Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu %

I TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1.112.948 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 846.908,51 76,10

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 22,24

1.2 Đất lâm nghiệp 585.592,10 52,62

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung 12.408,47 1,11

1.4 Đất làm muối 304,73 0,03

1.5 Đất nông nghiệp khác 1.076,76 0,10

2 NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 166.251,46 14,94

2.1 Đất ở 52.757,70 4,74

2.2 Đất chuyên dung 73.825,08 6,63

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 186,71 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.435,45 0,49

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dung 33.901,54 3,05

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 145,98 0,01

03 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 99.788,03 8,97 II ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN 3.389,7 100

Năm 2015, toàn tỉnh đã sử dụng 1.013.160 ha chiếm 91,03% diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính. Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp 846.908,51 ha chiếm 76,09% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 ha chiếm 22,24% diện tích đất tự nhiên (đất trồng lúa có 145.667,77 ha); đất lâm nghiệp 585.592,1 ha chiếm 52,61%; đất nuôi trồng thủy sản 12.408,47 ha chiếm 0,11%. Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 166.251,46 ha chiếm 14,93% diện tích đất tự nhiên, trong đó riêng đất ở có 52.757,7 ha chiếm 4,74% và đất chuyên dùng có 73.825,08 ha chiếm 6,63%. Diện tích chưa sử dụng còn tương đối lớn 99.788 ha chiếm 8,97% diện tích tự nhiên , tuy nhiên diện tích đất bằng chưa sử dụng còn không nhiều 11.151,51 ha. Giai đoạn đến năm 2010, nhu cầu về sử dụng đất phi nông nghiệp trong tỉnh dự kiến tăng lên trung bình hàng năm khoảng 2.000 ha do vậy quỹ đất dự trữ thực tế không còn nhiều. Bên cạnh việc điều chuyển mục đích sử dụng đất, cần bố trí sử dụng đất hợp lý đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội bền vững.

3.1.3. Tài nguyên biển

Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản: vùng biển Thanh Hóa có đầy đủ chủng loại, thành phần các loài cá trong Vịnh Bắc Bộ với hơn 120 loài thuộc 82 giống, 58 họ, trong đó có 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy, tôm biển12 loài với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cá mú,…). Hiện tại trữ lượng hải sản đang có xu hướng giảm dần, tổng trữ lượng còn khoảng 140– 165 nghìn tấn, khả năng cho khai thác hàng năm 60- 70 nghìn tấn trong đó cá nổi chiếm 60% và cá đáy chiếm 40%. Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương. Diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ hiện có hơn 8.000 ha, khai thác tổ chức nuôi có thể đạt 40- 50 nghìn tấn năm. Dọc vùng nước ven bờ và tại các đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,…) có hơn 5.000 ha mặt nước mặn có thể nuôi biển, nuôi thủy sản lồng bè các loài hải sản có giá trị kinh tế cao (cá song, cá mú, tôm hùm,…).

3.1.4. Dân cư và nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông với diện tích 11.129,5 km2 có dân số hơn 3,5 triệu người đông thứ ba cả nước chỉ đứng sau TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phân bố dân số tương đối đồng đều, tuy nhiên tỷ lệ giới tính

nữ còn chiếm tỷ lệ cao, nên sẽ ảnh hưởng đến vấn đề lao động và việc làm trong tỉnh. Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số có giảm, nhưng tốc độ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác kế hoạch hoá gia đình, nhưng người dân vẫn chưa có ý thức giảm tỷ lệ sinh, đặc biệt là sinh con thứ 3 vẫn còn nhiều. Dân số trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động chính của địa phương khá đông, tương đối trẻ, có trình độ văn hóa và được bổ sung hàng năm. Nếu tỉnh có chính sách đào tạo tốt, đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cuả tỉnh trong tương lai. Năm 2014 là 3.496,1 nghìn người sang năm 2015 là 3.514,2 nghìn người, năm 2016 là 3.527,9 nghìn người. Tỷ lệ dân số/lao động phản ảnh sự gánh chịu của lao động nông thôn đối với xã hội, tỷ lệ này giảm dần năm 2014 là 1,58 lần đến năm 2016 là 1,6 lần. Tuy ba năm gần đây tỷ lệ tăng lao động thấp và hầu như không có biến động lớn, nhưng dân số trong độ tuổi lao động cao, nên cũng gây áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn. Trong tổng số lao động đang làm việc ở một số ngành chủ yếu, thì lao động trong nông nghiệp qua các năm có sự giảm dần. Lao động trong các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ qua các năm đã có sự tăng lên. Vấn đề lao động phân bố trong các ngành kinh tế trên của tỉnh chứng tỏ đang có một số chuyển dịch về cơ cầu lao động theo hướng tích cực, đó là giảm dần trong lĩnh vực Nông nghiệp và tăng dần trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Năm 2014 so với năm 2016, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 50,3% xuống còn 45%; tỷ lệ lao động ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 26% lên 29%; tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 23,7% lên 26%. Lao động ở thành thị hầu hết đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên, lao động ở nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo. Từ 2014 đến 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 47% lên 58% ở mức tương đương cả nước, trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 38%. Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao, đặc biệt là giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên đại học có trình độ trên đại học mới chiếm 64%, giáo viên các trường cao đẳng công lập có trình độ trên đại học chiếm khoảng 36%, ở các trường tư thục tỷ lệ này còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)