Tình hình thực hiện giải ngân nguồn vốn của hợp phầ nA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

Số TT Các hoạt động Năm 2014 2015 2016 KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH (Tr.đ) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (%)

1 Quy hoạch không gian ven bờ 1.000 140 14 2.000 210 10,50 1.500 53 3,53

2 Nghiên cứu hỗ trợ quy hoạch tổng

thể cấp tỉnh 500 0 0 1.000 0 0 1.000 0 0

3 Nâng cấp cơ sở dữ liệu và hệ thống

thông tin nghề cá 500 70 14 1.000 100 10 500 48 9,6

4 Thiết lập hệ thống quản lý tri thức 200 0 0 200 0 0 400 0 0

Tổng cộng 2.200 210 9,55 4.200 310 7,38 3.400 101 2,97

Về nâng cấp cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin nghề cá, PCU, Trung tâm thông tin thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai thực hiện cài đặt phần mền chạy thử tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa, hiện chỉ mới đang trong thời gian chạy thử. Qua nghiên cứu cho thấy, đối với hợp phần A1 thực hiện Quy hoạch không gian ven bờ, đây là một cách tiếp cận mới, do đó trong thời gian qua cán bộ thực hiện và thành viên tổ ISP cấp tỉnh huyện xã còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Hiện nay, có một số quy hoạch đã được triển khai liên quan đến ISP của tỉnh. Tuy nhiên một thực tế chung là tất cả các quy hoạch đều không có bản đồ chi tiết về quy hoạch từng ngành cụ thể mà chỉ những báo cáo số liệu dẫn đến khó khăn trong việc xác định mâu thuẫn, vùng chồng lấn giữa các quy hoạch không gian trong tương lai cho toàn vùng, mâu thuẫn giữa hiện trạng khai thác và quy hoạch của từng ngành.

Đối với tiểu hợp phần A3, nâng cấp cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin nghề cá. Đến nay mới chỉ giải ngân được 218 triệu đồng tương ứng 17%. Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân là do PCU triển khai chậm dẫn đến tỉnh Thanh Hóa triển khai chậm theo. Thứ hai, trước khi việc nâng cấp cơ sở dữ liệu nghề cá chính thức đi vào hoạt động PPMU Thanh Hóa hiện tại chưa nhận được một hướng dẫn cụ thể nào cho việc thu thập số liệu chuẩn bị cho việc cập nhật dữ liệu dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

4.1.3.2.Thực trạng giải ngân Hợp phần B: Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững

Hợp phần B gồm có 5 tiểu hợp phần, bao gồm: Nâng cấp ATSH tại các vùng nuôi được lựa chọn; Nâng cao chất lượng giống (sử dụng con giống sạch bệnh SPF); Tăng cường hệ thống thú y thủy sản (AAHM); Đa dạng hóa NTTS; Giám sát chất lượng nước. Đến nay hợp phần B có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn tương đối khả quan, đạt 64,13% so với phân bổ vốn ban đầu. Qua bảng 4.4 ta thấy, Năm 2014 hợp phần B thực hiện giải ngân được 29.750 triệu đồng tương ứng 64,39% so với kế hoạch. Trong đó, tiểu hợp phần nâng cấp ATSH tại các vùng nuôi được lựa chọn giải ngân được 12.000 triệu đồng tương ứng 60%; tiểu hợp phần đa dạng hóa NTTS giải ngân được 16.000 triệu đồng tương ứng 80%. Đây là các tiểu hợp phần có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt khá. Bên cạnh đó, các

tiểu hợp phần nâng cao chất lượng con giống và tăng cường hệ thống thú y thủy sản giải ngân được tương ứng 25% và 22,5% so với kế hoạch đề ra; tiểu hợp phần giám sát chất lượng nước giải ngân được 800 triệu đồng tương ứng 40%. Năm 2015, cả hợp phần giải ngân được 34.124/47.200 triệu đồng tương ứng 72,30% so với kế hoạch. Năm 2016 thực hiện giải ngân được 17.130/30.200 triệu đồng tương ứng 56,72% so với kế hoạch. Qua bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ giải ngân của dự án năm 2014 tăng so với năm 2015 nhưng đến năm 2016 tỷ lệ giải ngân lại giảm đáng kể.

Trong đó, tiểu hợp phần B1: Nâng cấp ATSH tại các vùng nuôi được lựa chọn có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn cao nhất, đạt 74,19%. Tiến độ giải ngân nguồn vốn hợp phần B1 đạt được kết quả cao là do quá trình triển khai dự án được sự đồng thuận cao của người dân. Kết quả thể hiện qua bảng 4.5. Đến nay, tiểu hợp phần B1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 06 công trình Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi an toàn sinh học tại các xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa; xã Quảng Khê, Quảng Chính, huyện Quảng Xương; xã Nga Tân, xã Nga Thuỷ thuộc huyện Nga Sơn; xã Xuân Lộc – Hậu Lộc đạt tốc độ phát triển bình quân 173,21%/năm. Hiện nay, chỉ còn 2 công trình Nâng cấp CSHT công phục vụ đa dạng hóa NTTS xã Hoằng Lưu và xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa đã cơ bản hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng. Tiến độ giải ngân các công trình xây dựng của hợp phần B là tương đối tốt. (Bảng 4.6). Tổ chức 6 hội nghị nâng cao năng lực cho tổ cộng đồng, qua ba năm đạt 100%; Xây dựng và lắp đặt 6 pano đặt tại 6 vùng GAP của dự án với tốc độ phát triển bình quân 173,21%/năm. Xây dựng 6 mô hình trình diễn, 6 hội nghị lựa chọn hộ tham gia mô hình; Tổ chức 6 lớp đào tạo Đào tạo cán bộ khuyến nông và nông dân về GAP/BMP cho các xã dự án và vùng nuôi thuỷ sản tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)