Giải pháp hạn chế rủi ro dịch bênh trong chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 109)

4.4.2.1. Quy hoạch và xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Thực hiện theo hướng chăn nuôi vùng chăn nuôi tập trung để an toàn đối với dịch bệnh. Các phòng ban ở huyện như phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các địa

phương kiểm tra, rà soát, xác định lại và bổ sung vùng chăn nuôi, để tham mưu với các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch chi tiết cụ thể hơn nhằm nhanh chóng đưa chăn nuôi ra vùng xa khu dân cư đảm bảo theo đúng quy hoạch Nông thôn mới. Khuyến khích các hộ đăng ký chăn nuôi xa khu xa dân cư vào vùng chăn nuôi tập trung. Xây dựng cơ chế giám sát và chịu trách nhiệm của các ngành chuyên môn, cơ quan chức năng của thành phố và huyện đối với vùng chăn nuôi tập trung đã được cấp giấy chứng nhận. Quy hoạch và hệ thống đăng ký, kiểm định vùng chăn nuôi tập trung cần phải được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thuận tiện cho việc tra cứu và sàng lọc, cũng như để người chăn nuôi tích cực hưởng ứng.

4.4.2.2. Nâng cao vai trò của hệ thống truyền thông, tăng cường tuyên truyền

Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường việc phổ biến các thông tin liên quan đến chính sách thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền qua thông tin đại chúng thường xuyên, đặc biệt là qua phát thanh thôn xóm và các phòng và chống bệnh dịch, nhất là trong giai đoạn có dịch xảy ra.

Với hộ chăn nuôi lợn: Dựa vào việc tiếp cận nguồn thông thông tin về chăn nuôi và phòng chống dịch dịch bênh của các hộ chăn nuôi ở huyện Đông Anh thì chính quyền các cấp cần tăng cường cung cấp thông tin về tình hình chăn nuôi, và phòng chống dịch dịch bênh thông qua đài phát thanh của địa phương vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối kết hợp với các bản tin hằng ngày vì thời gian sáng sớm hoặc chiều tối là lúc người dân có thể nghe và ghi nhớ thông tin. Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân để thay đổi thói quen không tốt trong và phòng chống dịch dịch bênh, thông qua các phương tiện đại chúng, các hình thức như văn bản, các phóng sự, bản tin, câu chuyện … để tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước về và phòng chống dịch dịch bênh, những hậu quả và nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch dịch bênh cho các hộ dân. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện chiến dịch vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong toàn huyện, kết hợp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền khác như hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, tích cực tham gia phong trào vệ sinh nơi ở...

Với cán bộ tham gia phòng chống dịch dịch bênh. Để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch dịch bênh, cơ quan cấp trên cần hỗ trợ thông tin,

kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý ở thành phố, các xã, phường thông qua nội dung các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Nội dung tập huấn đi sâu vào vai trò của việc phòng chống dịch dịch bênh trong phát triển bền vững, các nội dung kinh tế xã hội không thể tách rời những nội dung về và phòng chống dịch dịch bênh.

4.4.2.3. Tăng cường tập huấn

Mặc dù các lớp tập huấn được tổ chức khá thường xuyên và phổ biến nhưng hiệu quả mang lại còn chưa cao, một phần do không thu hút được người chăn nuôi tham gia, một phần do không để lại nhiều ấn tượng cho người tham gia tập huấn. Vì vậy khi tổ chức các lớp tập huấn nên sử dụng giấy mời tham dự lớp đối với các hộ để các hộ có thông tin đầy đủ hơn. Cần lồng ghép các lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh với các lớp phổ biến kỹ thuật chăn nuôi lợn để nâng cao tính thu hút đối với người chăn nuôi. Cần mở các lớp cho người chăn nuôi thực hành cách ly, ứng cứu khi lợn có nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp xử lý đối với lợn bị mắc bệnh. Mặt khác, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền địa phương cung cấp các thông tin về tình hình chăn nuôi, tình hình dịch dịch bệnh, thông tin về quy trình xử lý khi phát hiện dịch dịch bệnh...vào các thời điểm khác nhau như bản tin địa phương buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều vào những thời gian rảnh mà người chăn nuôi có thể tiếp cận thông tin. Ngoài ra, địa phương cần tăng cường hơn thông tin về phòng trừ dịch dịch bệnh thông qua các đoàn hội, tờ rơi, băng rôn, pano, áp phích...giúp người dân ý thức hơn trong công tác vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch dịch bệnh.

