Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.3.Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

4.1.3.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

Yên Mỹ có lợi thế về vị trí địa lý, có ưu thế về giao thông đường bộ: Có quốc lộ 39 chạy dọc huyện và nối với quốc lộ 5 rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các huyện, Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng: Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, . . . Đây là những yếu tố nổi trội để Yên Mỹ có thể liên kết, trao đổi và thu hút vốn, công nghệ, thông tin vào phát triển kinh tế huyện. Huyện Yên Mỹ có nguồn lao động dồi dào và đất đai nông nghiệp màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đảm bảo cho an ninh lương thực và tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế nông nghiệp toàn diện và bền vững. Tuy nhiên, Yên Mỹ chưa có bước phát triển đột phá so với các huyện khác trong khu vực, nên trong quá trình phát triển ở những năm trước mắt cũng như lâu dài sẽ gặp nhiều bất lợi. Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường, khi mưa lớn một số vùng đất trũng bị úng, ngập do hệ thống tiêu thoát nước được quy hoạch và xây dựng từ những năm trước đây nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Vấn đề ô nhiễm, dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân.

4.1.3.2. Kinh tế, văn hoá - xã hội

Yên Mỹ là huyện được tỉnh Hưng Yên xác định là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh, có nhiều khu công nghiệp, tiếp giáp với các huyện phát triển, càng tăng cường khả năng giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài tỉnh, có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ, nền kinh tế trong huyện ổn định có sự tăng trưởng khá, có tích luỹ; công cuộc đổi mới đang mở ra triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài

Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập như việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, dứt điểm; cải cách hành chính còn chậm; Một số vụ việc chưa thi hành dứt điểm, còn để tồn đọng kéo dài. Công tác phối hợp giải quyết công việc giữa một số phòng có việc thiếu chủ động, chưa hiệu quả; năng lực công tác chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức còn hạn chế. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tuy có tiến bộ xong còn chậm, hiệu quả chưa cao, việc đưa giống cây, con hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất chưa kịp thời; Tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép chưa được xử lý kịp thời. Sự hợp tác liên kết trong sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là hạn chế, hiệu quả thấp, công tác quản lý một số loại hình dịch vụ chưa cao. Công tác xã hội hoá giáo dục ở một số địa phương là hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ việc khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân ở huyện và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn ở mức cao.

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN YÊN MỸ 4.2.1. Thực trạng quản lý đất đai

-Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

-Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành

chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các xã, thị trấn. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định, cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã theo đúng quy định. Hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp. Đến nay, 100% số xã, thị trấn, và huyện đều có bản đồ địa giới hành chính.

-Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đến nay, toàn huyện có 17/17 xã, thị trấn được đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy, do Hưng Yên là 1 trong những tỉnh thí điểm của dự án Vlap.

-Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

UBND huyện Yên Mỹ đã lập quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 16/12/2013.UBND huyện đã tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn lập quy hoạch, kế hoạch nông thôn mới, kỳ quy hoạch vừa qua có 17/17 xã, thị trấn lập xong quy hoạch đến năm 2020 được UBND huyện phê duyệt. Huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hướng dẫn các xã, thị trấn sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Huyện cũng đã hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các xã, thị trấn sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được giao chỉ tiêu. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc chỉ đạo công tác dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp; xây dựng kế hoạch tiếp tục dồn thửa đổi ruộng giai đoạn 2017– 2018.

-Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo số liệu thống kê tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Yên Mỹ, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn huyện với 835.32 ha, chiếm 89,90% diện tích đất ở và chiếm 9,04% tổng diện tích đất tự nhiên. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số hộ được cấp GCNQSDĐ là 19.889 hộ đạt 87,61%; diện tích được cấp GCNQSDĐ là 353,91 ha, đạt 83,70%. Việc cấp GCNQSDĐ ở nông thôn đã đạt từ 87,61% so với tổng số hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, nguyên nhân tỷ lệ 12,39% chưa đạt do chất lượng hồ sơ do các xã lập còn thấp, nhiều nội dung xác nhận về nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất chưa rõ ràng, chưa xác nhận đúng được thời điểm sử bắt đầu dụng đất ổn định vào mục đích hiện tại, thời điểm tạo lập tài sản trên đất dẫn đến khó khăn trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi cấp GCNQSDĐ cho các hộ. Hội đồng xét cấp GCNQSDĐ chưa chủ động trong việc xét duyệt hồ sơ tại xã, một số xã khi tổ chức họp xét cấp GCN còn thiếu thành viên tham gia đóng góp ý kiến. Tổng số hồ sơ chưa được cấp giấy chứng

nhận, Chi nhánh VPĐKĐĐ có yêu cầu bổ sung hồ sơ và trách nhiệm phải bổ sung hồ sơ hầu hết thuộc trách nhiệm của UBND xã.

