Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 47)

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Yên Mỹ ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mỹ.

- Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện tại Chi cục thống kê huyện Yên Mỹ.

- Thu thập các Văn bản pháp luật có liên quan; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Mỹ.

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra ngẫu nhiên bằng phiếu in sẵn những người đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn nghiên cứu. Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

n = N/(1+N.e2)

(Lê Huy Bá, 2006)

Trong đó:

n - Số lượng phiếu điều tra;

N - Tổng số hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm; e - Sai số cho phép (trong khoảng từ 5% đến 15%).

Thay vào công thức trên với N = 4548, e = 10% (chọn giá trị trung bình của sai số), ta có số lượng phiếu cần điều tra là 98 phiếu. Các tiêu chí điều tra gồm thông tin về diện tích đất ở; hình thức, loại đất, mức lãi suất, cơ sở vật chất, thủ tục đăng ký, thành phần hồ sơ, phí phải nộp...; các thông tin khác như thái độ cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn; thời gian thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Nghiên cứu cũng điều tra bằng phiếu in sẵn 100% số người có liên quan trực tiếp đến đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (12 người). Cụ thể, điều tra 01 lãnh đạo, 01 viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Mỹ liên quan trực tiếp tới việc đăng ký biện pháp bảo đảm; điều tra 04 cán bộ ngân hàng của 4 ngân hàng có lượng giao dịch nhiều nhất trên địa bàn huyện, có liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm (Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Agribank và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á) và điều tra 06 nhân viên quỹ tín dụng của 6 quỹ tín dụng nhân dân xã, thị trấn có liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Trong quá trình thu thập số liệu tổng hợp các tài liệu liên quan trên địa bàn nghiên cứu và xử lý số liệu để làm rõ công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp khoa học trong các bảng, biểu nhằm giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau và đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, các số liệu được xử lý còn được thể hiện bằng các đồ thị để biểu thị chỉ tiêu được phân tích.

3.5.4. Phương pháp phân tích, so sánh

Phương pháp phân tích dựa trên nội dung và những số liệu thu thập được. Trên cơ sở số liệu tổng hợp tình hình thực hiện biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên tiến hành phân tích, so sánh việc thực hiện để làm rõ sự phát triển của hoạt động này qua từng năm trên địa bàn huyện.

3.5.5. Phương pháp đánh giá

Đánh giá công tác đăng ký biện pháp bảo đảm theo các tiêu chí sau như thủ tục hành chính khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm; Thời gian giải

quyết hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký xóa thế chấp, thay đổi, sửa chữa sai sót thông tin, thời gian giải ngân; Mức độ công khai thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ; Cơ sở vật chất, nơi ngồi chờ, nhân lực, trang thiết bị thực hiện dịch vụ, môi trường làm việc; Mức cho vay vốn, mức đáp ứng nhu cầu, thời gian cho vay, lãi suất, phí lệ phí phải nộp, mức thu phí; Hướng dẫn, thái độ của người thực hiện thủ tục, mức độ hài lòng sau khi thực hiện các thủ tục; Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chế độ đãi ngộ của tổ chức dành cho nhân viên; Mức độ hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của người thực hiện.

Sử dụng Thang đo Likert (Likert, 1932) để đo lường mức độ đánh giá của những người có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo 5 cấp (rất hài lòng - hài lòng - bình thường - không hài lòng - rất không hài lòng lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất tốt – tốt - bình thường – ít tốt - không tốt lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất quan tâm – quan tâm - bình thường – ít quan tâm - không quan tâm lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất thú vị – thú vị - bình thường – nhàm chán – rất nhàm chán lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất phù hợp – phù hợp - bình thường – ít phù hợp – không phù hợp lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ (rất hài lòng, rất tốt, rất quan tâm, rất thú vị, rất phù hợp: lớn hơn hoặc bằng 4,20; hài lòng, tốt, quan tâm, thú vị, phù hợp: từ 3,40 đến 4,19; bình thường: từ 2,60 đến 3,39; không hài lòng, ít tốt, ít quan tâm, nhàm chán, ít phù hợp: từ 1,80 đến 2,59; rất không hài lòng, không tốt, không quan tâm, rất nhàm chán, không phù hợp: nhỏ hơn 1,8).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN MỸ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Mỹ

