Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 101)

a) Năng lực của cán bộ

Để đánh giá về bộ máy quản lý tài chính của Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ theo mẫu đã chọn. Kết quả điều tra cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng về cơ cấu bộ máy quản lý tài chínhcủa dự án và số lượng thành viên là hợp lý (Bảng 4.20).

Bảng 4.20. Đánh giá về bộ máy quản lý tài chính dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa

TT Chỉ tiêu đánh giá Số ý kiến (n=22) Tỷ lệ 1 Về cơ cấu bộ máy

1.1 Hợp lý 20 90,91

1.2 Chưa hợp lý 2 9,09

2. Về số lượng

Hợp lý 20 90,91

Chưa hợp lý 2 9,09

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua tìm hiểu được biết nhìn chung cán bộ tại các địa phương thực hiện dự án vẫn còn thiếu về số lượng, chất lượng cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở cấp xã, nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm trong quản lý chi phí dẫn đến còn sai sót trong việc kiểm định hồ sơ đấu thầu, kiểm tra, giám sát nhà thầu…Năng lực của cán bộ quản lý và thực hiện dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về năng lực quản lý và thực hiện dự án các cấp bao gồm 22 cán bộ và 90 người dân cho thấy, có 17 cán bộ và 70 người hưởng lợi tương ứng với 77,27% và 77,77% số ý kiến cho rằng năng lực quản lý thực hiện chưa tốt ở cấp trung ương và cấp địa phương. (Bảng 4.21).

Bảng 4.21. Kết quả đánh giá năng lực của cán bộ thực hiện dự án TT Chỉ tiêu Tổng số ý kiến Không đồng ý Tạm chấp nhận được Đồng ý Cán bộ tự đánh giá

1.1 Năng lực quản lý thực hiện chưa

tốt ở cấp Trung ương 22 5 5 12

Tỷ lệ 22,72 22,72 54,54

1.2 Năng lực quản lý thực hiện chưa

tốt ở cấp địa phương 22 5 3 14

Tỷ lệ 22,72 13,64 63,64

Người hưởng lợi đánh giá

2.1 Năng lực quản lý thực hiện chưa

tốt ở cấp Trung ương 90 20 45 25

Tỷ lệ 22,22 50 27,78

2.2 Năng lực quản lý thực hiện chưa

tốt ở cấp địa phương 90 20 20 50

Tỷ lệ 22,22 22,22 55,56

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) b) Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức

Sự phối hợp của các tổ chức trong thực hiện dự án từ cấp tỉnh đến huyện, xã trong thực hiện dự án có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện cũng như giải ngân dự án. Khi có sự phối hợp tốt giữa các tổ chức, các cấp dự án sẽ triển khai thuận lợi, tiến độ thực hiện dự án đạt tốt dẫn đến nguồn vốn giải ngân đạt tỷ lệ cao và ngược lại. Để có thể đánh giá được sự phối hợp giữa các tổ chức, các cấp trong thực hiện dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi tiến hành điều tra thu thập ý kiến của các cán bộ và người hưởng lợi. Kết quả cho thấy: Đã có sự phối hợp trong công việc triển khai dự án giữa các tổ chức từ cấp tỉnh, huyện, xã. Không có ý kiến nào cho rằng chưa có sự phối hợp. Tuy nhiên, khi được hỏi các cán bộ trả lời sự phối hợp tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ cao (chiếm 81,81%), chỉ có 18,19% số ý

kiến cho rằng có sự phối hợp nhưng chưa tốt. Bên cạnh đó, tỷ lệ người hưởng lợi được hỏi cho rằng có sự phối hợp nhưng chưa tốt chiếm tỷ lệ cao hơn (38,89%). Như vậy, mặc dù đã có sự phối hợp giữa các tổ chức, các cấp trong thực hiện dự án nhưng sự phối hợp vẫn còn chưa thật sự tốt (Bảng 4.22).

Bảng 4.22. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức các cấp trong thực hiện dự án

TT Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Cán bộ tự đánh giá (n=22)

1 Phối hợp rất tốt 8 36,36

2 Phối hợp tốt 10 45,45

3 Có sự phối hợp nhưng chưa tốt 4 18,19

4 Chưa có sự phối hợp 0

Người hưởng lợi đánh giá (n=90)