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích toàn huyện được cấp GCN quyền sử dụng đất ở là 23.210 hộ, với diện tích 402,3 ha, còn tồn đọng 5.833 hộ với diện tích 153,75ha. Tổng số hộ được cấp GCNQSDĐ ở đô thị trên địa bàn huyện là 2.058 hộ, đạt 69,90%; diện tích được cấp là 48,13 ha, đạt 51,27%. Do đội ngũ cán bộ địa chính của các xã trên địa bàn huyện Yên Mỹ còn thiếu về số lượng, mỗi xã chỉ có từ 1 đến 2 cán bộ địa chính, trong khi đó còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác cho nên công tác tập trung giải quyết đối với vấn đề cấp GCNQSDĐ còn chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính còn hạn chế về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng gây hạn chế đối với công tác cấp GCNQSDĐ.

Các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở nông thôn huyện Yên Mỹ tổng là 5.833 hộ với diện tích 133,58 ha, trong đó đất ở nông thôn có 4.947 hộ với 108,02ha và đất ở đô thị là 886 hộ với 25,56ha. Trên địa bàn huyện có duy nhất 1 xã (Yên Hòa) đã hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ. Đến nay, còn 4.947 hộ chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, chiếm 12,39% tổng số hộ có nhu cầu cấp GCNQSDĐ. Các trường hợp này không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ là do cấp trái thẩm quyền, vi phạm quy hoạch, hành lang, không có giấy tờ về nguồn gốc, lấn chiếm, sai tên chủ sử dụng, tự chuyển nhượng, đất có tranh chấp, không ký đơn, chuyển đổi chuyển nhượng trái phép và hồ sơ chưa đầy đủ,…Phần lớn số hộ chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở nông thôn là do không có giấy tờ về nguồn gốc, với 1.203 hộ (chiếm 24,32% tổng số hộ tồn đọng), tiếp đến là đất do lấn chiếm (840 hộ) và các nguyên nhân khác. Tổng số hộ chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ ở đô thị là 886 hộ, chiếm 30,10%, diện tích chưa cấp là 25,56 ha, chiếm 49,45%. Các nguyên nhân không được cấp GCNQSDĐ có nhiều dạng do đất được cấp trái thẩm quyền, tranh chấp,… Nhưng phần lớn số hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy là do cấp đất lấn chiếm với 245 hộ, chiếm 27,65% tổng số hộ chưa được cấp.

Trên địa bàn huyện đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên (64,12%) nên đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vì vậy công tác quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp được quan tâm, chú trọng. Sau khi giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài, người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, tăng năng suất, sản lượng vật nuôi và cây trồng. Trong quá trình sử dụng đất đã bộc lộ những tồn tại của việc giao đất nông nghiệp trước đây. Chủ trương giao đất theo Nghị định

64/NĐ-CP là giữ nguyên hiện trạng theo “khoán 10”, một chủ sử dụng đất sẽ có đầy đủ các loại đất tốt, xấu, các vị trí xa, gần, các hình thể to, nhỏ. Thực trạng đó làm cho đất sản xuất nông nghiệp rất manh mún, nhỏ lẻ và bị chia cắt nhiều bờ, mất nhiều diện tích đất canh tác, mỗi hộ có quá nhiều thửa, có diện tích quá nhỏ và phân tán ở nhiều xứ đồng khác nhau. Sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hầu hết các thửa đất đều bị thay đổi về hình dạng, kích thước và chủ sử dụng đất. Điều cần thiết lúc này là phải cấp đổi lại GCNQSDĐ cho người dân. Đến nay, thực hiện Quyết định 1860/QĐ-UBND của tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định tiếp tục dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2018. Công tác cấp đổi GCNQSDĐ được thúc đẩy và hoàn thiện trên địa bàn huyện. Kết quả thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các hộ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, yên tâm đầu tư vào sản xuất và khai thác tiềm năng từ đất, từ đó tạo ra được nhiều sản phẩm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn và giữ vững trật tự an ninh - xã hội trên địa bàn huyện, hình thành vùng nông nghiệp đạt giá trị kinh tế cao. Huyện Yên Mỹ đã tiến hành việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số hộ được cấp GCNQSDĐ là 5.741 hộ, đạt 89,34%; diện tích được cấp là 4.847,699 ha, đạt 81,80%. Tính đến ngày 31/12/2018 toàn huyện đã cấp GCNQSDĐ nông nghiệp đạt 80,81% diện tích cần được cấp, số lượng 19,19% còn lại chưa đủ điều kiện cấp do bị thất lạc hồ sơ, và hồ sơ giao ruộng từ năm 1993 không trùng khớp với hồ sơ người dân kê khai và rà soát lại; Cấp 5 GCN cho các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn đạt 3,84% , diện tích 0,68ha đạt 3,39%. Có được kết quả này là do sự chỉ đạo và nỗ lực của cả một hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, Huyện ủy cùng Phòng TN&MT, đến các xã, thị trấn về việc triển khai cấp GCNQSDĐ.

