành phố. Tổng số có 6.665 mẫu gộp đã được lấy (bao gồm mẫu dịch ngoáy hầu họng của gia cầm và mẫu môi trường tại chợ, 5 mẫu đơn gộp thành một mẫu gộp). Kết quả xét nghiệm cho thấy có 1.676 mẫu gộp dương tính cúm type A (chiếm 25,14%) và không có mẫu nào dương tính với virus cúm A/H7N9, cụ thể như sau:

Chương trình giám sát cúm gia cầm do FAO tài trợ: được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2017 tại 31 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang và Trà Vinh). Tổng số mẫu dịch ngoáy hầu họng của gia cầm đã được lấy là 2.418 mẫu gộp. Kết quả có 712 mẫu dương tính virus cúm type A (chiếm 29,45%), 81 mẫu dương tính virus cúm A/H5 (chiếm 3,35%), 59 mẫu dương tính N1 (2,44%) và 42 mẫu dương tính N6 (chiếm 1,74%). Trong tổng số 2.418 mẫu gộp đã xét nghiệm không có mẫu nào dương tính với virus cúm A/H7N9.

Chương trình giám sát cúm gia cầm do CDC Hoa Kỳ tài trợ: Năm 2017, đã thực hiện giám sát cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5 tại 12 tỉnh/thành phố (Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Dương). Tổng số đã lấy được 1.544 mẫu gộp. Kết quả có 689/1544 mẫu dương tính với virus cúm type A (chiếm 40%), 58 mẫu gộp dương tính với cúm A/H5N1 (3,75%) và 19 mẫu gộp dương tính với cúm A/H5N6 (0,91%) và không có mẫu nào dương tính với cúm A/H7N9.

Chương trình giám sát virus cúm do Phòng thí nghiệm tham chiếu cúm gia cầm của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) khu vực Châu Á Thái Bình Dương (đặt tại

trường Đại học Hokkaido) tài trợ: Trong năm 2017, Phòng thí nghiệm tham chiếu cúm gia cầm của Tổ chức Thú y thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã phối hợp cùng Cục Thú y, Chi cục Thú y Lạng Sơn, Chi cục Thú y Vùng VII và Chi cục Thú y Vĩnh Long thực hiện nghiên cứu giám sát sự xâm nhập, lưu hành và biến đổi của các chủng virus cúm tại các chợ buôn bán gia cầm sống có nguy cơ cao tại 02 tỉnh Lạng Sơn và Vĩnh Long. Tổng số lượng mẫu swab gia cầm đã được thu thập là 2.703 mẫu gộp, trong đó: Lạng Sơn 1000 mẫu (phát hiện 231 mẫu gộp dương tính với virus cúm A, quá trình phân lập virus cúm đang diễn ra), Vĩnh Long 1703 mẫu (phát hiện 44 mẫu gộp dương tính với virus cúm A; từ các mẫu gộp dương tính phân lập được 167 mẫu trong đó phần lớn là các virus cúm H5N1, H3N2, H3N8, H4N6, H6N6, H9N2, H10N3, H10N6, H11N9). Tại 02 tỉnh giám sát đều không phát hiện có virus cúm H7N9.

Ngoài ra, Cục Thú y cũng đã phối hợp với Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (Wildfile Conservation Society - WCS) thực hiện Chương trình giám sát các virus cúm có khả năng gây đại dịch lây truyền từ động vật hoang dã sang người, cụ thể như sau: Trong tháng 07 năm 2017, WCS phối hợp với Chi cục Thú y các Vùng VI và VII và Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp thực hiện hoạt động nghiên cứu các tác nhân là virus lưu hành trên quần thể dơi tại các “trại dơi” và chuột được buôn bán trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Chương trình đã tiến hành khảo sát 6 huyện/thành phố của tỉnh Đồng Tháp và thu thập được 1.197 mẫu động vật, gồm có 797 mẫu chuột và 400 mẫu dơi. Các mẫu này đã được đưa về phòng thí nghiệm của Chi cục Thú y Vùng VI để tiến hành sàng lọc cho 5 họ virus, bao gồm Coronavirus, Flavivirus, Paramyxovirus, Filovirus và Cúm, nhằm phát hiện nguy cơ các tác nhân gây bệnh này có khả năng truyền lây sang cho người và các loài động vật khác. Kết quả đã phát hiện được 15 mẫu dương tính cúm A và 3 mẫu dương tính với virus parainfluenza.