1 Phối hợp rất tốt 10 11,11

2 Phối hợp tốt 45 50

3 Có sự phối hợp nhưng chưa tốt 35 38,89

4 Chưa có sự phối hợp 0 0

Nguồn: Kết quả điều tra (2017) 4.2.3. Các nhân tố khác

4.2.3.1. Điều kiện thời tiết

Điều kiện về thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của công trình đặc biệt là với các công trình thuộc tiểu hợp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá. Đây đều là các công trình ven biển có những đặc thù riêng. Với đặc thù xây dựng ven biển, các công trình thường gặp một số khó khăn nhất định. Điển hình như nâng cấp công trình cảng cá Hoằng Phụ, cảng cá Hải Châu. Lượng nước xung quanh công trình lớn bao gồm lượng nước thấm từ đất, bờ sông vào các công trình, lượng nước mưa nhiều, nước do ngập lụt… gây khó khăn cho việc xây dựng, hoàn thiện công trình cũng như ảnh đến nội thất, các kết cấu bên trong công trình trong thời gian sử dụng. Hơn nữa, với đặc điểm thời tiết của tỉnh Thanh Hóa là tỉnh ven biển mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm không khí cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn khiến các công trình ven biển và các vùng nước mặn có sự giãn nở thường xuyên, dễ xuất hiện

những khe nứt sau một thời gian hoạt động. Chính những khó khăn này khiến việc thi công các công trình ven biển có thời gian dài và cần phải sử dụng đến cá biện pháp thi công khó, mang tính đặc thù. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình giải ngân nguồn vốn dự án trong thời gian qua.

4.2.3.2. Sự hiểu biết của người dân về dự án

Người dân là đối tượng hưởng lợi chính của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, một số bộ phận người dân còn chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án dẫn đến việc triển khai các nội dung của dự án đôi lúc còn gặp một số khó khăn nhất định. Có thể nói, sự hiểu biết của người dân là một yếu tố quan trọng trong thực hiện dự án từ đó ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn của dự án. Khi hiểu biết của người dân nói chung cũng như hiểu biết về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của dự án được nâng lên thì việc triển khai dự án được thuận lợi, tiến độ giải ngân của dự án từ đó cũng được đẩy nhanh. Qua tìm hiểu quá trình thực hiện dự án, hiện tại ban quản lý dự án Thanh Hoá đã thực hiện triển khai các hoạt động của tất cả 8 vùng nuôi trong đó có 06 vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn sinh học với 2 vụ nuôi/năm, tổng diện tích là: 643 ha (6,9% nuôi tôm thẻ chân trắng, 93,1% nuôi tôm sú). Số hộ hưởng lợi trực tiếp là 271 hộ và 119 hộ được hưởng lợi gián tiếp. Chính điều này đã giúp nâng cao nhận thức của người dân từ đó quá trình triển khai sẽ được thuận lợi. Tại vùng nuôi các tổ cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản được thành lập và các quy chế hoạt động của tổ đã được 100% các hộ dân trong vùng nuôi thông qua; tổng số thành viên tham gia 271 người “GAP1- Nga Tân: 1 tổ (63 người), GAP2- Nga Thuỷ: 1 tổ (50 người), GAP3- Xuân Lộc: 1 tổ (25 người), GAP4- Hoằng Phong thành lập các tổ cộng đồng trên cơ sở tổ chức Hợp tác xã NTTS (49 người), GAP5- Quảng Chính: 1 tổ (46 người) và GAP6- Quảng Khê: 1 tổ (38 người). Tại các vùng hướng tới áp dụng VietGAP này đều đã được xây dựng hệ thống loa truyền thanh phục vụ cho hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng nông dân.

Ngoài ra, qua nhiều cuộc hội nghị về an toàn sinh học tại các vùng nuôi, Ban quản lý dự án tỉnh Thanh Hoá đã tuyên truyền về tầm quan trọng của việc lựa chọn và sử dụng con giống sạch bệnh. Bà con nông dân đa số đã hiểu được tầm quan trọng của con giống sạch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Các cán bộ kỹ thuật của dự án Thanh Hoá tiếp tục hướng dẫn cho bà con nông dân cử người đại diện của tổ đi đến các trại giống bắt mẫu xét nghiệm, lựa chọn được con giống

sạch bệnh cho tổ của mình. Ngoài ra còn tổ chức các buổi tọa đàm tại tổ cộng đồng về con giống sạch bệnh, làm cầu nối giữa nông dân với các trại giống có uy tín, chất lượng. Qua đó, nhận thức của người dân cũng đã được nâng cao. Bên cạnh đó sự nỗ lực của cán bộ và các cơ quan phối hợp không ngừng nâng cao trình độ, kinh nghiệm. Bước đầu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dân trực tiếp nuôi trồng thuỷ sản, nông dân được hưởng lợi đã có nhận thức cao hơn, 6 tổ cộng đồng nuôi GAP đã đi vào hoạt động có hiệu quả và bài bản hơn, vì vậy những năm tiếp theo của dự án sẽ triển khai thuận lợi và sẽ hoàn thành mục tiêu giải ngân của dự án.

Việc áp dụng VietGAP vào trong sản xuất NTTS bước đầu đã dần dần thay đổi được thói quen sản xuất riêng lẻ, tự phát của bà con nông dân. Dự án đã tổ chức được các tổ cộng đồng để cùng lên kế hoạch sản xuất cho bà con nông dân, và sự thành công của các mô hình trình diễn đã góp phần vào sự tin tưởng của bà con nông dân đối với VietGAP. Tuy nhiên khi triển khai việc áp dụng VietGAP trong sản xuất nuôi tôm cũng gặp không ít khó khăn như: Hình thức nuôi còn manh mún, nhận thức về VietGAP đã được cải tiến nhưng áp dụng còn chậm. Trình độ người dân còn thấp nên việc cập nhật số liệu vào sổ ghi chép nhật ký vụ nuôi còn chậm.

