Kết quả thanh tra, kiểm tra về giải ngân dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 96)

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Số hồ sơ đã kiểm tra HS 20 30 40 150 133,33

Kết quả kiểm

tra

1.Sai phạm về quy trình giải

ngân Tr.đ 50 20 10 150 133,33

2.Sai phạm về tiến độ DA Tr.đ 70 30 20 42,86 66,67

3.Sai phạm khác Tr.đ 10 20 10 40 50,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu của báo cáo thanh tra

Hàng năm, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đều tiến hành kiểm tra hoạt động giải ngân của dự án tại tỉnh Thanh Hóa. Số hồ sơ được kiểm tra đều tăng lên hàng năm từ 20 hồ sơ năm 2014 lên 40 hồ sơ năm 2016. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết các sai phạm xảy ra không nghiêm trọng, số tiền không lớn và BQL dự án tỉnh Thanh Hóa đã điều chỉnh lại các bước trong hoạt động giải ngân đảm bảo đúng quy định của pháp luật và cam kết giữa các bên.

4.1.5. Đánh giá chung tình hình giải ngân vốn dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa

4.1.5.1. Kết quả đạt được

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã và đang được triển khai thực hiện. Qua tình hình giải ngân của dự án, công tác giải ngân đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát huy hiệu quả đầu tư. Cụ thể là:

- Công tác giải ngân của dự án được thực hiện trong 1 năm là đều đặn và duy trì thường xuyên từng quý. Điều này giúp số vốn cung cấp không bị gián

đoạn, quá trình giải ngân nhanh chóng và thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, giám sát quá trình giải ngân.

- Dự án được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ NN&PTNT,UBND tỉnh Thanh Hoá, sở NN&PTNT và các Sở, ban, ngành liên quan đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong quản lý ODA, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.

- Ban quản lý dự án đã tổ chức thực hiện bám sát quy định của WB và chính phủ Việt Nam về quản lý và đầu tư, vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn để dự án mang lại hiệu quả thiết thực, đấy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

- Giai đoạn thi công của dự án dài, tuy nhiên việc đánh giá và phê duyệt kết quả các gói thầu không đồng thời, phải chờ ý kiến của nhà tài trợ. Do vậy tiến độ thi công của dự án có thế kéo dài hơn. Lường trước được vấn đề đó, trong quá trình đàm phán với các nhà thầu trúng thầu Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã điều chỉnh lại kế hoạch tổ chức thi công tổng thế so với đề xuất ban đầu để đảm bảo tiến độ tổng thể của dự án.

- Hàng tháng Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hoá tổ chức họp giao ban tiến độ, thường xuyên kiểm tra hiện trường, đôn đốc nhắc nhở, công việc hạng mục nào bị chậm so với kế hoạch, đề nghị nhà thầu và tư vấn giám sát có biện tháo gỡ như điều chỉnh lập tiến độ thi công theo tháng, tăng cường nhân lực, thiết bị thi công để bù vào khối lượng đã bị chậm để đảm bảo chất lượng, tiến độ. - Để tăng cường công tác quản lý dự án tại các địa phương và đẩy nhanh tiến độ xử lý công việc, Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hoá đã thành lập các phân ban tại các địa phương để trực tiếp giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu Nhà thầu huy động bổ sung thiết bị theo yêu cầu của tư vấn và tổ chức đoàn kiểm tra việc huy động của nhà thầu (bao gồm nhà thầu phụ). Nhà thầu đã huy động thêm máy móc, tuy nhiên số lượng huy động thêm vẫn chưa đáp ứng được tiến độ cam kết với chủ đầu tư, chưa tạo ra sự chuyển biến thực sự trên hiện trường. Nhằm cải thiện tiến độ thi công và giám sát chặt chẽ tiến độ và chất lượng của các nhà thầu chính và nhà thầu phụ, Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành ký một loạt

phụ lục hợp đồng với các nhà thầu để đưa vào hợp đồng các cam kết của nhà thầu về tiến độ và các quy định đối với nhà thầu phụ. Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hoá cũng đã có thư gửi WB về tình hình chậm chễ tiến độ của các nhà thầu nước ngoài và đề nghị có thư cảnh cáo cũng như hạn chế tham gia các dự án của WB.

- Thành lập Tổ công tác rà soát kiểm tra các vấn đề kỹ thuật tại hiện trường, tổ công tác rà soát năng lực thầu phụ và tổ công tác chuyên trách giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án. Đối với gói thầu cung cấp thiết bị, Ban quản lý dự án CRSD tỉnh Thanh Hoá đang làm việc với nhà tài trợ để chia tách gói thầu này thành gói thầu nhỏ với các hạng mục cụ thể cho phù hợp với thực tế triển khai dự án.

