Các yếu tố ảnh hưởng đến giải ngân vốn dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 33)

2.1.5.1. Các nhân tố khách quan

a) Khung chính sách pháp lý

Khung pháp lý và chính sách vĩ mô của nước nhận tài trợ được xem như là hành lang pháp lý cho các nhà tài trợ. Đối với từng chương trình, dự án, cơ chế quản lý tài chính của Nhà tài trợ sẽ được quy định quy trình rút vốn thanh toán cho các khoản chi hợp lệ một cách chi tiết. Mỗi nhà tài trợ, vì những lý do riêng và mục đích khác nhau nên có những quy định khác nhau trong quá trình này. Trong khi nước tiếp nhận cần phải có thời gian cũng như kinh nghiệm để điều chỉnh quy trình trong nước sao cho đi đến thống nhất và hài hoà với cộng đồng các nhà tài trợ. Vì thế, cơ chế quản lý tài chính của từng Nhà tài trợ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải ngân ODA của nước tiếp nhận. Ngoài ra, việc áp dụng chính sách thuế liên quan đến giải ngân ODA như thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan, thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu, thuế thu nhập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mua sắm, cung cấp nguyên liệu, máy móc phục vụ dự án…(Nguyễn Quang Bắc, 2007).

b) Các thủ tục rút vốn và thanh toán dự án

Liên quan đến thủ tục rút vốn và thanh toán trong nước có rất nhiều vấn đề như tính hợp pháp của chứng từ thanh toán, thời gian thanh toán, thủ tục hành chính, các khoản chi phí khác phát sinh, ... và càng nhiều vấn đề liên quan sẽ càng làm ảnh hưởng nhiều đến thời gian rút vốn.

c) Thời gian chuyển tiền từ Nhà tài trợ đến nước tiếp nhận

Trong mọi trường hợp, nước tiếp nhận tài trợ đều có một tài khoản tại ngân hàng nước tài trợ. Đối với Việt Nam, chủ tài khoản ở nước ngoài là Bộ Tài chính. Khi dự án đã được bên tài trợ đồng ý cấp vốn. Nhà tài trợ sẽ ký lệnh chuyển tiền và vốn ODA sẽ được chuyển từ tài khoản của nhà tài trợ sang nước tiếp nhận. Thời gian chuyển tiền từ nước tài trợ sang tài khoản nước tiếp nhận mở tại ngân hàng của nước tài trợ, sau đó vốn mới được chuyển từ nước tài trợ về nước tiếp nhận. Thời gian chuyển tiền từ nước tài trợ về nước nhận có thể

nhanh hoặc chậm, phụ thuộc vào bên nước ngoài do vậy thời gian đó cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giải ngân của nước tiếp nhận.

d) Chất lượng thiết kế của dự án khả thi

- Nếu dự án được thiết kế không phù hợp với thực tế và phải sửa đổi nhiều trong quá trình thực hiện cũng sẽ làm chậm quá trình giải ngân. Chất lượng của dự án được quyết định bởi hai nhân tố: báo cáo nghiên cứu khả thi không đáp ứng được những thông số tài chính; kỹ thuật và các điều kiện đặt ra của nhà tài trợ.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi đã đáp ứng được các điều kiện cần thiết về nghiệp vụ song không phù hợp với thực tế của nước tiếp nhận do có thể thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi; hoặc do thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi quá kéo dài nên khi đưa vào thực tế thì hệ thống dữ liệu (số liệu) sử dụng trở nên lạc hậu (Nguyễn Quang Bắc, 2007).

e) Thời gian thẩm định dự án

Thông thường, các chương trình dự án ODA đều được xây dựng trước khi ký kết các điều ước chi tiết, sau đó đã đạt được các điều ước quốc tế mới tiến hành công tác thẩm định trong nước có thể bị kéo dài do quy trình thẩm định trong nước phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước trong quá trình thẩm định.

Đây chính là yếu tố tác động mang tính nội tại và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải ngân (hay thời gian thực hiện giải ngân) vốn ODA (Nguyễn Quang Bắc, 2007).

2.1.5.2 Các nhân tố chủ quan

a) Năng lực của cán bộ dự án

Năng lực của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hút và sử dụng vốn ODA. Các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn… Điều này đòi hỏi các cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ. Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các quy định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Nhà tài trợ. Ngoài năng lực công tác chuyên môn, các cán bộ

quản lý dự án nhất thiết phải có phẩm chất trung thực, khách quan và có khả năng chịu đựng được áp lực cao trong công việc (Hà Thị Thu, 2014).

b) Sự phối hợp của các tổ chức

Quá trình thực hiện các dự án nói chung cũng như thực hiện dự án ODA nói riêng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các cấp, các ngành. Khi có sự phối hợp hiệu quả trong thực hiện dự án thì quá trình giải ngân vốn sẽ nhanh và ngược lại. Quá trình thực hiện dự án ODA cần phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất từ PCU đến các PPMU cũng như việc triển khai dự án tại các vùng hưởng lợi cấp huyện, xã và cả thôn bản. Mặt khác, quá trình giải ngân vốn liên quan đến rất nhiều tổ chức khác nhau như chủ đầu tư, nhà thầu thì công, kho bạc...Yếu tố phối hợp giữa các tổ chức có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải ngân nguồn vốn ODA (Trần Thị Phương Thảo, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)