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Mỹ với tổng diện tích tự nhiên là 92,41 km2, có 16 xã và 1 thị trấn, dân số 160.000 người, mật độ dân số trung bình 1.534 người/km2 (Theo Báo cáo của UBND huyện Yên Mỹ, 2018). Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20050’ đến 20057’ vĩ độ Bắc và từ 105057’ đến 106005’ kinh độ Đông; Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm, Thị xã Mỹ Hào; Phía Nam giáp huyện Khoái Châu, Ân Thi; Phía Đông giáp Thị xã Mỹ Hào và huyện Ân Thi; Phía Tây giáp huyện Văn Giang, Khoái Châu như Hình 4.1.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Trên địa bàn huyện có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: QL.5, QL.39, ĐT.379, ĐT.380, ĐT.382, ĐT.376, ĐT.381, ĐT.383, ĐH.45, ĐH.23, cùng hệ thống giao thông liên thôn, xã và đường nội đồng. Với vị trí địa

lý thuận lợi của Yên Mỹ đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh; TP. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.., vị trí trên cũng đem lại cho Yên Mỹ lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Yên Mỹ là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai không được bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất. Đất đai có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 2,5 + 3,7m cao nhất +4m tập trung ở các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hoà, thấp nhất +1,5 đến +2m tập trung ở các xã Trung Hoà, Thường Kiệt, Trung Hưng,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Yên Mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt. Mùa hè có đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông thì lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Yên Mỹ chịu ảnh hưởng các nguồn nước chính của lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn của sông Hồng (chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam) và hệ thống sông mương chằng chịt gồm: sông Kim Sơn, sông Cầu Treo, sông Thái Nội, sông Đồng Than, sông Từ Hồ, sông Sài Thị, sông Điện Biên. Ngoài ra là có các kênh dẫn nước chính như: Tam Bá Hiển, Trung Thuỷ Nông T11, T3,... Kết hợp với hệ thống thuỷ lợi nội đồng đã đảm bảo được yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê đất đai đến 31/12/2018 tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Mỹ là 9240,74 ha, chiếm 9,93 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên. Trong đó đã khai thác đưa vào sử dụng 9218,03 ha (chiếm 99,75% trong quỹ đất của huyện); Đất chưa sử dụng là 23,28 ha (chiếm 0,25% trong quỹ đất của huyện). Đất đai của Yên Mỹ chủ yếu được phát triển trên nền phù sa không được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng và chúng được chia thành 5

nhóm đất chính: Đất phù sa được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống sông Hồng; Đất phù sa được bồi ngập nước mưa mùa hè cấy một vụ chiêm; Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua không glây, hoặc glây yếu của hệ thống sông Hồng; Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua glây trung bình hoặc glây mạnh của hệ thống sông Hồng; Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, chua, glây trung bình hoặc glây mạnh của hệ thống sông Hồng.

4.1.1.6. Tài nguyên nước

Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt ở huyện Yên Mỹ được lấy từ 2 nguồn nước chính là: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt có được Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao, hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn nguồn nước được lấy từ các sông lớn chảy về, được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải qua các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp nước trong sản xuất. Nguồn nước của Yên Mỹ khá dồi dào, nước không bị ô nhiễm, nhưng hàm lượng sắt trong nước cao, nếu được xử lý tốt có thể sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại, ở huyện Yên Mỹ đã có một nhà máy nước sạch cung cấp cho khu vực thị trấn Yên Mỹ và tương lai sẽ được mở rộng thêm để cung cấp cho các xã trong khu vực xung quanh.

4.1.1.7. Tài nguyên nhân văn

Hầu hết các làng, xã trong huyện đều có đình, chùa, đền, miếu, có 18 di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, xây mới và đưa vào sử dụng nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Hải Thượng Lãn Ông. Nhân dân Yên Mỹ đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Với truyền thống Văn Hiến, truyền thống cách mạng, sáng tạo, ý thức tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của cha ông, phấn đấu đưa Yên Mỹ trở thành huyện phát triển nhanh và bền vững.

