Các quan điểm đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 108 - 109)

Trong những năm gần đấy ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của nước ta gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Song cơ hội để phát triển không phải là không có. Khi nước ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi và chăn nuôi lợn được mở rộng và ít bị hạn ngạch và thuế hơn. Một số dịch bệnh trong chăn nuôi lợn đã được kiểm soát và đã tìm ra cách quản lý và giám sát dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh (PRRS),… Bên cạnh đó, khi dịch bệnh trên lợn xảy ra liên tục và có nhiều diễn biến khó lường, cùng với giá thịt gia súc (bò, trâu) tăng cao liên tục làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân chuyển dần sang sử dụng thịt lợn trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng với đó, khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng cao thì yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao thì dịch bệnh trong chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

Tuy ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và thách thức. Nguyên nhân và những thách thức theo chúng tôi có một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là thách thức từ dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh trên lợn vẫn thường xuyên bùng phát ở nhiều tỉnh thành và địa phương trên cả nước gây ra không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi ở các vùng không bị dịch, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm ở những vùng không có dịch. Rất nhiều người chăn nuôi đã bỏ hẳn chăn nuôi lợn để chuyển sang chăn nuôi loại vật nuôi khác hoặc sang hoạt động ở lĩnh vực khác.

Thứ hai, trong những năm gần đây lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt do sự tăng giá của nguyên vật liệu. Cùng với đó nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập từ nước ngoài về sản xuất và phụ thuộc rất nhiều vào các tập đoàn sản xuất thức ăn lớn. Cùng với giá thức ăn chăn nuôi là giá điện, giá xăng, thuê lao động, giá thuốc thú y,… Trong khi đó dịch bệnh xảy ra nhiều làm cho giá sản phầm đầu ra biến động thường xuyên, nhiều lúc xuống rất thấp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi.

Thứ ba, khi chúng ta hội nhập kinh tế thế giới thì ngành chăn nuôi trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, các rào cản kinh tế bị tháo bỏ và có nguy cơ mất dần thị trường trong nước bởi các sản phẩm nhập khẩu. Cùng với đó là khi gia nhập WTO các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp đặc biệt là trong chăn nuôi lợn từ Nhà nước sẽ bị hạn chế rất nhiều và chỉ được thực hiện theo như các điều khoản, các khoản mục trong nhóm chính sách “hộp xanh”. Để người chăn nuôi có thể khắc phục được rủi ro và ứng xử tốt với rủi ro trong chăn nuôi lợn thì phương hướng để hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)