Năm 2018, đã tổ chức lấy mẫu giám sát tại 25 tỉnh, thành phố với tổng cộng 5.431 mẫu đã được xét nghiệm; trong đó có 1.807 (33,27%) mẫu dương tính với cúm A; 51 mẫu (2,82% tổng số mẫu xét nghiệm) dương tính với virus cúm A/H5N1; 115 mẫu (6,36%) dương tính với virus cúm A/H5N6 và 27 mẫu (0,5%) dương tính với virus cúm A/H7. Chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 (Cục Thú y, 2018).

Kết quả giám sát cúm gia cầm đến hết tháng 6/2019: Tổng cộng đã lấy 1.085 mẫu; trong đó 434 mẫu (40,0%) dương tính với cúm A; 19 mẫu (1,75%

31

tổng số mẫu xét nghiệm) dương tính với virus cúm A/H5N1; 08 mẫu (0,73%) dương tính với virus cúm A/H5N6; và 01 mẫu dương tính với virus cúm A/H7, nhưng âm tính với chủng virus cúm A/H7N9 của Trung Quốc (Cục Thú y, 2019).

2.5.2. Kết quả phân tích virus cúm gia cầm tại Việt Nam

Để làm tốt công tác phòng, chống bệnh cúm gia cầm độc lực cao, ngoài việc xác định tỷ lệ lưu hành tại các địa phương trong cả nước thì công tác nghiên cứu, giải trình tự gen của virus để qua đó lựa chọn loại vaccine phù hợp cho công tác tiêm phòng trong cả nước.

Kể từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện tại nước ta tới nay, virus cúm luôn luôn thay đổi về cấu trúc tạo ra các chủng virus mới có độc lực cao gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Quá trình biến đổi của các chủng virus cúm tại Việt Nam từ 2003 đến nay được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tóm tắt các chủng virus cúm gia cầm lưu hành tại Việt Nam giai đoạn 2003 - 2018

Năm Miền Bắc Miền Nam

2003 - 2005 Virus H5N1 xâm nhập vào Việt Nam Clade 1

2007 - 2008 Xuất hiện Clade 7 được phát hiện trên gà nhập lậu Clade 2.3.4 thay thế clade 1;

Clade 1 phổ biến và có những biến đổi.

Clade 2.3.2/2.3.4 thỉnh

thoảng được phát hiện. 2009 Phát hiện được nhiều nhánh của clade

2.3.4

2010 Xuất hiện phát hiện tại Mông Cổ, Hong Kong. clade 2.3.2 giống với chủng 2011 -2013 Biến đổi từ clade2.3.4 sang 2.3.2.1

với 3 nhánh phụ A, B, C

2014 Clade 2.3.2.1CXuất hiện virus là chủ yếu H5N6 (Clade 2.3.4.4)

Clade 2.3.2.1C phổ biến

Clade 1.1 có tại một vài ổ dịch

2015 - 2018 H5N6 Clade 2.3.4.4 lưu hành chủ yếu H5N1 Clade 2.3.2.1C phổ biến

Nguồn: Phạm Thành Long (2016)

2.6. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM Ở GIA CẦM

Tại nước ta hiện nay, bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao là 1 trong 5 bệnh ưu tiên phối hợp liên ngành giữa y tế và thú y trong việc điều tra, giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu khoa học theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-

BNNPTNT. Đối với công tác xử lý các ổ dịch cúm gia cầm thực hiện theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Đối với dịch cúm A/H7N9 thực hiện theo Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người.

Trong điều kiện chăn nuôi gia cầm như ở Việt Nam hiện nay, để kiểm soát dịch cúm gia cầm, một biện pháp rất quan trọng là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine cho đàn gia cầm. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, hiện nay tại nước ta lưu hành 2 chủng virus cúm gia cầm chủ yếu là virus cúm A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1C và virus cúm A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4 (Cục Thú y, 2017). Do đó các loại vaccine được sử dụng cho công tác tiêm phòng hiện nay

Vaccine cúm gia cầm H5N1 Navet-Vifluvac sử dụng để phòng bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 nhánh 1, A/H5N1 nhánh 2.3.2.1C và A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra.

Vaccine cúm H5N1 Re-6 sử dụng để phòng bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1C gây ra.

Vaccine H5N1 Re-5 có thể phòng bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 nhánh 1 và virus cúm A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra.

Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động giám sát chủ động đặc biệt là tại các tỉnh vùng biên giới, các chợ buôn bán, các điểm thu gom gia cầm sống để phát hiện thêm các chủng virus mới cũng như xác định sự lưu hành của virus tại các địa phương qua đó đưa ra các cảnh báo sớm, các khuyến cáo kịp thời trong công tác phòng chống dịch.

