Bài học rút ra trong quản lý giải ngân nguồn vốn cho dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 37)

Một là, đề cao công tác giám sát và quản lý dự án sử dụng vốn ODA. Công tác giải ngân cho dự án là hết sức quan trọng để đảm bảo tiến độ dự án. Vì vậy, các chủ dự án phải kiểm tra giám sát các khoản đó nhận từ nguồn vốn ODA có được sử dụng đúng mục đích hay không. Do vậy, cần giám sát sau giải ngân đối với dự án sử dụng vốn ODA được coi trọng.

Hai là, phối hợp quản lý kiểm tra tài sản hình thành từ dự án vay vốn ODA Cần quan tâm phối hợp với các Sở, Ngành liên quan trên địa bàn để kiểm tra, quản lý tài sản hình thành từ nguồn vốn vay ODA. Trên thực tế, kiểm tra tài sản là vẫn đề khó khăn và các dự án ODA có tỷ lệ không nhỏ vay vốn để mua sắm thiết bị. Do số lượng thiết bị máy móc là tương đối lớn và có đặc thù khác nhau theo ngành nghề đầu tư nên phải có cán bộ am hiểu về đặc điểm tài sản.

Ba là, áp dụng chặt chẽ cơ chế thẩm định, giải ngân và giám sát sử dụng vốn dự án.

Kết hợp hài hòa giữa thẩm định, giải ngân và giám sát sử dụng vốn để kết quả công tác giải ngân đạt mong muốn. Kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa các quy định của hiệp định vay, dự án giúp các chủ dự án phát hiện kịp thời các hợp phần gặp khó khăn để có hướng tháo gỡ, xử lý kịp thời, tránh được các trường hợp phát sinh chậm tiến độ giải ngân kéo dài, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA của dự án.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao quản lý dự án

Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản lý dự án. Cán bộ QLDA cần đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Có như vậy mới tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về sử dụng, giải ngân vốn ODA và phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Hoá có diện tích tự nhiên trên 11 nghìn km2, nằm ở phía Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 140 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào); phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển 102 km. Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, một vị trí rất thuận lợi. Đường sắt và quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào. Hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính. Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tương lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào), là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu quốc tế.

Do vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Thanh Hóa ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: Đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Thanh Hoá có sân bay Sao Vàng và quy hoạch mở thêm sân bay Thanh Hóa thuộc địa bàn 3 xã Hải Ninh, Hải An, Hải Châu huyện Tĩnh Gia phục vụ cho kinh tế Nghi Sơn và toàn tỉnh. Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam. Thanh Hóa có phạm vi lãnh thổ trải rộng từ tiếp giáp miền núi Tây Bắc xuống duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa điều kiện vị trí thuận lợi, vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa

Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa 3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa có diện tích rộng nhưng dân số lớn, mật độ dân số năm 2015 đã tăng lên 316 người/km2 cao gấp 1,14 lần bình quân cả nước (277 người/km2). Điều kiện quỹ đất cho phát triển kinh tế- xã hội không có nhiều lợi thế so với các địa phương khác. Theo kết quả điều tra phân loại đất, trong tỉnh hiện có 10 nhóm đất chính gồm: đất cát chiếm 1,77% diện tích tự nhiên; đất mặn chiếm 0,54%; đất phù sa chiếm 18,17%; đất Glây chiếm 0,44%; đất loang lổ chiếm 0,01%; đất đen đá vôi chiếm 0,61%; đất đen Secpentin chiếm 0,01%; đất đỏ vàng chiếm 4,54% ; đất xám chiếm 70,23%; đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 3,68% diện tích tự nhiên.

Toàn tỉnh, điều kiện thổ nhưỡng phần lớn là đất nâu vàng đến đỏ vàng trên các đồi núi thấp và đất đồng bằng sa bồi thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vùng trung du miền núi đất thích hợp cho trồng nhiều loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Vùng đồng bằng đất có thể trồng nhiều loại cây trồng nhiệt đới, cây công nghiệp dài ngày.

Hạn chế, vùng trung du miền núi phần lớn là đất dốc ít thuận lợi cho thâm canh nông nghiệp, khả năng giữ nước của đất kém phải đầu tư nhiều cho thủy lợi.

Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Thanh Hóa

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu %

I TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1.112.948 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 846.908,51 76,10

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 22,24

1.2 Đất lâm nghiệp 585.592,10 52,62

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung 12.408,47 1,11

1.4 Đất làm muối 304,73 0,03

1.5 Đất nông nghiệp khác 1.076,76 0,10

2 NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 166.251,46 14,94

2.1 Đất ở 52.757,70 4,74

2.2 Đất chuyên dung 73.825,08 6,63

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 186,71 0,02

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5.435,45 0,49

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dung 33.901,54 3,05

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 145,98 0,01

03 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 99.788,03 8,97 II ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC VEN BIỂN 3.389,7 100

Năm 2015, toàn tỉnh đã sử dụng 1.013.160 ha chiếm 91,03% diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính. Đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp 846.908,51 ha chiếm 76,09% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 247.526,45 ha chiếm 22,24% diện tích đất tự nhiên (đất trồng lúa có 145.667,77 ha); đất lâm nghiệp 585.592,1 ha chiếm 52,61%; đất nuôi trồng thủy sản 12.408,47 ha chiếm 0,11%. Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 166.251,46 ha chiếm 14,93% diện tích đất tự nhiên, trong đó riêng đất ở có 52.757,7 ha chiếm 4,74% và đất chuyên dùng có 73.825,08 ha chiếm 6,63%. Diện tích chưa sử dụng còn tương đối lớn 99.788 ha chiếm 8,97% diện tích tự nhiên , tuy nhiên diện tích đất bằng chưa sử dụng còn không nhiều 11.151,51 ha. Giai đoạn đến năm 2010, nhu cầu về sử dụng đất phi nông nghiệp trong tỉnh dự kiến tăng lên trung bình hàng năm khoảng 2.000 ha do vậy quỹ đất dự trữ thực tế không còn nhiều. Bên cạnh việc điều chuyển mục đích sử dụng đất, cần bố trí sử dụng đất hợp lý đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội bền vững.

3.1.3. Tài nguyên biển

Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản: vùng biển Thanh Hóa có đầy đủ chủng loại, thành phần các loài cá trong Vịnh Bắc Bộ với hơn 120 loài thuộc 82 giống, 58 họ, trong đó có 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy, tôm biển12 loài với nhiều loài đặc thủy sản (tôm hùm, cá song, cá mú,…). Hiện tại trữ lượng hải sản đang có xu hướng giảm dần, tổng trữ lượng còn khoảng 140– 165 nghìn tấn, khả năng cho khai thác hàng năm 60- 70 nghìn tấn trong đó cá nổi chiếm 60% và cá đáy chiếm 40%. Ven bờ biển Thanh Hóa có nhiều bãi bồi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, tại các cửa lạch có những bãi bồi rộng hàng trăm ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn ở Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương. Diện tích đất cho nuôi trồng thủy sản mặn, lợ hiện có hơn 8.000 ha, khai thác tổ chức nuôi có thể đạt 40- 50 nghìn tấn năm. Dọc vùng nước ven bờ và tại các đảo (Hòn Mê, Hòn Nẹ,…) có hơn 5.000 ha mặt nước mặn có thể nuôi biển, nuôi thủy sản lồng bè các loài hải sản có giá trị kinh tế cao (cá song, cá mú, tôm hùm,…).

3.1.4. Dân cư và nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông với diện tích 11.129,5 km2 có dân số hơn 3,5 triệu người đông thứ ba cả nước chỉ đứng sau TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, phân bố dân số tương đối đồng đều, tuy nhiên tỷ lệ giới tính

