Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của BQL dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững của từ Trung ương đến tỉnh Thanh Hóa được thể hiện qua sơ đồ 4.1 như sau:
Cơ quan chủ quản (Bộ NN&PTNT) Ban chỉ đạo dự án Trung ương Trung ương Chủ dự án (APMB) CƠ QUAN THỰC HIỆN CHÍNH (PCU) BQL DỰ ÁN TỈNH THANH HÓA Cấp tỉnh Giám đốc Kế toán trưởng
Kế toán viên Thủ quỹ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án
Nguồn: Phòng Hành chính – Dự án CRSD Thanh Hóa
Cơ quan chủ quản của toàn dự án là Bộ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT giao cho Ban quản lý các dự án nông nghiệp (APMB) làm chủ đầu tư dự án đối với các hoạt động được thực hiện ở cấp trung ương, APMB chịu trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án Trung ương (PCU), PCU chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện dự án ở cấp Trung ương và có trách nhiệm chung trong việc điều phối giám sát, thực hiện toàn bộ các hoạt động dự án ở cấp Trung ương cũng như giữa các tỉnh. Cơ quan chủ quản của ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa là UBND tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư Dự án CRSD Thanh Hóa.
Trong đó, Giám đốc Ban quản lý dự án là đồng chí Lê Anh Dũng, phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Là người đứng đầu PPMU, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện mọi hoạt động của dự án. Chịu trách nhiệm trước pháp luật theo thẩm quyền được giao trong quá trình thực hiện dự án. Có trách nhiệm báo cáo, giải trình với UBND tỉnh, Sở KH&ĐT và các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan dân cử và nhà tài trợ về các vấn đề thuộc thẩm quyền. Tổ chức lập kế hoạch thực hiện dự án (kế hoạch tài chính, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch hoạt động). Rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch, đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung. Tổ chức quản lý các hoạt động đấu thầu, quản lý hợp đồng, rút vốn, thanh quyết toán, giải ngân, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ thuế đúng qui định. Quản lý tài sản, quản lý (các) nguồn vốn đúng mục tiêu, đạt hiệu quả; Làm chủ các tài khoản của PPMU, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý tài chính, quản lý chi tiêu, tiến độ giải ngân và hiệu quả của các hoạt động do PPMU thực hiện.
Phó Giám đốc Ban quản lý dự án là đồng chí Lê Đức Giang, phó chi cục trưởng chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trực tiếp giúp Giám đốc PPMU, chỉ đạo điều hành thực hiện những nhiệm vụ dự án được giao; thay Giám đốc dự án khi Giám đốc đi vắng, hoặc đối với những vấn đề được uỷ quyền; Làm đầu mối cập nhật mọi thông tin, nắm bắt mọi hoạt động của dự án, là đầu mối báo cáo dự án; Hỗ trợ hiệu quả trong công tác lập kế hoạch, điều phối hoạt động của các bộ phận, dự trù kinh phí triển khai thực hiện dự án, tham gia vào các hoạt động đấu thầu, quản lý hợp đồng, thanh quyết toán, giải ngân, báo cáo và các hoạt động khác có liên quan; Hỗ trợ hoàn thiện tổ chức thực hiện dự án; Điều
phối hoạt động của các bộ phận. Phát hiện, tổng hợp các khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý, giải quyết.
Kế toán trưởng ban quản lý dự án là bà Bùi Thị Tiệp, Trưởng phòng Hành chính, tổng hợp Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kế toán trưởng PPMU chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính của PPMU, bao gồm: Chịu trách nhiệm theo dõi đầy đủ, chính xác các tài khoản, sổ ghi chép, và áp dụng cơ chế Kiểm soát nội bộ theo hệ thống quản lý tài chính của dự án; Chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán theo quy định hiện hành của Chính phủ và NHTG; Kiểm tra và giám sát hoạt động tài chính của dự án; Xác định các nhu cầu đào tạo kế toán, tài chính; đồng thời tổng hợp nhu cầu và báo cáo Giám đốc PPMU, PCU. Phát hiện các vấn đề sai sót và đưa ra các khuyến nghị đối với báo cáo kiểm toán nội bộ; Lập báo cáo quản lý tài chính dự án để gửi cho PCU tổng hợp.
Đối với kế toán viên, PPMU căn cứ vào yêu cầu cụ thể, có thể bổ nhiệm một số cán bộ làm công tác hỗ trợ quản lý tài chính và kế toán. Các cán bộ này phải có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp, có khả năng theo dõi các sổ kế toán, sổ ghi chép, phân tích và lập báo cáo một cách chi tiết và chính xác các hoạt động tài chính, kế toán.
Thủ quỹ Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm: (i) quản lý tiền mặt tại quỹ, cấp phát tiền mặt cho các đối tượng cụ thể khi có đầy đủ thủ tục theo quy định trong Chế độ kế toán Việt Nam; (ii) lĩnh tiền mặt từ Ngân hàng hoặc Kho Bạc về PPMU; (iii) thu tiền mặt tại quỹ khi có nghiệp vụ phát sinh; (iv) lưu trữ các chứng từ liên quan; (v) hỗ trợ Kế toán của PPMU trong các nghiệp vụ kế toán tài chính, thanh toán và giải ngân, và các công việc khác. Thủ quỹ không được kiêm nhiệm công việc của Kế toán.
Như vậy, có thể thấy về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã được phân cấp rõ ràng từ Trung ương đến địa phương. Ở mỗi cấp đều quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Ngoài ra, ở các cấp cũng đều quy định rõ các nhiệm vụ của từng vị trí. Cơ cấu tổ chức bộ máy như trên đã tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất ở cấp cao nhất là cấp trung ương mà cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT, từ đó phát huy được tính tích cực của các cơ quan quản lý ở các cấp, điều này sẽ thúc đẩy các
cá nhân tận tâm tận lực với công việc và phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc. Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững đã dựa trên nguyên tắc nâng cao hiệu quả quản lý để xác định biên chế tổ chức và chế độ quản lý giữa các cấp trong toàn dự án. Đảm bảo phối hợp giữa các cấp một cách tốt nhất và phân công hợp lý để mỗi bộ phận, mỗi công việc đều có người phụ trách. Ngoài ra, với cơ cấu tổ chức như vậy đã gắn các cấp quản lý thành một dây xích, từ cấp trung ương đến địa phương. Trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận, các cấp rõ ràng, gắn bó với nhau. Điều này giúp cho hệ thống quản lý dự án trở nên thống nhất, giảm mâu thuẫn và tăng cường được sự phối hợp trong điều hành công việc chung của dự án.