- Trong thời gian thực hiện dự án cán bộ thuộc ban quản lý dự án nói riêng và các cán bộ thuộc các địa phương trong tỉnh nói chung được đào tạo, nâng cao năng lực. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án. Ban QLDA đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, công tác quản lý vốn đã được quan tâm đúng mức, công tác lập kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch giải ngân và thực hiện tốt công tác giải ngân thanh toán cho các công việc hoàn thành. Tuy quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả giải ngân thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định. Để làm tốt công tác quản lý vốn, Ban QLDA đã quan tâm thực hiện các công việc liên quan như công tác lập trình phê duyệt lựa chọn hạng mục công trình đầu tư, lựa chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, giám sát công trình,... Công tác quản lý, sử dụng vốn đã đảm bảo tính công khai, minh bạch trong tất cả các khâu từ lập kế hoạch, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, thanh toán vốn, kiểm soát, quyết toán vốn. Thông tin dự án đựợc công khai trên báo đấu thầu, truyền hình tỉnh,... quá trình lực chọn nhà thầu thực hiện hợp đồng đều có sự giám sát của đại diện sở Kế hoạch đầu tư, tư vấn hỗ trợ đấu thầu và quản lý hợp đồng. Quá trình giải ngân đều có sự kiểm soát và văn bản chấp thuận của KBNN trước khi NHTG chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu.

4.1.5.2. Những hạn chế, khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, tình hình giải ngân vốn của dự án vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại như sau:

Thứ nhất, dễ nhận thấy nhất là tiến độ giải ngân của dự án còn chậm so với kế hoạch. Sau 5 năm thực hiện thì dự án mới giải ngân được 62,6% . Do vậy để giải ngân toàn bộ vốn từ khi khởi động dự án đến khi kết thúc dự án đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của tất cả các bên liên quan.

Thứ hai, công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán còn nhiều hạn chế, mất nhiều thời gian và chưa sát với thực tế. Do vậy, chi phí dự án có thể chênh lệch khá nhiều so với kế hoạch. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân của dự án.

Thứ ba, công tác đầu thầu, xét thầu, lựa chọn nhà thầu vẫn còn nhiều điểm bất cập. Thời gian và tiến độ làm hợp đồng với các nhà thầu còn chậm, thời gian hoàn tất hồ sơ để trình PCU thanh toán dài. Thời gian chuẩn bị thầu còn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác chất lượng chọn nhà thầu còn nhiều hạn chế, nên dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, chính vì vậy trong khi triển khai thực hiện các gói thầu gặp khó khăn trong việc thi công, dẫn đến việc nghiệm thu theo tiến độ thực hiện bị kéo dài, chính điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.

Thứ tư, khó khăn trong vấn đề nhân sự. Nhìn chung cán bộ tại Ban quản lý dự án vẫn còn thiếu về số lượng, chất lượng cũng còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm trong quản lý chi phí dẫn đến còn sai sót trong việc kiểm định hồ sơ đấu thầu, kiểm tra, giám sát nhà thầu…

Thứ năm, khó khăn về quy trình, thủ tục giải ngân vốn của dự án. Việc thực hiện dự án yêu cầu quá nhiều thủ tục, nhiều cấp phê duyệt lại liên quan đến nhiều Sở, ngành, địa phương khác nhau. Hơn nữa mỗi công trình đều có các đặc điểm và điều kiện khác nhau nên sẽ phải có nhiều phương án thực hiện khác nhau, phải mất thời gian làm các thủ tục về địa chính, môi trường, nghiên cứu khả thi,…Vì vậy dẫn đến việc giải ngân của dự án chậm so với kế hoạch.

Thứ sáu, những hạn chế về năng lực của các nhà thầu và địa phương cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý và khai thác của dự án từ đó ảnh hưởng đến quá trình giải ngân.

Mặt khác, phần lớn các nhà thầu thực hiện dự án đều là các nhà thầu nhỏ, khả năng vốn có hạn, không có tiền mua vật liệu thi công nên liên tiếp có hiện tượng giãn tiến độ thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung và tiến độ giải ngân của dự án. Bên cạnh đó, công tác hoàn thành hồ sơ hoàn công ,hồ sơ

thanh toán của nhà thầu còn yếu kém nên mất nhiều thời gian trong khâu lập hồ sơ do đó ảnh hưởng đến tiến trình giải ngân của dự án.

Nhà thầu yếu kém trong quá trình tổ chức, quản lý thi công, lúng túng và thiếu quyết liệt khi triển khai dự án, nhà thầu chưa tuân thủ các yêu cầu chung, cần huy động thêm nhân sự và kỹ sư chất lượng trên công trường, nhân sự nhà thầu phụ trên công trường không đủ, công tác giám sát thầu phụ kém do thầu chính không đủ nhân sự điều này ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Thứ bảy, các quy trình thủ tục về môi trường của dự án còn phức tạp lại liên quan đến nhiều ban ngành trong tỉnh nên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Vì lẽ đó nên báo cáo về môi trường mất nhiều thời gian để hoàn thành và phê duyệt do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của dự án.

