Dân số, lao động, việc làm tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 50)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15

I. Tổng số nhân khẩu (nghìn người) 3.496,1 100 3.514,2 100 3.527,9 100 100,5 100,4

1.Khẩu NN 2.577,2 73,7 2.265,4 64,5 2.039,9 57,8 87,9 90

2. Khẩu phi NN 918,9 26,3 1248,8 35,5 1.488 42,2 135,9 119,1

II. Tổng số hộ (hộ) 780.585 100 793.129 100 795.783 100 101,6 100,3

1.Hộ NN 505.325 64,7 462.331 58,3 424.986 53,4 91,5 92

2. Hộ phi NN 275.260 35,3 330.798 41,7 370.797 46,6 120,2 112,1

III. Tổng số lao động (nghìn người) 2.206 100 2.199,8 100 2.204,9 100 99,7 100,2

1.Lao động NN 1.110 50,3 1.033,9 47 992,2 45 93,1 96

2. Lao động phi NN 1.096 49,7 1.166,9 53 1.212,7 55 106,5 103,9

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Nhân khẩu/hộ 4,5 4,4 4,4 97,8 100

2. Nhân khẩu/lao động 1,58 1,59 1,6 100,6 100,6

3.LĐNN/hộ NN 2,2 2,2 2,3 100 104,5

4. Nhân khẩu NN/hộ NN 5,1 4,9 4,8 96 98

3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, mặc dù là một nền kinh tế thuần nông, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhằm phát huy thế mạnh là sản xuất nông nghiệp và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh đã có chủ trương chính sách là: Tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Quản lý khai thác sử dụng tốt tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực khác để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tạo một số đột phá quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch dịch vụ, sản xuất sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Với chủ trương đó, địa phương đã chú trọng phát triển đồng bộ các ngành sản xuất, trong nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; phòng chống hạn, nhiễm mặn, cháy rừng; tăng cường quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đăng ký, đăng kiểm tàu cá; đẩy mạnh xây dựng huyện, xã nông thôn mới; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách phát triển nông, lâm, thủy sản. Trong lĩnh vực dịch vụ tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bán hàng đa cấp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch; phát triển thương mại gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; chấn chỉnh hoạt động thu phí và nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh chợ; tăng cường quản lý siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh xăng dầu; chỉ đạo tổ chức thành công các hội chợ thương mại trên địa bàn.

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn năm 2016 so với năm 2014 tăng lên 33.076 triệu đồng tương ứng với 23,3% . Trong đó gía trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 so với năm 2014 tăng là 1.610 triệu đồng tương ứng với 6,6%, giá trị sản xuất ngành phi nông nghiệp năm 2016 so với năm 2014 tăng là 24.948 triệu đồng tương ứng với 30,7%, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2016 so với năm 2014 tăng là 6.528 triệu đồng tương ứng với 17,9%.

Bảng 3. 3. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 2015/2014 2016/2015 Tổng giá trị sản xuất 142.173.000 100 156.459.000 100 175.249.000 100 110 112 I. Ngành nông nghiệp 24.358.000 17,1 25.064.000 16 25.968.000 14,8 102 103 1. Trồng trọt – Chăn nuôi 19.173.000 13,5 19.280.000 12,3 19.748.000 11,2 100,6 102,4 2. Thủy sản 4.060.000 2,8 4.557.000 2,9 4.685.700 2,7 112,2 102,8 3. Lâm nghiệp 1.125.000 0,8 1.227.000 0,8 1.534.300 0,9 109,1 125

II. Ngành phi nông nghiệp 81.344.000 57,2 92.429.000 59 106.292.000 60,7 113 115

1. Công nghiệp 40.357.000 28,4 44.542.000 28,5 49.146.000 28 110,3 110,3

2. Tiểu thủ công nghiệp 10.403.000 7,3 11.698.000 7,5 14.443.000 8,2 112,4 123,5

3. Xây dựng cơ bản 30.584.000 21,5 36.189.000 23 42.703.000 24,5 118,3 118

III. Ngành thương mại dịch vụ 36.471.000 25,7 38.966.000 25 42.999.000 24,5 106,8 110,3 IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/nhân khẩu (tr.đ/khẩu) 40,7 44,5 49,7 109,3 111,7

2. GTSX/LĐ (tr.đ/LĐ) 64,4 71,1 79,5 110,4 111,8

3. GTSXNN/nhân khẩu (tr.đ/khẩu) 6,96 7,13 7,36 102,4 103,2

4. GTSXNN/LĐ NN (tr.đ/LĐ) 21,9 24,2 26,2 110,5 108,3

3.1.6. Giới thiệu tổng quan dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) vững (CRSD)

Dự án CRSD là dự án được thực hiện thông qua nguồn vốn vay của Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế. Ngân hàng Thế giới sẽ cung cấp một khoản tín dụng bằng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) tương đương 100 triệu USD từ nguồn vốn vay đầu tư theo ngành (SIL) để tài trợ cho Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

Mục tiêu tổng thể của dự án là cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam. Mục tiêu tổng thể sẽ đạt được thông qua: (a) tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi; (b) thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và (c) thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mục tiêu phát triển của Dự án là nhằm tăng cường quản lý bền vững nghề cá ven biển tại các tỉnh tham gia Dự án.

Dự án gồm có các Hợp phần sau:

Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững: 1. Quy hoạch tổng hợp liên ngành khu vực ven biển: cung cấp hỗ trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh dự án để thực hiện quy hoạch không gian tổng hợp và đánh giá môi trường chiến lược tại các tỉnh dự án.

2. Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam: cung cấp hỗ trợ để xem xét và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, trong đó bao gồm các hỗ trợ như: (a) cung cấp thông tin bổ sung và kết nối với các cơ sở dữ liệu nghề cá khác thuộc Bộ; (b) xây dựng một hệ thống quản lý tri thức; (c) cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết; và (d) phát triển nguồn nhân lực.

3. Tiến hành nghiên cứu chính sách đã lựa chọn: cung cấp hỗ trợ để tiến hành nghiên cứu chính sách đã lựa chọn nhằm góp phần xây dựng Kế hoạch tổng thể ngành thuỷ sản tới năm 2020.

Hợp phần B: Các thực hành tốt cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững

1.Tăng cường quản lý an toàn sinh học: cung cấp hỗ trợ nhằm tăng cường quản lý an toàn sinh học, trong đó bao gồm: (a) nâng cấp các hạng mục cơ sở hạ tầng nông thôn tại các khu vực (cộng đồng) nuôi trồng thuỷ sản quan trọng được

lựa chọn; (b) cung cấp tập huấn kỹ thuật về áp dụng các thực hành nuôi tốt (GAP) cho người nuôi, bao gồm việc xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất áp dụng GAP; (c) cung cấp trang, thiết bị kỹ thuật, tập huấn, và kinh phí hoạt động cho các trung tâm khuyến ngư tỉnh/huyện được lựa chọn và các Chi cục thú y/Nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho việc chẩn đoán, giám sát, báo cáo sớm về dịch bệnh và dập dịch; và (d) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho chứng nhận GAP, nâng cao năng lực và giám sát kỹ thuật; và (e) đa dạng hoá các hệ thống sản xuất và các đối tượng nuôi.

2. Tăng cường quản lý chất lượng con giống: cung cấp hỗ trợ nhằm tăng cường quản lý chất lượng con giống, trong đó bao gồm: (a) nâng cấp cơ sở hạ tầng công ích cho an toàn sinh học tại các khu vực sản xuất giống được lựa chọn; (b) áp dụng và thực hiện một chương trình chuẩn hoá sản xuất giống; (c) các nghiên cứu về quy hoạch sản xuất giống; (d) xây dựng các khu vực sản xuất tôm giống tập trung và an toàn sinh học mà chỉ sử dụng đàn giống bố mẹ sạch bệnh (SPF) và đã được thuần hoá; và (e) hỗ trợ các viện nghiên cứu thuộc Bộ NN & PTNT tiến hành một chương trình nghiên cứu ban đầu về gia hoá và nâng cao chất lượng con giống.

3. Tăng cường quản lý môi trường: cung cấp hỗ trợ nhằm tăng cường quản lý môi trường, trong đó bao gồm: (a) tăng cường năng lực cho Sở TN & MT các tỉnh dự án thông qua việc cung cấp thêm các trang, thiết bị kỹ thuật và tập huấn và tài trợ kinh phí hoạt động để Sở có thể thực hiện các chương trình theo dõi chất lượng nước trên cơ sở quản lý rủi ro một cách thường xuyên; và (b) phổ biến các thông tin, dữ liệu và kết quả của các hoạt động theo dõi cho các cơ quan chức năng và người dân địa phương.

Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thuỷ sản ven bờ

1. Đồng quản lý khai thác thuỷ sản gần bờ: cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan chức năng và các cộng đồng ngư dân tại các huyện và xã đã lựa chọn nhằm thực hiện đồng quản lý khai thác thuỷ sản gần bờ, trong đó bao gồm: (a) cung cấp hỗ trợ cho các cộng đồng ngư dân địa phương chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch đồng quản lý; (b) tăng cường năng lực các hệ thống theo dõi, kiểm soát và giám sát của trung ương (Bộ NN & PTNT) và các tỉnh; và (c) cung cấp hỗ trợ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng đã lựa chọn phục vụ cho người dân tộc thiểu số và/hoặc các cộng đồng ngư dân nghèo tại địa phương để cải thiện sinh kế.

2. Cải tạo các cảng cá và bến cá: cung cấp hỗ trợ nhằm cải thiện các điều kiện đảm bảo vệ sinh và nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cảng cá và bến cá được lựa chọn, trong đó bao gồm: (a) cải tạo và/hoặc nâng cấp các cảng cá và bến cá; và (b) tập huấn, nâng cao năng lực và xây dựng các kế hoạch quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hạng mục được cải tạo/nâng cấp.

Hợp phần D: Quản lý , Theo dõi và Đánh giá Dự án

1. Quản lý Dự án: cung cấp hỗ trợ cho Ban Quản lý Dự án trung ương (PCU), Ban Quản lý dự án các tỉnh (PPMUs) và các cơ quan thực hiện khác để quản lý, thực hiện và giám sát Dự án một cách hiệu quả.

2. Theo dõi và Đánh giá: cung cấp hỗ trợ nhằm xây dựng và thực hiện một hệ thống theo dõi và đánh giá một cách hiệu quả.

Dự án sẽ được thực hiện tại 8 tỉnh gồm: Cà Mau và Sóc Trăng (nhóm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long); Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định (nhóm các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ); và Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá (nhóm các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ).

Thời gian triển khai dự án tại Thanh Hóa từ 2012 – 2018.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa làm địa bàn nghiên cứu vì đây là những địa bàn trọng điểm trong đầu tư của dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình KTXH của các huyện nghiên cứu điểm và tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp cụ thể như sau:

Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 90 hộ dân được hưởng lợi từ dự án tại các huyện chọn điểm nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)