Cơng tác phịng, chống bệnh cú mở gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h9n2 ở gia cầm sống bán tại một số chợ của thành phố hà nội và tỉnh bắc ninh năm 2017 (Trang 44 - 47)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Cơng tác phịng, chống bệnh cú mở gia cầm

Tại nước ta hiện nay, bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao là 1 trong 5 bệnh ưu tiên phối hợp liên ngành giữa y tế và thú y trong việc điều tra, giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu khoa học theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-

BNNPTNT. Đối với công tác xử lý các ổ dịch cúm gia cầm thực hiện theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

Đối với dịch cúm A/H7N9 thực hiện theo Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người.

Trong điều kiện chăn nuôi gia cầm như ở Việt Nam hiện nay, để kiểm soát dịch cúm gia cầm, một biện pháp rất quan trọng là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine cho đàn gia cầm. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, hiện nay tại nước ta lưu hành 2 chủng virus cúm gia cầm chủ yếu là virus cúm A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1C và virus cúm A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4 (Cục Thú y, 2017). Do đó các loại vaccine được sử dụng cho cơng tác tiêm phòng hiện nay

Vaccine cúm gia cầm H5N1 Navet-Vifluvac sử dụng để phòng bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 nhánh 1, A/H5N1 nhánh 2.3.2.1C và A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra.

Vaccine cúm H5N1 Re-6 sử dụng để phòng bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 nhánh 2.3.2.1C gây ra.

Vaccine H5N1 Re-5 có thể phịng bệnh cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1 nhánh 1 và virus cúm A/H5N6 nhánh 2.3.4.4 gây ra.

Bên cạnh đó cần tăng cường hoạt động giám sát chủ động đặc biệt là tại các tỉnh vùng biên giới, các chợ buôn bán, các điểm thu gom gia cầm sống để phát hiện thêm các chủng virus mới cũng như xác định sự lưu hành của virus tại các địa phương qua đó đưa ra các cảnh báo sớm, các khuyến cáo kịp thời trong cơng tác phịng chống dịch.

Nhìn chung, những năm gầy đây các địa phương đã khống chế tốt các ổ dịch, không để lây lan rộng và không lây bệnh cho người, mức độ thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm là không đáng kể, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia cầm. Đến nay, dịch cúm gia cầm tại Việt Nam đã trở thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát sinh rải rác, lẻ tẻ. Các ổ dịch trong những năm gần đây đều phát ra trên đàn gia cầm của hộ gia đình, chủ yếu là vịt được ni phân tán, nhỏ lẻ và khơng có hiện tượng lây lan rộng.

33

Tuy nhiên nguy cơ bệnh cúm gia cầm lây lan vào nước ta (như cúm A/H7N9) hoặc tái phát, lan rộng (như cúm A/H5N1, H5N6) là rất lớn. Nhằm kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn ni gia cầm an tồn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động khơng có lợi của cúm gia cầm đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và thương mại của Việt Nam. Ngày 13/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành và xác định một số đặc tính sinh học phân tử của virus cúm gia cầm type a h9n2 ở gia cầm sống bán tại một số chợ của thành phố hà nội và tỉnh bắc ninh năm 2017 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)