Nhìn chung, những năm gầy đây các địa phương đã khống chế tốt các ổ dịch, không để lây lan rộng và không lây bệnh cho người, mức độ thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm là không đáng kể, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia cầm. Đến nay, dịch cúm gia cầm tại Việt Nam đã trở thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát sinh rải rác, lẻ tẻ. Các ổ dịch trong những năm gần đây đều phát ra trên đàn gia cầm của hộ gia đình, chủ yếu là vịt được nuôi phân tán, nhỏ lẻ và không có hiện tượng lây lan rộng.

33

Tuy nhiên nguy cơ bệnh cúm gia cầm lây lan vào nước ta (như cúm A/H7N9) hoặc tái phát, lan rộng (như cúm A/H5N1, H5N6) là rất lớn. Nhằm kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động không có lợi của cúm gia cầm đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và thương mại của Việt Nam. Ngày 13/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng 3.1.1. Đối tượng

Virus cúm A/H9N2 trong các mẫu dịch ngoáy hầu họng của gà; mẫu môi trường (mẫu phân tươi, chất thải trên chuồng, lồng nhốt gia cầm; mẫu tại khu vực giết mổ; mẫu tại khu vực chứa rác thải).

3.1.2. Địa điểm

Thực hiện lẫy mẫu tại 05 chợ buôn bán gia cầm sống ở tỉnh Bắc Ninh (các chợ Thị Cầu, Chợ Đọ, Chợ Gà) và thành phố Hà Nội (các chợ Hà Vỹ, chợ Ngũ Hiệp).

Các chợ được lựa chọn căn cứ trên kết quả dương tính với virus cúm gia cầm đã được thực hiện bởi Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương (National Centre for Veterinary Diagnostics - NCVD) và Cục Thú y (Department of Animal Health) trong chương trình giám sát cúm gia cầm - do FAO tài trợ. Mỗi chợ được chọn phải có hoạt động buôn bán gia cầm sống diễn ra liên tục 7 ngày/tuần và có tối thiểu 10 hộ cá thể tham gia buôn bán gia cầm.

3.1.3. Thời gian

Thực hiện lấy mẫu và xử lý, xét nghiệm mẫu từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

(i) Tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và dịch bệnh cúm gia cầm tại Hà Nội và Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2018.

(ii) Giám sát lưu hành virus cúm A/H9N2 tại các chợ. - Xác định tỷ lệ nhiễm virus cúm type A trong các mẫu. - Xác định tỷ lệ nhiễm virus cúm subtype H9 trong các mẫu. - Xác định sự lưu hành virus cúm A/H9N2 tại các chợ lấy mẫu.

(iii) Thu nhận, giải trình tự gen mã hóa cho kháng nguyên HA, NA của một số chủng dương tính cúm A/H9N2

- Phân tích, so sánh sự tương đồng về nucleotide của gen HA và NA với chủng tham chiếu;

35

- Xác định mối quan hệ phả hệ của chủng nghiên cứu với chủng tham chiếu và các chủng đăng ký trong ngân hàng gen.

(iv) Đánh giá một số yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm virus cúm A tại địa bàn nghiên cứu.

3.3. NGUYÊN LIỆU 3.3.1. Mẫu thí nghiệm 3.3.1. Mẫu thí nghiệm

Mẫu dịch ngoáy hầu họng của gà và mẫu môi trường tại 05 chợ đã được lựa chọn.

3.3.2. Dụng cụ, trang thiết bị và hóa chất lấy mẫu

3.3.2.1. Dụng cụ, trang thiết bị

- Máy Realtime PCR: Biorad IQ5

- Máy ly tâm lạnh ZK306, máy ly tâm lạnh Hettick - Máy votex, spin

- Buồng cấy an toàn sinh học cấp II -ESCO - Buồng cấy an toàn sinh học cấp I

- Máy triết tách mẫu tự động TACO - Tủ lạnh -200C, -800C

- Micropipet các cỡ, Multisepper và đầu típ phù hợp; ống eppendorf có thể tích khác nhau.

- Bảo hộ lao động, tăm bông vô trùng, ống đựng mẫu, thùng bảo quản mẫu, nhãn dán mẫu, phiếu ghi thông tin, túi đựng mẫu, thuốc sát trùng, găng tay,...

3.3.2.2. Hóa chất

- Môi trường bảo quản mẫu: Môi trường PBS - Glycerol, được pha theo công thức sau:

+ Pha hỗn hợp PBS và Glycerol theo tỷ lệ 1:1

+ Bổ sung kháng sinh vào 1l môi trường PBS/Glycerol Benzylpenicillin: 2*106IU/l

Streptomycine: 200mg/l Gentamycine: 250mg/l

- Bộ kít chiết tách TACO DNA/RNA EXTRACTION KIT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h9n2 ở gia cầm sống bán tại một số chợ của thành phố hà nội và tỉnh bắc ninh năm 2017 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)