nữ còn chiếm tỷ lệ cao, nên sẽ ảnh hưởng đến vấn đề lao động và việc làm trong tỉnh. Trong những năm gần đây tốc độ tăng dân số có giảm, nhưng tốc độ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác kế hoạch hoá gia đình, nhưng người dân vẫn chưa có ý thức giảm tỷ lệ sinh, đặc biệt là sinh con thứ 3 vẫn còn nhiều. Dân số trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động chính của địa phương khá đông, tương đối trẻ, có trình độ văn hóa và được bổ sung hàng năm. Nếu tỉnh có chính sách đào tạo tốt, đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cuả tỉnh trong tương lai. Năm 2014 là 3.496,1 nghìn người sang năm 2015 là 3.514,2 nghìn người, năm 2016 là 3.527,9 nghìn người. Tỷ lệ dân số/lao động phản ảnh sự gánh chịu của lao động nông thôn đối với xã hội, tỷ lệ này giảm dần năm 2014 là 1,58 lần đến năm 2016 là 1,6 lần. Tuy ba năm gần đây tỷ lệ tăng lao động thấp và hầu như không có biến động lớn, nhưng dân số trong độ tuổi lao động cao, nên cũng gây áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn. Trong tổng số lao động đang làm việc ở một số ngành chủ yếu, thì lao động trong nông nghiệp qua các năm có sự giảm dần. Lao động trong các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ qua các năm đã có sự tăng lên. Vấn đề lao động phân bố trong các ngành kinh tế trên của tỉnh chứng tỏ đang có một số chuyển dịch về cơ cầu lao động theo hướng tích cực, đó là giảm dần trong lĩnh vực Nông nghiệp và tăng dần trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Năm 2014 so với năm 2016, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thuỷ sản giảm từ 50,3% xuống còn 45%; tỷ lệ lao động ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 26% lên 29%; tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng từ 23,7% lên 26%. Lao động ở thành thị hầu hết đã qua đào tạo, dạy nghề từ sơ cấp trở lên, lao động ở nông thôn phần lớn chưa qua đào tạo. Từ 2014 đến 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 47% lên 58% ở mức tương đương cả nước, trong đó qua đào tạo nghề chiếm khoảng 38%. Hiện tại, cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa hợp lý, tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề trở lên còn thấp. Lao động có tay nghề kỹ thuật cao, đặc biệt là giáo viên đại học, giáo viên dạy nghề có trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên đại học có trình độ trên đại học mới chiếm 64%, giáo viên các trường cao đẳng công lập có trình độ trên đại học chiếm khoảng 36%, ở các trường tư thục tỷ lệ này còn thấp.

Bảng 3. 2. Dân số, lao động, việc làm tỉnh Thanh Hóa

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15

I. Tổng số nhân khẩu (nghìn người) 3.496,1 100 3.514,2 100 3.527,9 100 100,5 100,4

1.Khẩu NN 2.577,2 73,7 2.265,4 64,5 2.039,9 57,8 87,9 90

2. Khẩu phi NN 918,9 26,3 1248,8 35,5 1.488 42,2 135,9 119,1

II. Tổng số hộ (hộ) 780.585 100 793.129 100 795.783 100 101,6 100,3

1.Hộ NN 505.325 64,7 462.331 58,3 424.986 53,4 91,5 92

2. Hộ phi NN 275.260 35,3 330.798 41,7 370.797 46,6 120,2 112,1

III. Tổng số lao động (nghìn người) 2.206 100 2.199,8 100 2.204,9 100 99,7 100,2

1.Lao động NN 1.110 50,3 1.033,9 47 992,2 45 93,1 96

2. Lao động phi NN 1.096 49,7 1.166,9 53 1.212,7 55 106,5 103,9

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Nhân khẩu/hộ 4,5 4,4 4,4 97,8 100

2. Nhân khẩu/lao động 1,58 1,59 1,6 100,6 100,6

3.LĐNN/hộ NN 2,2 2,2 2,3 100 104,5

4. Nhân khẩu NN/hộ NN 5,1 4,9 4,8 96 98

3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế

Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, mặc dù là một nền kinh tế thuần nông, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhằm phát huy thế mạnh là sản xuất nông nghiệp và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh đã có chủ trương chính sách là: Tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Quản lý khai thác sử dụng tốt tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực khác để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tạo một số đột phá quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch dịch vụ, sản xuất sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Với chủ trương đó, địa phương đã chú trọng phát triển đồng bộ các ngành sản xuất, trong nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; phòng chống hạn, nhiễm mặn, cháy rừng; tăng cường quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đăng ký, đăng kiểm tàu cá; đẩy mạnh xây dựng huyện, xã nông thôn mới; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chính sách phát triển nông, lâm, thủy sản. Trong lĩnh vực dịch vụ tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bán hàng đa cấp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch; phát triển thương mại gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; chấn chỉnh hoạt động thu phí và nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh chợ; tăng cường quản lý siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh xăng dầu; chỉ đạo tổ chức thành công các hội chợ thương mại trên địa bàn.

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn năm 2016 so với năm 2014 tăng lên 33.076 triệu đồng tương ứng với 23,3% . Trong đó gía trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 so với năm 2014 tăng là 1.610 triệu đồng tương ứng với 6,6%, giá trị sản xuất ngành phi nông nghiệp năm 2016 so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)