Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa làm địa bàn nghiên cứu vì đây là những địa bàn trọng điểm trong đầu tư của dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình KTXH của các huyện nghiên cứu điểm và tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp cụ thể như sau:

Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 90 hộ dân được hưởng lợi từ dự án tại các huyện chọn điểm nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Bảng 3. 4 . Danh sách điều tra các hộ nông dân vùng dự án

TT Địa phương khảo sát Số hộ dân khảo

sát Lý do chọn

Tổng cộng 90

1 Huyện Nga Sơn 30 Đối tượng hưởng lợi

2 Huyện Hậu Lộc 30 Đối tượng hưởng lợi

3 Huyện Hoằng Hóa 30 Đối tượng hưởng lợi

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn các lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện để tìm hiểu các thông tin đối với hoạt động giải ngân dự án. Cụ thể như sau:

Bảng 3. 5. Danh sách điều tra các cán bộ liên quan dự án

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập

Cấp tỉnh 10 người (lãnh đạo và cán bộ

BQL Dự án)

Những đánh giá về tổ chức triển khai thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, kết quả thực hiện) và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác giải ngân vốn dự án.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Phương pháp thu thập số liệu PRA. Cấp huyện 12 người bao gồm: Tại mỗi huyện chọn 01 lãnh đạo huyện và các trưởng phòng chuyên môn. Tại 3 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa.

Nhận định về những khó khăn trong công tác giải ngân vốn dự án trên địa bàn huyện, đề xuất, kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Phương pháp thu thập số liệu PRA.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Phương pháp tổng hợp: - Phương pháp tổng hợp:

Kết hợp các phương pháp lập bảng, phương pháp phân tổ và dãy số song song nhằm tổng hợp các số liệu cần thiết cho nghiên cứu đề tài, khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa từ đó có thể quan sát xu thế biến động của dãy số liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa qua các năm.

- Phương pháp xử lý: Sử dụng phần mềm excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tình hình giải ngân vốn các hợp phần của dự án qua các năm.

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của tiến độ giải ngân qua các năm.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

+ Phương pháp này dùng để so sánh tình hình giải ngân vốn các hợp phần của dự án qua các năm và so sánh thực tế với kế hoạch.

+ Số tuyệt đối: Sử dụng số tuyệt đối biểu hiện quy mô nền KTXH tỉnh Thanh Hóa

+ Số tương đối: Biểu hiện cơ cấu KTXH của tỉnh Thanh Hóa, đánh giá, so sánh số liệu qua các năm.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiêncứu

+ Tổng giá trị sản xuất

+ Một số chỉ tiêu bình quân: GTSX/nhân khẩu GTSX/LĐ GTSXNN/nhân khẩu GTSXNN/LĐ NN

- Hệ thống chỉ tiêu về vốn

+ Tổng vốn phân bổ ban đầu: Là số vốn đầu kỳ của dự án phân bổ + Vốn giải ngân hàng năm: Là số vốn đã thực hiện giải ngân hàng năm.

+ Vốn giải ngân lũy kế hàng năm: Là tổng số vốn đã giải ngân đến thời điểm hiện tại.

+ Tỷ lệ giải ngân vốn = (Thực tế vốn giải ngân/ Kế hoạch giải ngân) x 100% + Vốn đối ứng: là nguồn vốn của chính quyền các cấp, vốn do dân đóng góp. + Giá trị thanh toán/Tổng vốn đầu tư

- Các chỉ tiêu đánh giá của các đối tượng được điều tra: + Đánh giá về bộ máy: Cơ cấu, số lượng, trình độ… + Đánh giá sự phối hợp

+ Đánh giá khó khăn trong hoạt động

+ Đánh giá nguyên nhân chậm giải ngân vốn

- Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả, hiệu lực giải ngân + Tốc độ giải ngân gắn với thời gian thực hiện dự án.