4.1.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, do sự vướng mắc giữa quy trình, thủ tục của nhà tài trợ so với quy định của các cơ quan nhà nước trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án. Đối với các các khoản mua sắm thì theo phía WB bắt buộc bên PPMU phải đăng báo, còn bên phía cơ quan nhà nước thì không cần, hay như với các thủ tục, quy trình, văn bản liên quan đến công tác đấu thầu PPMU đều phải trình song song 2 cấp ( WB và các cấp chính phủ), bên cạnh đó lại chưa có sự đồng nhất trong các khâu này giữa WB và cơ quan chính phủ Việt Nam.

- Thứ hai, chưa có sự hướng dẫn cụ thể của các cơ quan, ban ngành liên quan. Khi PPMU đưa quyết định tài chính trình PCU, thì việc xem xét phê duyệt từ PCU còn chậm, khi đó phía PPMU chưa có tài khoản, chưa có kinh phí. Đôi khi từ phía Bộ nông nghiệp còn những hướng dẫn sơ hở, chưa kip thời. Đối với một số hạng mục quy định về vốn đối ứng của dân còn chưa rõ ràng, phía PCU có trình lên WB nhưng lại chưa thông báo lại cho phía PPMU. Chính từ sự hướng dẫn sơ hở này từ phía PCU đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.

- Thứ ba, có thể thấy từ việc phân tích số liệu ở trên thì đến 70% vốn của dự án được sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản. Thực tế CRSD là dự án hỗn hợp (có cả phần đầu tư xây dựng cơ bản và phần hành chính sự nghiệp) tuy nhiên dự án này được quy về là Dự án xây dựng cơ bản, do vậy các quy trình thủ tục

giải ngân vẫn đang áp dụng cho một dự án xây dựng cơ bản. Điều đó khiến dự án bị chậm giải ngân ở phần xây dựng cơ bản.

Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, bố trí vốn đối ứng của dự án chưa đạt kế hoạch, tỷ lệ giải ngân chưa cao. Ở CRSD Thanh Hóa, có thể thấy diễn biến của giải ngân vốn IDA về cơ bản là giống với tiến độ giải ngân của vốn đối ứng và vốn đóng góp của người hưởng lợi. Điều này cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa tiến độ giải ngân của 2 nguồn vốn này, nên muốn đẩy mạnh tiến độ của vốn IDA nói chung, vốn của dự án nói riêng, vốn đối ứng là vấn đề cần được quan tâm trước hết. Tuy nhiên vốn đối ứng của dự án trong cả 5 năm đi vào thực hiện đều chưa đạt mức kế hoạch.

- Thứ hai, công tác đấu thầu còn nhiều bất cập.

Do công tác chọn nhà thầu chưa chặt chẽ đến tình trạng nhiều nhà thầu có phần đề xuất kỹ thuật giống nhau trong hồ sơ dự thầu. Ngoài ra, phần lớn các nhà thầu đều là các nhà thầu địa phương, cho nên có thể trong quá trình thi công gặp khó khăn về vốn hoặc hạn chế về trình độ chuyên môn. Thời gian hoàn thiện hồ sơ hoàn công, thanh toán mất nhiều thời gian, đặc biệt là hồ sơ hoàn công rất nhiều khoản mục và cần rất nhiều chữ ký của các bên liên quan như bên chủ đầu tư, bên tư vấn thiết kế,.. do vậy thời gian hoàn thiện là tương đối lâu.

- Thứ ba, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án còn hạn chế. Trình độ quản lý hợp đồng của cán bộ đấu thầu và kinh nghiệm làm việc với chủ thầu của bên dự án còn hạn chế, dẫn đến việc hoàn thiện hợp đồng với bên

chủ thầu mất nhiều thời gian, đến khi thi công thì luôn gặp những vấn đề phát sinh bên phía nhà thầu mà cán bộ đấu thầu còn chưa giải quyết được. Hay chính sự thiếu trách nhiệm của các cán bộ dự án cũng dẫn việc chậm tiến độ triển khai của dự án, khi hoàn thành hồ sơ thanh toán, thì phát sinh nhiều vấn đề giữa các chứng từ như không khớp chữ ký giữa chứng từ giao dịch và hồ sơ gốc mà các cán bộ không kịp thời phát hiện, đến khi có cơ quan kiểm toán vào làm việc, vấn đề này phát sinh và phải làm lại hồ sơ từ đầu, đẫn đến mất nhiều thời gian. Mặt khác, tâm lý chống đối kế toán của các cán bộ vẫn tồn tại, dẫn đến nhiều chứng từ có vấn đề nhưng vẫn bị lờ đi khi các cán bộ kế toán chưa thể kiểm tra hết. Hơn thế nữa, sự thiếu hụt về nhân sự cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, khi PPMU có 18 cán bộ thì trong đó có hơn nửa là cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn cho dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)