4.4.2.4. Nâng cấp và cải tạo mạng lưới thú y, đặc biệt là mạng lưới thú y cấp cơ sở

Thú y là một trong những ngành dọc quan trọng cho hệ thống quản lý vật nuôi nói chung và cho dịch bệnh ở lợn thịt nói riêng. Tăng cường nguồn nhân lực cho cán bộ thú y cấp xã. Coi cán bộ thú y cấp xã là một chức danh trong hệ thống quản lý nhà nước về thú y. Đảm bảo mức độ đãi ngộ cho cán bộ thú y cấp cơ sở để họ chuyên tâm với nghề; thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thú y, trực tiếp giao nhiệm vụ cho cán bộ thú y xã kiểm tra điều kiện vệ sinh tại các cơ sở chăn nuôi. Đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn đính kèm về tiêu chuẩn vệ sinh của các cơ sở chăn nuôi theo quy mô cụ thể. Cần có cơ chế tham gia của khu vực tư nhân trong

cung cấp dịch vụ thú y tại các địa phương, cần có khuyến khích công tác thú y theo hướng dịch vụ nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung nhằm tạo nguồn lực tài chính cho mạng lưới thú y cơ sở hoạt động và tạo động lực khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ thú y.

4.4.2.5. Thực hiện đẩy mạnh đa dạng hoá sản xuất đối với người chăn nuôi

Những hiệu quả từ đa dạng hoá sản xuất đã được thể hiện trong nhiều mô hình sản xuất ở trong nước và ngoài nước. Đa dạng hoá sản xuất cũng chính là đa dạng hoá nguồn thu nhập và tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống của người nông dân. Đối với các hộ có tiềm lực về tài chính cần đa dạng hoá sản xuất, kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi; có thể nuôi nhiều loại vật nuôi. Đó là các mô hình đã được tiến hành và khá thành công nhiều nơi ở nước ta. Đối với các hộ chăn nuôi có nguồn vốn eo hẹp, khả năng đa dạng hoá sản xuất khó khăn hơn thì nên tiến hành đa dạng từng bước một, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt cho chăn nuôi và ngược lại. Các hộ chăn nuôi cũng nên tích cực tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp...

4.4.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất

Người chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng có một vốn quý đó chính là đức tính cần cù chịu thương, chịu khó và cũng rất ham học hỏi những kiến thức mới, cách làm mới. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và có lợi nhuận cao, người nông dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ mới và phải mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới đó. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng nên tìm hiểu các thông tin liên quan đến hoạt động chăn nuôi của mình từ nhiều kênh khác nhau, trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt về rủi ro và kỹ năng quản lý rủi ro là một điều cực kỳ quan trọng.

4.4.2.7. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh đối với từng hộ chăn nuôi

Các hộ chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết cho đàn lợn của mình theo chu kỳ phát triển của đàn lợn như 3 bệnh đỏ, lở mồm long móng, tai xanh và tiêu chảy,... nhất là đối với hộ chăn nuôi quy nhỏ và vừa. Tuân thủ theo các chủ trương, chính sách, định hướng và kế hoạch của thành phố, huyện và cơ sở chỉ đạo, như thực hiện mua con giống phải có xuất sứ, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tiêm phòng đồng loạt.

Thường xuyên thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, đặc biệt là chuống, trại lợn, đồng thời hạn chế người lạ đến thăm chuồng, trại và không được tiêu thụ lợn thịt bị bệnh; xử lý tiêu hủy lợn bị bệnh đảm bảo đúng kỹ thuật và quy trình. Hằng ngày, quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong chuồng, trại và xung quanh chuồng, trại, đồng thời khơi thông cống rãnh, đốt rác thải. Khi chưa có lợn ốm thì tẩy uế tháng 1 lần, khi có lợn ốm tuần 3 lần. Dùng nước vôi loãng, nước xà phòng khử trùng chuồng trước khi đưa lợn vào nuôi và sau khi xuất lợn. Để chuồng 3- 5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Khi có lợn trong chuồng nuôi, có thể dùng các loại hoá chất khử trùng như: HAN-IODINE 10%, HALAMID, Virkon. Cần có ô chuồng cách ly: lợn ốm phải cách ly để chữa trị. Lợn mới mua về nuôi riêng 2 tuần không có biểu hiện bệnh mới cho nhập đàn.

Máng ăn, máng uống, ủng, dụng cụ chăn nuôi, rửa sạch, phơi nắng (có thể dựng nước sôi để khử trùng). Các dụng cụ chăn nuôi khác như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ phải thường xuyên được khử trùng bằng cách rửa sạch, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi vào chuồng lợn phải có quần áo bảo hộ. Khi ra khỏi chuồng phải để quần áo lại giặt và sát trùng.

Vệ sinh thức ăn và nước uống: Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh trước khi cho lợn ăn. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho lợn ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho lợn ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của lợn bệnh và lợn mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tụ đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho lợn uống.