+ Mức độ tiết kiệm chi phí khi thực hiện dự án: chi phí thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng…

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIẢI NGÂN VỐN DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TỈNH THANH HÓA

4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính thực hiện giải ngân dự án

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững của từ Trung ương đến tỉnh Thanh Hóa được thể hiện qua sơ đồ 4.1 như sau:

Cơ quan chủ quản (Bộ NN&PTNT) Ban chỉ đạo dự án Trung ương Trung ương Chủ dự án (APMB) CƠ QUAN THỰC HIỆN CHÍNH (PCU) BQL DỰ ÁN TỈNH THANH HÓA Cấp tỉnh Giám đốc Kế toán trưởng

Kế toán viên Thủ quỹ

Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án

Nguồn: Phòng Hành chính – Dự án CRSD Thanh Hóa

Cơ quan chủ quản của toàn dự án là Bộ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT giao cho Ban quản lý các dự án nông nghiệp (APMB) làm chủ đầu tư dự án đối với các hoạt động được thực hiện ở cấp trung ương, APMB chịu trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án Trung ương (PCU), PCU chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện dự án ở cấp Trung ương và có trách nhiệm chung trong việc điều phối giám sát, thực hiện toàn bộ các hoạt động dự án ở cấp Trung ương cũng như giữa các tỉnh. Cơ quan chủ quản của ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa là UBND tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư Dự án CRSD Thanh Hóa.

Trong đó, Giám đốc Ban quản lý dự án là đồng chí Lê Anh Dũng, phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Là người đứng đầu PPMU, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện mọi hoạt động của dự án. Chịu trách nhiệm trước pháp luật theo thẩm quyền được giao trong quá trình thực hiện dự án. Có trách nhiệm báo cáo, giải trình với UBND tỉnh, Sở KH&ĐT và các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan dân cử và nhà tài trợ về các vấn đề thuộc thẩm quyền. Tổ chức lập kế hoạch thực hiện dự án (kế hoạch tài chính, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch hoạt động). Rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung. Tổ chức quản lý các hoạt động đấu thầu, quản lý hợp đồng, rút vốn, thanh quyết toán, giải ngân, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ thuế đúng qui định. Quản lý tài sản, quản lý (các) nguồn vốn đúng mục tiêu, đạt hiệu quả; Làm chủ các tài khoản của PPMU, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý tài chính, quản lý chi tiêu, tiến độ giải ngân và hiệu quả của các hoạt động do PPMU thực hiện.

Phó Giám đốc Ban quản lý dự án là đồng chí Lê Đức Giang, phó chi cục trưởng chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trực tiếp giúp Giám đốc PPMU, chỉ đạo điều hành thực hiện những nhiệm vụ dự án được giao; thay Giám đốc dự án khi Giám đốc đi vắng, hoặc đối với những vấn đề được uỷ quyền; Làm đầu mối cập nhật mọi thông tin, nắm bắt mọi hoạt động của dự án, là đầu mối báo cáo dự án; Hỗ trợ hiệu quả trong công tác lập kế hoạch, điều phối hoạt động của các bộ phận, dự trù kinh phí triển khai thực hiện dự án, tham gia vào các hoạt động đấu thầu, quản lý hợp đồng, thanh quyết toán, giải ngân, báo cáo và các hoạt động khác có liên quan; Hỗ trợ hoàn thiện tổ chức thực hiện dự án; Điều

phối hoạt động của các bộ phận. Phát hiện, tổng hợp các khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý, giải quyết.

Kế toán trưởng ban quản lý dự án là bà Bùi Thị Tiệp, Trưởng phòng Hành chính, tổng hợp Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kế toán trưởng PPMU chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính của PPMU, bao gồm: Chịu trách nhiệm theo dõi đầy đủ, chính xác các tài khoản, sổ ghi chép, và áp dụng cơ chế Kiểm soát nội bộ theo hệ thống quản lý tài chính của dự án; Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán theo quy định hiện hành của Chính phủ và NHTG; Kiểm tra và giám sát hoạt động tài chính của dự án; Xác định các nhu cầu đào tạo kế toán, tài chính; đồng thời tổng hợp nhu cầu và báo cáo Giám đốc PPMU, PCU. Phát hiện các vấn đề sai sót và đưa ra các khuyến nghị đối với báo cáo kiểm toán nội bộ; Lập báo cáo quản lý tài chính dự án để gửi cho PCU tổng hợp.

Đối với kế toán viên, PPMU căn cứ vào yêu cầu cụ thể, có thể bổ nhiệm một số cán bộ làm công tác hỗ trợ quản lý tài chính và kế toán. Các cán bộ này phải có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp, có khả năng theo dõi các sổ kế toán, sổ ghi chép, phân tích và lập báo cáo một cách chi tiết và chính xác các hoạt động tài chính, kế toán.

