Đối với hoạt động kiểm tra, giám sát giải ngân hiện nay có hai hình thức bao gồm: Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
a) Mục đích của kiểm toán nội bộ
Với tính chất phân cấp mạnh của dự án, đồng thời dự án lại được thực hiện trên diện rộng rất khó quản lý (8 tỉnh), việc kiểm toán nội bộ ở các cấp khác nhau là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và đúng đắn trong quản lý tài chính và sử dụng các nguồn vốn của dự án.
b) Tính chất của kiểm toán nội bộ
Việc kiểm toán nội bộ là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và đúng đắn trong quản lý tài chính và sử dụng các nguồn vốn của dự án. Kiểm toán nội bộ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót có thể có trong quá trình thực hiện dự án, chịu trách nhiệm rà soát: (i) Hệ thống đấu thầu, mua sắm; (ii) Hệ thống quản lý tài chính và kế toán; (iii) Hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, quản trị nội bộ và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các hệ thống trên.
c) Về tổng thể Kiểm toán viên nội bộ sẽ:
- Cùng với PPMU thực hiện việc rà soát, phát triển và áp dụng các hệ thống nêu trên một cách hiệu quả;
- Đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện các hệ thống nêu trên và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị này.
Các hệ thống được rà soát nhằm đảm bảo:
- Tuân thủ chặt chẽ các chính sách của NHTG, Luật và các quy định trong nước có liên quan;
- Đảm bảo các hoạt động nghiệp vụ của BQLDA được thực hiện một cách hợp lý, hiệu quả và kinh tế, phù hợp với các mục tiêu của dự án;
- Đảm bảo các tài sản của BQLDA được bảo vệ an toàn, được quản lý và sử dụng hiệu quả;
- Kịp thời chuẩn bị các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của NHTG, của cơ quan chủ quản và lãnh đạo BQLDA.
- Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ: Một bộ phận chuyên trách về kiểm toán nội bộ sẽ được chủ đầu tư thành lập và quản lý có nhiệm vụ kiểm toán công tác quản lý tài chính trong nội bộ dự án. Đồng thời bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán nội bộ các dự án khác do chủ đầu tư thực hiện.
- Nhân sự cho kiểm toán nội bộ: Tổ chức này do Chủ đầu tư chỉ định trên cơ sở đề xuất của BQLDA. Cơ quan cung cấp nhân sự có thể từ APMB, Sở Tài chính hoặc Thanh tra tỉnh/thành phố có Tiểu dự án.
- Trong giai đoạn đầu, Dự án dự kiến sẽ tuyển dụng các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước để hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi công việc này ở các cấp. Sau đó, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính/Thanh tra tỉnh sẽ tự đảm nhiệm công việc này.
- Công tác kiểm toán nội bộ sẽ được tiến hành 6 tháng một lần (dự kiến thực hiện trong thời gian 3 tháng sau ngày kết thúc các quý được kiểm toán). Trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc đợt kiểm toán, các đơn vị kiểm toán nội bộ phải nộp báo cáo kiểm toán nội bộ cho cơ quan chủ quản và NHTG. PCU có 1 báo cáo riêng và PPMU mỗi tỉnh/thành phố sẽ có 1 báo cáo công tác kiểm toán nội bộ của mình. Dự án CRSD sẽ có hợp phần tăng cường năng lực cho các PPMU, trong đó có tổ chức, hướng dẫn các cán bộ thực hiện kiểm toán nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế cho dự án CRSD và nhân rộng ra cho các dự án do NHTG tài trợ trên địa bàn Tỉnh và cho toàn bộ các dự án trong Tỉnh. Bên cạnh đó, chức năng kiểm toán nội bộ có thể dựa trên kết quả kiểm soát chi của KBNN và quy trình quyết toán dự án ODA với Sở Tài chính các Tỉnh.
Đối với Kiểm toán độc lập
a) Mục đích của kiểm toán độc lập
- Kiểm tra độc lập tình hình tài chính của dự án vào cuối năm tài chính, tình hình giải ngân và thanh toán, chi tiêu từ các nguồn vốn, ý kiến về các báo cáo chi tiêu, báo cáo thực hiện cũng như báo cáo về các tài khoản chỉ định của dự án.