Ngoài ra, sự hiểu biết của người dân còn thể hiện trong quá trình nuôi trồng thủy sản, quá trình bảo vệ môi trường trong nuôi trồng. Theo kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở TN&MT Thanh Hoá. Được sự hướng dẫn của ban quản lý dự án tỉnh Thanh Hóa 100% hộ nuôi tôm chân trắng thực hiện nghiêm túc việc xử lý bùn thải. Ban quản lý dự án tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chuyến thăm quan học hỏi cho các hộ nuôi tôm vào vùng GAP tại các vùng dự án và các tỉnh lân cận, qua chuyến đi, các hộ đã ý thức được tầm quan trọng của việc phải xử lý chất thải rắn là như thế nào. Nhóm hộ nuôi tôm sú QCCT có 22 hộ được theo dõi, thì có tới 13 hộ có xử lý chất thải rắn, bùn thải chiếm 59%. Phương pháp các hộ áp dụng xử lý bùn thải là đưa bùn lên bờ, bón vôi, sau đó để khô, trồng cây (cây thuốc lào). Trong thời gian tới, ban quản lý dự án tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường tuyên truyền, vận động bà con nhân dân về các lợi ích khi tham gia dự án. Vận động người dân sản xuất theo các kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần cho người dân thấy được các lợi ích cụ thể để nhận được sự đồng thuận hưởng ứng từ đó quá trình thực hiện dự án sẽ thuận lợi, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án.

4.3.GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN DỰ ÁN

4.3.1. Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh tiến độ giải ngân

a) Định hướng trong thời gian tới

- Tiếp tục xây dựng, củng cố và vận hành hệ thống quản lý tài chính và kế toán phù hợp với mô hình tổ chức quản lý thực hiện của Dự án. Tổ chức một hệ thống kế toán và quản lý tài chính theo hướng phân cấp mạnh, nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý chung toàn bộ hoạt động của hệ thống một cách phù hợp và hiệu quả. Quản lý hoạt động của hệ thống quản lý tài chính trong khuôn khổ các thủ tục giải ngân và chế độ kế toán hiện hành theo quy định của Chính phủ và NHTG.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý dự án, tiến độ giải ngân của dự án thông qua hệ thống báo cáo;

- Áp dụng cơ chế kiểm soát tài chính nội bộ, tiến hành kiểm toán nội bộ và độc lập một cách chặt chẽ, đặc biệt trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc giải ngân sử dụng các nguồn vốn dự án, kể cả trách nhiệm giải trình cho người hưởng lợi tham gia Dự án;

b) Mục tiêu cụ thể

Căn cứ trên số vốn phân bổ đầu kỳ và số vốn còn lại của dự án đến năm 2016. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch giải ngân với mục tiêu cụ thể đối với các hợp phần của dự án như sau:

Bảng 4.23. Mục tiêu giải ngân nguồn vốn dự án đến năm 2018

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng vốn phân bổ đầu kỳ Lũy kế giải ngân đến 31/12/2016 Số vốn còn lại

Kế hoạch giải ngân Năm 2017 Năm 2018 Hợp phần A 7.938 621 7.317 3.378 3.939 Hợp phần B 116.382 84.903 31.479 15.700 15.779 Hợp phần C 124.026 76.720 47.306 21.200 26.106 Hợp phần D 18.753 11.094 7.659 3.500 4.159 Tổng cộng 267.099 173.339 93.760 43.778 49.982

4.3.2. Giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân dự án

4.3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý, các thể chế chính sách

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao hiệu quả giải ngân vốn dự án CRSD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính và các Sở, cơ quan liên quan

- Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung hoặc bãi bỏ quy định trái với các quy định pháp luật về đầu tư công, xây dựng, ngân sách nhà nước (NSNN) và các văn bản pháp luật liên quan.

- Rà soát các Luật: Đầu tư công, Ngân sách nhà nước, Xây dựng và các Luật liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng, đầu tư công, NSNN và các văn bản pháp luật liên quan theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn về đầu tư công; trong đó cần ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Hoàn thiện dự thảo Quy định về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình UBND tỉnh ban hành.

- Chủ trì, phối hợp với sở Tư pháp và các sở, cơ quan liên quan rà soát Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật liên quan, đề xuất báo cáo UBND tỉnh.

c) Sở Tài chính

Tiếp tục rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về kiểm soát chi và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN, vốn ODA theo hướng đơn giản hóa các thủ tục và phù hợp với các quy định của pháp luật, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

d) Sở Xây dựng

- Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, thực hiện phân cấp mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)