4.4.2.8. Tham gia bảo hiểm nông nghiệp

Tham gia bảo hiểm vật nuôi có ý nghĩa rất lớn đố với các hộ thường xuyên gặp rủi ro trong sản xuất, đặc biệt là rủi ro dịch bệnh. Vì việc này đảm bảo cho hộ chăn nuôi có một khoản tiền đền bù khi bị rủi ro nên họ yên tâm và mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất. Bảo hiểm cũng sẽ giúp một số hộ né tránh rủi ro, không dám áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ yên tâm hơn cho việc đầu tư và áp dụng. Trong thời gian qua các loại dịch bệnh trên đàn lợn liên tiếp xảy ra tại các vùng trên cả nước nói chung và ở huyện Đông Anh nói riêng như tai xanh, lở mồm long móng gây thiệt hại lớn cho hộ

chăn nuôi, như vậy khi có bảo hiểm nó có ý nghĩa rất lớn cho hộ chăn nuôi lợn thịt hiện nay. Tuy nhiên, do tư tưởng của người dân và đời sống còn khó khăn nên các Công ty bảo hiểm cần có các chính sách bảo hiểm phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và mức sống của người chăn nuôi, nên mức phí thu phải phù hợp, vận động và giải thích người chăn nuôi hiểu được sự chia sẻ rủi ro trong việc tham gia bảo hiểm. Hình thức bảo hiểm phải đơn giản, thiết thực, ít tốn kém, quyền lợi và nghĩa vụ người tham gia phải rõ ràng, thủ tục nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó các cơ quản chức năng của huyện, xã cần hỗ trợ các Công ty bảo hiểm, khuyến khích các hộ nông dân tham gia bảo hiểm để nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh cho hộ chăn nuôi. Tổ chức các lớp tập huấn và học tập giới thiệu về tác dụng của việc tham gia bảo hiểm trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Quản lý rủi ro chính là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản lý rủi ro gồm 2 chiến lược là chiến lược thích ứng với rủi ro và chiến lược đối phó với rủi ro. Chiến lược đối phó với rủi ro chỉ là chiến lược tức thời, không thật tích cực, còn chiến lược thích ứng với rủi ro là chiến lược dự phòng lâu dài vừa giải quyết được rủi ro vừa tạo cơ hội cho phát triển.

Tình hình chăn nuôi ở huyện Đông Anh đã và đang phát triển, hầu hết các hộ đã chăn nuôi lợn thịt với quy mô dần lớn hơn, xác định nghề chăn nuôi lợn thịt chiếm vai trò quan trọng đối với kinh tế của hộ. Mà trong chăn nuôi lợn thịt có rất nhiều rủi ro xảy ra, trong đó rủi ro dịch bệnh là một trong những rủi ro thường xuyên gặp và gây thiệt hại lớn nhất. Các hộ cần phải biết cách quản lý rủi ro dịch bệnh thật tốt nhằm giảm thiểu thiệt hại cho hộ. Quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro dịch bệnh ở huyện Đông Anh nói riêng đã có nhiều thay đổi và khá tốt so với các vùng khác. Cơ bản các hộ đã tự biết cách quản lý dịch bệnh cho hoạt động chăn nuôi của mình, gần 4/5 số hộ chăn nuôi đã chủ động được giống lợn tự sản xuất, hơn một nửa số hộ đã chọn lợn có chất lượng giống tốt khi mua. Có tới 3/4 số hộ chăn nuôi thường xuyên tiêm phòng vaccine theo từng chu kỳ cho đàn lợn. Ngoài ra, hầu hết các hộ vệ sinh chuồng trại bằng nước hợp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng thường xuyên bằng cách phun thuốc khử trùng. Khi lợn bị bệnh rất ít hộ bán đi mà các hộ đã chủ động chữa trị bệnh cho lợn. Tình hình quản lý chăn nuôi nói chung và quản lý dịch bệnh ở lợn nói riêng của các cơ quan chức năng đã tương đối tốt. Trong những năm qua đã không có đại dịch xảy ra trên địa bàn huyện. Thiệt hại do dịch bệnh gây ra không lớn. Thường xuyên tổ chức tiêm phòng 2 lần/năm cho hộ chăn nuôi. Tăng cường các chốt kiểm dịch, đặc biệt là trong thời điểm các vùng lân cận có dịch xảy ra. Tích cực phối hợp với các thú y viên cơ sở kiểm tra, hỗ trợ người chăn nuôi trong việc quản lý dịch bệnh, hỗ trợ kỹ thuật

chăn nuôi. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho người chăn nuôi, đặc biệt là cách phòng và chống đối với dịch bệnh ở lợn.

Chính vì vậy, cần có các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn ở huyện Đông Anh. Các hộ chăn nuôi cần nâng cao kiến thức của hộ về chăn nuôi lợn, nhất là kiến thức về quản lý dịch bệnh. Thường xuyên chủ động tiêm phòng và vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, sử dụng thức ăn có chất lượng. Đối với cơ quan chức năng, cần xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để dễ quản lý, giảm thiểu được dịch bệnh. Xây dựng hệ thống mạng lưới thú ý tốt hơn, mở rộng và nâng cao trình độ cho cán bộ thú y cấp cơ sở.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm chỉ đạo và sớm có chủ trương, cơ chế, chính sách để các địa phương khẩn trương tổ chức rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện quy hoạch để đưa chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)