- Kết quả lập hồ sơ địa chính

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số tờ BĐĐC là 374 tờ. Trong đó, BĐĐC tỷ lệ 1/1.000 có 230 tờ, chiếm 61,49%; BĐĐC tỷ lệ 1/2.000 có 144 tờ, chiếm 38,51%. BĐĐC của các xã Trung Hòa, Trung Hưng, Lý Thường Kiệt, Yên Phú, Tân Việt, Minh Châu, Thanh Long, Ngọc Long, Tân Lập, Liêu Xá, Hoàn Long, Việt Cường, Giai Phạm, Đồng Than được lập ở tỷ lệ bản đồ 1/1000 và 1/2000. Các loại hồ sơ địa chính được lập trên địa bàn huyện gồm có 119 sổ, trong đó có 36 quyển Sổ mục kê trên 374 tờ BĐĐC; 17 quyển Sổ theo dõi biến động; 49 quyển Sổ địa chính; 68 quyển Sổ cấp GCNQSDĐ. 17/17 xã trong huyện đã lập

hồ sơ địa chính. Tại Chi nhánh VPĐKĐĐ, hồ sơ địa chính gồm hệ thống bản đồ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê, sổ địa chính các hồ sơ liên quan kèm theo. Bản đồ số là nguồn tư liệu quan trọng giúp việc quản lý, theo dõi biến động đất đai cũng như thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai bằng máy vi tính, đảm bảo sự chính xác, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời đại mà công nghệ số đang phát triển nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, việc chỉnh lý, cập nhật biến động ở các xã còn chưa được quan tâm và chỉnh lý kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính và được chỉnh quyền trong giai đoạn trước thời điểm thành lập của Văn phòng bị buông lỏng, thiếu đồng bộ, lực lượng cán bộ còn mỏng nên việc thiết lập và quản lý HSĐC chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy công tác cấp GCN quyền sử dụng đất cho các trường hợp còn gặp nhiều khó khăn.

- Quản lý tài chính về đất đai

Tổng hợp các nguồn thu từ đất giai đoạn 2016 - 2018 đã đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước với 301.211 triệu đồng. Trong đó số tiền thu từ tiền sử dụng đất là 297.400 triệu đồng; từ tiền thuê đất là 371 triệu đồng và từ thuế nhà đất là 3.440 triệu đồng. Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo các quy định của luật tài chính. Tiền thu được từ đất đai được nộp vào ngân sách và được điều tiết lại một phần về ngân sách của địa phương để đầu tư cải tạo các công trình công cộng, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống của nhân dân (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Mỹ, 2018).

4.2.2. Thực trạng sử dụng đất đai tại huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016 – 2018

Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Mỹ được thể hiện ở Đồ thị 4.1.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ không có sự biến động lớn. Diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện Yên Mỹ giảm 1013,06 ha, chủ yếu chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp tăng 1015,47 ha do mở rộng đất sản xuất kinh doanh, đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất giao thông, thủy lợi; đất chưa sử dụng được chuyển đổi sang trồng cây lâu năm và đất phi nông nghiệp 2,41ha.

Tình hình biến động các loại đất sử dụng trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016 đến 2018 được thể hiện trên Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng biến động đất đai huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: ha STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2016 Diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 56)