Giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 107)

4.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý, các thể chế chính sách

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao hiệu quả giải ngân vốn dự án CRSD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính và các Sở, cơ quan liên quan

- Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung hoặc bãi bỏ quy định trái với các quy định pháp luật về đầu tư công, xây dựng, ngân sách nhà nước (NSNN) và các văn bản pháp luật liên quan.

- Rà soát các Luật: Đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Xây dựng và các Luật liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng, đầu tư công, NSNN và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn về đầu tư công; trong đó cần ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Hoàn thiện dự thảo Quy định về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình UBND tỉnh ban hành.

- Chủ trì, phối hợp với sở Tư pháp và các sở, cơ quan liên quan rà soát Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật liên quan, đề xuất báo cáo UBND tỉnh.

c) Sở Tài chính

Tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về kiểm soát chi và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN, vốn ODA theo hướng đơn giản hóa các thủ tục và phù hợp với các quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

d) Sở Xây dựng

- Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, thực hiện phân cấp mạnh và rà soát, kịp thời giải quyết các rào cản, khó khăn, vướng mắc trong việc thẩm định, quản lý dự án, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh các vấn đề vượt thẩm quyền.

- Rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét việc miễn giấy phép xây dựng đúng pháp luật đối với các dự án của các cơ quan trung ương.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện các thông tư hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế dự toán xây dựng công trình, việc thành lập các ban quản lý chuyên ngành, ban quản lý khu vực và quản lý đầu tư xây dựng, về giấy phép xây dựng, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa.

4.3.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý dự án, nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ thực hiện dự án

Ban quản lý dự án giữ vai trò chủ đạo, ảnh hưởng xuyên suốt tới cả quá trình thực hiện dự án. Dự án có thể được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của Ban quản lý dự án. Vì vậy, muốn dự án được diễn ra thuận lợi, tốc độ giải ngân của dự án được đẩy nhanh thì cần phải nâng cao năng lực của Ban quản lý dự án. Muốn vậy, Ban quản lý dự án cần thực hiện tốt các công việc như sau:

- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý phải hoạt động hiệu quả, tổ chức cấu tạo khoa học, và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị đảm bảo cho công việc được thực hiện một cách trôi chảy, giúp cho dự án thực hiện đúng tiến độ.

- Các thành viên trong Ban quản lý dự án cũng cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự hoàn thiện năng lực bản thân để có thể làm tốt công việc của mình. Có thể gửi các cán bộ của Ban quản lý dự án tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo được tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.

- Công tác tuyển chọn cán bộ cho Ban quản lý dự án cũng như các cán bộ địa phương tham gia vào dự án phải dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn phù

hợp với ví trị được tuyển, theo đúng yêu cầu của dự án. Cần phải nghiêm túc và đảm bảo công bằng trong khâu tuyển chọn, có như vậy mới có thể lựa chọn được những cán bộ phù hợp với công việc, giúp thực hiện công việc một cách tốt nhất từ đó dự án sẽ được thực hiện một cách thuận lợi.

- Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng với các cán bộ làm việc trong Ban quản lý dự án, giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm và tận tâm hơn với công việc của mình. Có mức thưởng đối với những cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao và bên cạnh đó cũng có các hình thức nhắc nhở hoặc nặng hơn nữa có thể là phạt đối với các cán bộ không hoàn thành tốt công việc, làm việc một cách qua loa, thiếu nhiệt huyết. Như vậy, đội ngũ cán bộ của Ban quản lý dự án mới có thể hoàn thiện hơn.

4.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch tại Ban QLDA CRSD Thanh Hóa

Công tác lập kế hoạch là khâu quan trọng có tác động lớn đến sự thành công của dự án, vì vậy cần nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch tổng thể toàn dự án cũng như kế hoạch chi tiết hàng năm. Đồng thời phải nâng cao chất lượng lập kế hoạch các công việc liên quan đến kế hoạch giải ngân như kế hoạch đấu thầu, kế hoạch thực hiện các hợp đồng tư vấn, tiến độ thi công các công trình,...

Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch cần áp dụng một số giải pháp sau:

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, hệ thống thông tin, máy tính, phần mềm, công nghệ mới, kỹ thuật tính toán và phân tích trong công tác lập kế hoạch, sử dụng mô hình thuật toán để kiểm chứng khả năng thành công theo kế hoạch lập.

- Trong quá trình thực hiện theo kế hoạch đã lập thường xuyên theo dõi các thông số kỹ thuật để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn sau, cụ thể:

+ Lập mã số từng công việc để tiện theo dõi.

+ Ghi lại thời gian bắt đầu, kết thúc của công việc, các yếu tố tác động so với kế hoạch làm cơ sở so sánh đánh giá.

+ Theo dõi danh mục, quy mô, nguồn lực đáp ứng cho công việc theo kế hoạch lập để đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch giai đoạn tới.

4.3.2.4. Chấn chỉnh việc chấp hành các quy trình quản lý vốn, nâng cáo chất lượng quản lý vốn tại Ban QLDA CRSD Thanh Hóa

- Có chính sách sao lưu dữ liệu, bao gồm thời gian, tần suất và phương thức sao lưu dữ liệu trên các phương tiện độc lập với máy tính kế toán như trên đĩa CD, ổ cứng di động… và được lưu trữ tại khu vực khác ngoài phòng kế toán để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.

- Xây dựng thủ tục kiểm soát về tính liên tục thông tin kế toán cần thiết lập như việc lưu liên tục các chứng từ, số hiệu chứng từ không được sửa đổi tay, tẩy xóa … để đảm bảo tính minh bạch của thông tin kế toán.

- Tổ chức phân công nhiệm vụ cho các cán bộ để đảm bảo phân tách trách nhiệm giữa chức năng quản lý tiền và thực hiên giao dịch chi tiền.

- Thiết lập các quy trình/chính sách kế toán cụ thể cho các thủ tục tạm ứng, hoàn ứng, quản lý phải thu phải trả đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả.

- Quản lý các dữ liệu quá khứ chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, cần thực hiện khóa sổ hàng tháng để có thể soát xét chi phí phát sinh và phát hiện những sai sót kịp thời. Đồng thời, Ban QLDA nên soát xét các báo cáo nhập hệ thống để đảm bảo không có rủi ro do dữ liệu được sửa khi chưa được phê duyệt.

- Tổ chức rà soát trong công tác quản lý vốn tại từng gói thầu để rút ra kinh nghiệm áp dụng cho các gói thầu tiếp theo.

- Kiên quyết loại trừ các nhà thầu không đủ năng lực tham gia dự án.

4.3.2.5. Quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và hiệu quả của dự án. Vì vậy, cần phải quản lý và giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; điều này là rất cần thiết. Nếu tổ chức tốt công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; chọn lựa ra được nhà thầu uy tín, đủ khả năng thực hiên dự án, đảm bảo chất lượng công việc sẽ giúp cho dự án được triển khai nhanh chóng, đúng kế hoạch từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án.

Từng bước trong quy trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cần phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp lý, đáp ứng đúng yêu cầu của các nhà tài trợ. Các thủ tục mời thầu phải công khai bằng các hình thức khác nhau như thông báo trên báo chí, trên tivi, trên các trang web, thông báo bằng văn bản,… Giá mời thầu,

trúng thầu phải rõ ràng, minh bạch để thông báo rộng rãi cho tất cả các nhà thầu biết; đảm bảo quá trình này diễn ra công bằng, minh bạch để lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện tiến hành thi công đảm bảo tiến độ dự án.

Cần phải chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc tổ chức đấu thầu diễn ra một cách thuận lợi, phải đưa ra kế hoạch cụ thể cho việc đấu thầu, tránh các sai sót không đáng có xảy ra làm ảnh hưởng tới việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, cũng cần có xem xét lựa chọn ra thêm một số nhà thầu khác nếu như nhà thầu trúng thầu gặp sự cố không thể thi công dự án, khi đó đã có phương án thay thế, tránh ảnh hưởng tới tiến độ công việc.