4.1.1.8. Thực trạng môi trường

Yên Mỹ là một huyện đang phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các ngành kinh tế - xã hội phát triển mạnh, các trung tâm kinh tế - xã hội, các đô thị, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp Phố Nối B đã và đang được hình thành phát triển. Theo báo cáo, chất lượng nước xung quanh khu vực có mức độ ô nhiễm môi trường ở mức nhẹ, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép. Lượng chất thải công nghiệp

(rắn, lỏng, khí, sinh hoạt) chưa lớn, thành phần độc hại chưa cao (trừ nước thải mạ không xử lý đạt yêu cầu, một số điểm bị ô nhiễm cục bộ, phạm vi hẹp, các dự án tiếp tục được đầu tư vào các khu công nghiệp trong thời gian tới làm lượng chất thải tăng lên (Theo báo cáo của ngành Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên).

4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn huyện Yên Mỹ

4.1.2.1. Kinh tế

Tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm ước đạt 19.7552 tỷ đồng, đạt 50,41% kế hoạch (KH), tăng 12,27% so với cùng kỳ 2017 (Trong đó: Sản xuất nông nghiệp đạt 635,2 tỷ đồng, đạt 51,2 KH, tăng 2,3% so với cùng kỳ; sản xuất công nghiệp đạt 16.445,9 tỷ đồng, đạt 50,4% KH, tăng 12,5% so với cùng kỳ; thương mại dịch vụ đạt 2.674,1 tỷ đồng, đạt 50% KH, tăng 13,5% so với cùng kỳ). Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Thương mại, dịch vụ: 3,22% - 83,25% - 13,54% (KH: 3,172% - 83,19% - 13,64%). Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 152,67 tỷ đồng, đạt 52,5% KH huyện giao, tăng 36,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 0,3%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,36%. Tạo thêm việc làm mới cho 1830 lao động, đạt 56% KH. Xây dựng mới 03 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non Ngọc Long, Mầm non Hoàn Long, THCS Trung Hưng).

a. Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Sản xuất vụ Xuân đúng lịch thời vụ; giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 635,2 tỷ đông, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Tông diện tích gieo trồng 4.923,7ha; trong đó: diện tích lúa vụ xuân là 3.1S58,8 ha, đạt 96,53% KH, giảm 429,2ha so với cùng kỳ; diện tích mâu xuân là 734,9ha, đạt 103,8% KH, tăng 25,1 ha so với cùng kỳ, diện tích trông cây vụ đông 1.030ha đạt 128,7 KH tỉnh giao, giảm 30 ha so với cùng kỳ. Năng suât lúa bình quân đạt 65,96 tạ/ha, tăng 1,96 tạ/ha so với cùng kỳ. Chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, tông đàn lợn 49.333 con (giảm 5,654), đàn trâu 155 con (tăng 19.2%), đàn bò 1.069 con (tăng 9,13%), đàn gia câm 1.157.000 con (tăng 10,4%).Kinh tế trang trại được duy trì, toàn huyện có 97 trang trại, tăng 2 trang trại so với cùng kỳ. Các trang trại cơ bản hoạt động có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp được đầu tư; 6 tháng đầu năm tỉnh, huyện đã đầu tư hỗ trợn 2.647 triệu đồng cho sản xuất nông nghiệp.

Chương trình nông thôn mới tiếp tục được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2018 đạt

97.175,2 triệu đồng, tăng 76.365,1 triệu đồng so với cùng kỳ. Toàn huyện đạt chuẩn 289 tiêu chí, bình quân đạt 18,1 tiêu chí/xã. 5 xã về đích nông thôn mới năm 2018 là Tân Việt, Hoàn Long, Lý Thường Kiệt, Yên Hòa, Đồng Than đạt 18/19 tiêu chí, chỉ còn thiếu tiêu chí trường học.

b. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải

Yên Mỹ đã và đang thật sự trở thành điểm đến của các nhà đầu tư. Sau 19 năm tái lập, toàn huyện đã có hàng trăm dự án công nghiệp đi vào sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa bàn theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp, giảm số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo động lực thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ phát triển mạnh. Không những thế, ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế địa phương. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Yên Mỹ được duy trì và phát triển mạnh như nghề sản xuất chế biến lương thực thực phẩm ở thị trấn Yên Mỹ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 47)