- Kiểm tra độc lập tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính của dự án cho năm tài chính về các mặt quản lý tài chính, quản lý tài sản, trang thiết bị của dự án theo cam kết giữa NHTG và Chính phủ Việt Nam;
- Kiểm tra tính tuân thủ của công tác quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu dự án so với quy trình, thủ tục do NHTG và Chính phủ Việt Nam thống nhất áp dụng trong khuôn khổ dự án.
- Xác định các lĩnh vực cần tập trung vào giải quyết các vấn đề quản lý tài chính, mua sắm đấu thầu và điều chỉnh các thủ tục.
b) Phạm vi của kiểm toán độc lập
- Kiểm toán độc lập sẽ xem xét các Báo cáo Tài chính dự án bao gồm các tài khoản chỉ định ở cấp Trung ương, các Sao kê Chi tiêu (SOE) và các tài liệu kèm theo khác, TKCĐ của từng thành phố.
- Kiểm toán độc lập sẽ do một công ty kiểm toán quốc tế độc lập được NHTG chấp thuận tiến hành theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Nguồn vốn thuê kiểm toán độc lập được NHTG tài trợ 100%.
- Kiểm toán độc lập sẽ xem xét một số vấn đề sau:
Các báo cáo tài chính có được chuẩn bị theo các chuẩn mực kế toán hiện hành nhằm đáp ứng yêu cầu báo cáo của NHTG, và có được áp dụng một cách nhất quán không; Nguồn vốn được sử dụng theo hiệp định tài trợ có được sử dụng theo đúng các thỏa thuận liên quan, có chú ý đến tính kinh tế, tính hiệu quả và chỉ phục vụ cho các mục đích đã xác định hay không; Vốn đối ứng có được sử dụng theo đúng hiệp định tài trợ liên quan, có chú ý đến tính kinh tế, tính hiệu quả và chỉ phục vụ cho các mục đích đã xác định hay không;
Hàng hóa và dịch vụ được tài trợ có được mua theo đúng các thỏa thuận phù hợp hay không; Tất cả các tài liệu và ghi chép kèm theo cần thiết của dự án có được lưu giữ và có mối liên hệ rõ ràng về mặt kiểm toán giữa các ghi chép đó với các báo cáo đệ trình cho WB không; và Việc sử dụng tài khoản chỉ định có tuân theo đúng các điều khoản trong Hiệp định tài trợ hay không.
c) Các biểu Báo cáo tài chính năm được kiểm toán
Biểu mẫu cụ thể sẽ được hoàn thiện sau khi PCU ký kết hợp đồng với kiểm toán độc lập và trao đổi, thống nhất nội dung.
d) Thời hạn nộp báo cáo kiểm toán độc lập
Báo cáo kiểm toán độc lập bao gồm báo cáo kiểm toán và thư quản lý phải được trình lên NHTG không muộn hơn 06 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính.
Do tính chất phân cấp của dự án, Báo cáo kiểm toán và thư quản lý sẽ được ban hành cho từng BQLDA, và 1 báo cáo tài chính tổng hợp cho toàn dự án.
d) Cơ quan tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập toàn Dự án
PCU-Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan điều phối Dự án, có nhiệm vụ tuyển chọn, ký hợp đồng, thuê Đơn vị kiểm toán độc lập để thực hiện các công việc theo điều khoản tham chiếu (TOR) được NHTG phê duyệt.
Bảng 4.17. Kết quả thanh tra, kiểm tra về giải ngân dự án
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Số hồ sơ đã kiểm tra HS 20 30 40 150 133,33
Kết quả kiểm
tra
1.Sai phạm về quy trình giải
ngân Tr.đ 50 20 10 150 133,33
2.Sai phạm về tiến độ DA Tr.đ 70 30 20 42,86 66,67
3.Sai phạm khác Tr.đ 10 20 10 40 50,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu của báo cáo thanh tra
Hàng năm, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đều tiến hành kiểm tra hoạt động giải ngân của dự án tại tỉnh Thanh Hóa. Số hồ sơ được kiểm tra đều tăng lên hàng năm từ 20 hồ sơ năm 2014 lên 40 hồ sơ năm 2016. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết các sai phạm xảy ra không nghiêm trọng, số tiền không lớn và BQL dự án tỉnh Thanh Hóa đã điều chỉnh lại các bước trong hoạt động giải ngân đảm bảo đúng quy định của pháp luật và cam kết giữa các bên.