Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện đề tài Luận văn từ tháng 3/2018 đến tháng 7/2019. - Số liệu thứ cấp về các biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được thu thập cho giai đoạn 3 năm (từ năm 2016 đến năm 2018).

- Số liệu sơ cấp về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên được thu thập trong tháng 02, 03 năm 2019.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Việc thực hiện nội dung đăng ký thế chấp, xoá đăng ký thế chấp và đăng ký thay đổi nội dung thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Mỹ

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên huyện Yên Mỹ. - Đặc điểm về kinh tế - xã hội huyện Yên Mỹ.

3.4.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại huyện Yên Mỹ

- Tình hình quản lý đất đai - Tình hình sử dụng đất đai

3.4.3. Thực trạng đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ

3.4.4. Đánh giá thực trạng đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ

- Đánh giá của người dân và cán bộ thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Những thuận lợi và khó khăn trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Nguyên nhân làm hạn chế công tác thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.4.5. Giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Yên Mỹ

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Yên Mỹ ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mỹ.

- Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện tại Chi cục thống kê huyện Yên Mỹ.

- Thu thập các Văn bản pháp luật có liên quan; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Mỹ.

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra ngẫu nhiên bằng phiếu in sẵn những người đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn nghiên cứu. Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

n = N/(1+N.e2)

(Lê Huy Bá, 2006)

Trong đó:

n - Số lượng phiếu điều tra;

N - Tổng số hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm; e - Sai số cho phép (trong khoảng từ 5% đến 15%).

Thay vào công thức trên với N = 4548, e = 10% (chọn giá trị trung bình của sai số), ta có số lượng phiếu cần điều tra là 98 phiếu. Các tiêu chí điều tra gồm thông tin về diện tích đất ở; hình thức, loại đất, mức lãi suất, cơ sở vật chất, thủ tục đăng ký, thành phần hồ sơ, phí phải nộp...; các thông tin khác như thái độ cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn; thời gian thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Nghiên cứu cũng điều tra bằng phiếu in sẵn 100% số người có liên quan trực tiếp đến đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (12 người). Cụ thể, điều tra 01 lãnh đạo, 01 viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Mỹ liên quan trực tiếp tới việc đăng ký biện pháp bảo đảm; điều tra 04 cán bộ ngân hàng của 4 ngân hàng có lượng giao dịch nhiều nhất trên địa bàn huyện, có liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm (Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Agribank và Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á) và điều tra 06 nhân viên quỹ tín dụng của 6 quỹ tín dụng nhân dân xã, thị trấn có liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Trong quá trình thu thập số liệu tổng hợp các tài liệu liên quan trên địa bàn nghiên cứu và xử lý số liệu để làm rõ công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp khoa học trong các bảng, biểu nhằm giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau và đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, các số liệu được xử lý còn được thể hiện bằng các đồ thị để biểu thị chỉ tiêu được phân tích.

3.5.4. Phương pháp phân tích, so sánh

Phương pháp phân tích dựa trên nội dung và những số liệu thu thập được. Trên cơ sở số liệu tổng hợp tình hình thực hiện biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên tiến hành phân tích, so sánh việc thực hiện để làm rõ sự phát triển của hoạt động này qua từng năm trên địa bàn huyện.

3.5.5. Phương pháp đánh giá

Đánh giá công tác đăng ký biện pháp bảo đảm theo các tiêu chí sau như thủ tục hành chính khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm; Thời gian giải

quyết hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký xóa thế chấp, thay đổi, sửa chữa sai sót thông tin, thời gian giải ngân; Mức độ công khai thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ; Cơ sở vật chất, nơi ngồi chờ, nhân lực, trang thiết bị thực hiện dịch vụ, môi trường làm việc; Mức cho vay vốn, mức đáp ứng nhu cầu, thời gian cho vay, lãi suất, phí lệ phí phải nộp, mức thu phí; Hướng dẫn, thái độ của người thực hiện thủ tục, mức độ hài lòng sau khi thực hiện các thủ tục; Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chế độ đãi ngộ của tổ chức dành cho nhân viên; Mức độ hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của người thực hiện.

Sử dụng Thang đo Likert (Likert, 1932) để đo lường mức độ đánh giá của những người có liên quan trực tiếp tới việc thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo 5 cấp (rất hài lòng - hài lòng - bình thường - không hài lòng - rất không hài lòng lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất tốt – tốt - bình thường – ít tốt - không tốt lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất quan tâm – quan tâm - bình thường – ít quan tâm - không quan tâm lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất thú vị – thú vị - bình thường – nhàm chán – rất nhàm chán lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm; rất phù hợp – phù hợp - bình thường – ít phù hợp – không phù hợp lần lượt là 5 điểm - 4 điểm – 3 điểm – 2 điểm – 1 điểm. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ (rất hài lòng, rất tốt, rất quan tâm, rất thú vị, rất phù hợp: lớn hơn hoặc bằng 4,20; hài lòng, tốt, quan tâm, thú vị, phù hợp: từ 3,40 đến 4,19; bình thường: từ 2,60 đến 3,39; không hài lòng, ít tốt, ít quan tâm, nhàm chán, ít phù hợp: từ 1,80 đến 2,59; rất không hài lòng, không tốt, không quan tâm, rất nhàm chán, không phù hợp: nhỏ hơn 1,8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)