Tổng quan về rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Trên thế giới, để giải quyết rủi ro trong chăn nuôi, bản thân người chăn nuôi đã chủ động áp dụng một số biện pháp quản lý rủi ro. Biện pháp phổ biến nhất là đa dạng hoá trong sản xuất cây trồng vật nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, họ thường đan xen nhiều loại vật nuôi khác nhau với mục đích làm giảm tới mức tổi thiểu tác động của rủi ro.

Trước sự biến động của giá thức ăn, nguồn giống cũng như sự bùng phát nhanh của dịch bệnh…và để đối phó với những rủi ro trong chăn nuôi, hầu hết các nước phát triển trên thế giới cũng như các nước đang phát triển đã có những cải cách về phương thức chăn nuôi. Người chăn nuôi đã chủ động áp dụng các mô hình chăn nuôi vừa đem lại nguồn thu cao nhất vừa ít xảy ra rủi ro nhất. Bên cạnh đó, người chăn nuôi đã đa dạng hoá giữa trồng trọt và chăn nuôi, không đơn thuần là độc canh một loại vật nuôi. Tuy rằng đa dạng hoá là có lợi song theo các nghiên cứu thực tế cho thấy việc đa dạng hoá làm giảm tính hiệu quả của sản xuất, làm giảm thu nhập trung bình. Ví như đa dạng hoá cây trồng sẽ làm hạn chế lợi ích nhờ quy mô... Sự không hiệu quả của phương pháp này đòi hỏi phải có hình thức thay thế bổ sung. Biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay ở các nước phát triển và đang phát triển là bảo hiểm nông nghiệp. Dưới đây là cách quản lý rủi ro trong chăn nuôi của một số quốc gia trong khu vực Châu Á có khí hậu tương đối giống với Việt Nam.

2.2.1.1. Trung Quốc

Năm 2007, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) của Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá mang tính lịch sử. Số địa phương tham gia loại hình bảo hiểm này ngày càng gia tăng. Điển hình trong phong trào xây dựng chính sách BHNN của Trung Quốc là tỉnh Quảng Đông. Tại tỉnh Quảng Đông, thành phố Vân Phú đã được chính quyền đầu tư hơn 1,5 tỉ nhân dân tệ để bảo hiểm chăn nuôi lợn. Hình thức bảo hiểm này được đông đảo nông dân tham gia bởi tính sáng tạo và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ BHNN. Trước đây, sản lượng thịt lợn chiếm 80% nguồn cung thực phẩm ở Vân Phú. Nhưng trong quá trình chăn nuôi, do tập quán và cách quản lý không đúng kỹ thuật nên đàn lợn thường xảy ra dịch bệnh, dẫn tới thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó, thành phố đã phối hợp với ngành công thương, tài chính, thuế vụ, thực phẩm và thú y

thực hiện các biện pháp bảo đảm đàn lợn và nâng cao đời sống nông dân. Một biện pháp hiệu quả mà họ đưa ra là thu BHNN không trực tiếp từ người nuôi lợn mà ngành thực phẩm thu mỗi con lợn 10 NDT từ các cơ sở giết mổ. Công ty bảo hiểm thanh toán với ngành thực phẩm căn cứ theo mức thuế phải đóng trong năm. Hộ nuôi lợn không phải đóng phí mà vẫn được chi trả bảo hiểm nếu gặp phải sự cố nên tích cực chăn nuôi. Các lò giết mổ do cạnh tranh lành mạnh nên cũng chấp nhận việc đóng phí bảo hiểm. Hình thức này được nhân rộng tại 16 thị trấn của thành phố Vân Phú. Theo ước tính, số tiền bảo hiểm đã chi trả đền bù cho nông dân nơi đây gần 7, 5 triệu nhân dân tệ. Chính biện pháp BHNN hiệu quả này đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phục hồi và tăng trưởng mạnh theo từng năm. Nhận thấy hướng làm ăn hiệu quả và an toàn nên các công ty bảo hiểm tại đây đã mở rộng BHNN sang nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm gà giống, bảo hiểm trồng chè và cây ăn quả... Theo số liệu thống kê của công ty Bảo hiểm China Life- một công ty bảo hiểm lớn nhất của Trung Quốc, doanh thu từ BHNN trong năm 2007 tăng 16,2% so với năm 2006, đạt mức 850 triệu nhân dân tệ (tương đương 109, 3 triệu USD; 1 nhân dân tệ xấp xỉ 2.200 đồng). Hiện công ty này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm nông thôn nói chung và tăng cường hệ thống dự phòng để phục vụ kinh doanh BHNN (Phạm Thị Lam, 2010).

2.2.1.2. Thái Lan

Trong đại dịch cúm gia cầm H5N1 năm 2005, Thái Lan đã có chính sách hỗ trợ và bảo hiểm liên quan đến gia cầm. Chính phủ Thái liên tục có biện pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi gia cầm như 3 ngân hàng là: ngân hàng Dự trữ Nhà nước, ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng SME sẽ cung cấp một khoản tín dụng tới 25- 30 tỷ bath để hỗ trợ các chủ trang trại gà. Nguồn vốn vay này dùng để tái tạo đàn gà, nâng cấp trang trại, dây chuyền công nghệ. Ngoài ra, những người nuôi gia cầm bị thiệt hại sẽ được ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ.

Bảo hiểm gia cầm cũng là vấn đề đang quan tâm tại Thái Lan. Để vừa đảm bảo sự yên tâm của người dân vừa tránh được thảm hoạ của dịch cúm gia cầm vừa giữ được số lượng khách du lịch trên đất nước, Thái Lan hiện đã có loại hình bảo hiểm cho người nuôi gia cầm và khách du lịch. Theo đó mức phí bảo hiểm 100 bath/ năm người chăn nuôi gia cầm sẽ được chi trả tới 100.000 bath nếu chẳng may bị nhiễm bệnh và chết. Còn đối với khách du lịch, nếu bị nhiễm bệnh từ gia cầm và chết trong vòng 90 ngày khi đi du lịch tại đây sẽ được chi trả bảo hiểm 100.000 USD (Hồ Sĩ Sáng, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)