Thủ quỹ Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm: (i) quản lý tiền mặt tại quỹ, cấp phát tiền mặt cho các đối tượng cụ thể khi có đầy đủ thủ tục theo quy định trong Chế độ kế toán Việt Nam; (ii) lĩnh tiền mặt từ Ngân hàng hoặc Kho Bạc về PPMU; (iii) thu tiền mặt tại quỹ khi có nghiệp vụ phát sinh; (iv) lưu trữ các chứng từ liên quan; (v) hỗ trợ Kế toán của PPMU trong các nghiệp vụ kế toán tài chính, thanh toán và giải ngân, và các công việc khác. Thủ quỹ không được kiêm nhiệm công việc của Kế toán.

Như vậy, có thể thấy về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã được phân cấp rõ ràng từ Trung ương đến địa phương. Ở mỗi cấp đều quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Ngoài ra, ở các cấp cũng đều quy định rõ các nhiệm vụ của từng vị trí. Cơ cấu tổ chức bộ máy như trên đã tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất ở cấp cao nhất là cấp trung ương mà cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT, từ đó phát huy được tính tích cực của các cơ quan quản lý ở các cấp, điều này sẽ thúc đẩy các

cá nhân tận tâm tận lực với công việc và phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc. Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã dựa trên nguyên tắc nâng cao hiệu quả quản lý để xác định biên chế tổ chức và chế độ quản lý giữa các cấp trong toàn dự án. Đảm bảo phối hợp giữa các cấp một cách tốt nhất và phân công hợp lý để mỗi bộ phận, mỗi công việc đều có người phụ trách. Ngoài ra, với cơ cấu tổ chức như vậy đã gắn các cấp quản lý thành một dây xích, từ cấp trung ương đến địa phương. Trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận, các cấp rõ ràng, gắn bó với nhau. Điều này giúp cho hệ thống quản lý dự án trở nên thống nhất, giảm mâu thuẫn và tăng cường được sự phối hợp trong điều hành công việc chung của dự án.

4.1.2. Lập kế hoạch giải ngân

4.1.2.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

- Hiệp định dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) ký giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế, Ngân hàng Thế giới;

- Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án CRSD được phê duyệt tại Quyết định số 698/QĐ-BNN-HTQT ngày 30/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

- Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

- Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức và Thông tư số 40/2011/TT- BTC ngày 22/3/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức ;

- Bảng chi phí dự án;

- Các định mức chi tiêu của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành có liên quan;

- Năng lực và nhu cầu thực tế của đơn vị thực hiện dự án, nhu cầu của các đơn vị hưởng lợi có liên quan.

4.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch

Khi thực hiện dự án, các Ban QLDA phải chuẩn bị các kế hoạch sau: Kế hoạch thực hiện tổng thể; Kế hoạch tài chính năm để bố trí vốn đối ứng; Kế hoạch thực hiện/giải ngân hàng năm.

Cơ chế tài chính của dự án được thực hiện như sau: (a) Đối với vốn vay của WB: Cấp phát cho Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với những hoạt động của Dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Cấp phát hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh đối với các hoạt động do các tỉnh tham gia Dự án thực hiện; (b) Đối với vốn đối ứng: Ngân sách Trung ương cấp phát cho những hoạt động của Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Ngân sách địa phương cấp phát cho các hoạt động do các tỉnh tham gia Dự án thực hiện. Việc lập kế hoạch và bố trí kế hoạch vốn đối ứng thực hiện theo quy định hiện hành về lập, chấp hành ngân sách Nhà nước ở các cấp; và (c) Người hưởng lợi bố trí vốn đối ứng đối với những nội dung liên quan đến xây dựng mô hình trình diễn sản xuất áp dụng VietGAP và sản xuất bền vững đa dạng sinh học.

Về tính chất sử dụng vốn: Dự án mang tính hỗn hợp, vừa có vốn XDCB, vừa có vốn HCSN, trong đó vốn XDCB chiếm tỷ lệ chủ yếu tính trên tổng nguồn vốn ODA. Căn cứ trên tỷ lệ phần vốn vay do ngân sách nhà nước cấp phát, dự án được xếp vào nhóm các dự án có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản. Thủ tục về lập, bố trí kế hoạch vốn đối ứng, vốn vay, quản lý, giải ngân quyết toán của dự án áp dụng theo quy định hiện hành đối với các dự án vay vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với các khoản chi về hành chính sự nghiệp sẽ thực hiện theo quy định về chi hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Do đó, việc xây dựng các kế hoạch thực hiện, kế hoạch giải ngân và kế hoạch tài chính phải căn cứ vào cơ chế tài chính và tính chất sử dụng vốn của dự án đã được xác định và phải bám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)