Hiện nay đấu thầu điện tử là một chương trình đấu thầu mới, thu hút được sự quan tâm và chú ý của các chủ dự án và các nhà thầu vì đem lại nhiều ưu điểm so với phương thức đấu thầu thông thường như: quá trình mời thầu sẽ được diễn ra nhanh chóng và chính xác vì mời thầu qua Internet sẽ không cần các thủ tục giấy tờ rườm rà, loại bỏ được những vướng mắc trong thủ tục đấu thầu; tránh được các hiện tượng tiêu cực trong quá trình đấu thầu vì chương trình này sử dụng các phần mềm được thiết kế sẵn. Do đó, doanh nghiệp nào có các điều kiện và giá thầu tốt sẽ trúng thầu mà không chịu sự tác động tiêu cực nào từ bên ngoài; đảm bảo quá trình đấu thầu diễn ra công khai, minh bạch và nhanh chóng.

4.3.2.6. Tăng cường công tác quản lí, giám sát

Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện các chương trình, dự án; phân loại và phân tích thông tin; kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.

Do vậy, việc hình thành hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa từ PPMU Thanh Hóa tới các Ban quản lý dự án huyện/ xã trong Vùng là rất cần thiết để có thể quản lý thống nhất về ODA.

Để đạt được điều này, cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:

- Trước hết, xây dựng một kế hoạch chiến lược về theo dõi và đánh giá nhằm xem xét chương trình phát triển dài hạn cho việc phổ cập hệ thống theo dõi và đánh giá trong toàn dự án CRSD.

- Tiếp theo, xây dựng và hoàn thiện căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống tổ chức theo dõi và đánh giá thực hiện chương trình, dự án từ trung ương tới địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc nảy sinh gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân và tăng cường hiệu quả của các chương trình, dự án ODA.

- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu báo cáo ở các cấp tùy theo mức độ tổng hợp khác nhau từ PPMU tỉnh Thanh Hóa đến PCU, thuận tiện cho người thực hiện nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của báo cáo.

- Tăng cường tin học hóa hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện dự án CRSD đặc biệt là tại các cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã) nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu được tập hợp và lưu trữ đồng bộ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu giám sát chặt chẽ và đánh giá sát thực hiện chương trình, dự án ODA.

- Chú trọng đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ Ban quản lý dự án từ tỉnh đến huyện, xã về kỹ năng thực hiện theo dõi và đánh giá dự án. Việc theo dõi và đánh giá dự án phải được xem là công việc thường xuyên, được thể hiện trong kế hoạch hoạt động hàng năm của các Ban quản lý dự án các cấp.

Như vậy, phát triển và thực thi hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án đồng bộ như trên sẽ giúp khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, nhờ đó góp phần quản lý vốn ODA một cách có hiệu quả, đạt được những mục tiêu ưu tiên đã đặt ra.

4.3.2.7. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị tư vấn

Để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, cần thực hiện các biện pháp như sau:

- Việc lựa chọn đơn vị tư vấn cần phải được thực hiện nghiêm túc, cẩn thận để lựa chọn được các cán bộ tư vấn và đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tốt có như vậy việc tư vấn mới đạt hiệu quả cao để đưa ra những lời tư vấn đúng đắn, giúp cho dự án được thực hiện một cách tốt đẹp.

- Việc phối hợp giữa các đơn vị tự vấn trong quá trình bàn bạc cần phải được thực hiện tốt, đưa ra lời tư vấn dựa trên các điều kiện thực tế, cụ thể của dự án, tránh đưa ra những lời tư vấn trái chiều gây ra khó khăn cho ban quản lý và đơn vị thi công dự án. Tổ tư vấn phải phối hợp, nhất trí với nhau để kết quả tư vấn được chính xác, giúp ích cho công việc thực hiện dự án.

- Có các hình thức khuyến khích và chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ tư vấn, trả công xứng đáng đối với những đóng góp của họ có như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của các nhà tư vấn, tạo tâm lý thỏa mái và gắn bó, có tâm huyết với công việc tư vấn.

- Cũng cần phải có các biện pháp xử lý như quy định mức phạt, bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)