a. Lựa chọn nguồn cung cấp giống lợn
Các hộ chăn nuôi đều phải đi mua thêm lợn giống về để nuôi vì số lượng lợn giống tự sản xuất không đủ để nuôi. Các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì số lượng mua thêm lợn giống càng lớn để nuôi (chiếm hơn 81,25% số hộ), trong khi đó đối với chăn nuôi quy mô lớn chỉ có 63,64% số hộ mua thêm lợn giống. Nguyên nhân có nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ chỉ nuôi lợn thịt nên không nuôi lợn nái để sản xuất giống tại chỗ. Còn các hộ quy mô vừa và lớn hầu như đều nuôi lợn nái để sản xuất lợn giống sử dụng nuôi tại chỗ, nhưng vì số lượng lợn giống còn ít không đủ để nuôi lợn thịt nên phải mua thêm ngoài. Nhưng đây cũng chính là một nguyên nhân gây ra rủi ro dịch bệnh cho đàn lợn đối với hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn cao hơn so với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Bảng 4.11. Nguồn cung cấp giống lợn của các hộ chăn nuôi trong năm 2016
STT Nguồn cung cấp QMN QMV QML SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) 1 Tự cung cấp (tự SX) 25 83,33 32 64,00 11 55,00
2 Mua tại trại giống 1 3,33 11 22,00 6 30,00
3 Mua của hộ khác 3 10,00 2 4,00 0 0,00
4 Mua của thương lái 1 3,33 5 10,00 3 15,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua điều tra cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn đều mua lợn giống từ nhiều nguồn khác nhau, như: tự sản xuất, mua của Trại giống, mua của hộ chăn nuôi khác, mua từ thương lái,... nhưng thực tế cho thấy thì nguồn giống do hộ
tự sản xuất khả năng mắc bệnh ở lợn thấp hơn. Bởi trực tiếp hộ đã chủ động phòng bệnh cho lợn giống của mình và nắm rõ về đặc tính của lợn, hơn nữa lợn không bị lạ nước, lạ thức ăn tránh được bệnh tiêu chảy ở lợn.
Qua bảng trên cho thấy, các hộ chăn nuôi lợn chủ yếu sử dụng nguồn con giống do tự hộ sản xuất chiếm hơn 68%, trong đó hộ quy mô nhỏ có hơn 83% số lợn giống tự hộ sản xuất được trong tổng bình quân 32,64 con/hộ/năm. Ngoài lợn giống tự sản xuất thì các hộ mua từ các hộ chăn nuôi khác chiếm 10%. Nguyên nhân do các Trại giống ở đây đang còn ít và giá lợn giống cao nên các hộ ít sử dụng (chỉ chiếm 3,33%). Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn mua giống từ các Trại giống lợn và hộ chăn nuôi lớn khác nên khả năng lợn giống đã được phòng bệnh tốt hơn so với những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Bởi các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, đã có số lượng ít lại còn có khả năng mắc bệnh ở lợn cao vì các hộ chưa tập trung nhiều cho chăn nuôi lợn và phòng bệnh chưa tốt.
Bảng 4.12. Lý do hộ chọn nguồn cung cấp giống lợn
STT Diễn giải
Mua tại trại giống
Mua của hộ khác
Mua của thương lái SL (n=30) CC (%) SL (n=50) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng 22 73,33 45 90,00 20 100,00 2 Gần, thuận tiện 12 40,00 26 52,00 14 70,00 3 Giá rẻ 17 56,67 14 28,00 7 35,00 4 Dễ nuôi 8 26,67 3 6,00 16 80,00 5 Quen biết 11 36,67 16 32,00 2 10,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nhìn chung, có nhiều hộ đã biết rõ về nguồn gốc lợn giống mua về nuôi, trong đó các hộ có quy mô càng lớn thì họ chọn lợn giống càng kỹ hơn, họ cần hiểu biết rõ ràng nguồn gốc của lợn giống trước khi mua về. Điều này làm cho số lợn bị bệnh hoặc chậm phát triển của lợn giống mua về được giảm nhiều. Bên cạnh đó, vẫn còn gần một số hộ chăn nuôi chưa chú ý đến nguồn gốc lợn giống mua về.
Khi hỏi các hộ chăn nuôi về lý do chọn nguồn cung cấp giống lợn thì cho biết chủ yếu các hộ tin tưởng về chất lượng nơi đó và nắm được nguồn gốc của lợn giống. Nhưng đây chỉ là qua nhiều lần mua trước họ rút ra được, chưa có nguồn cung cấp giống nào được cấp chứng nhận hay được kiểm dịch thật rõ ràng trước khi bán. Các hộ quy mô nhỏ thường mua giống lợn của những hộ lân cận nên nắm được đàn lợn như thế nào, nhưng nếu có bệnh ủ trong lợn thì họ hoàn không kiểm soát được. Các hộ có quy mô lớn quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc lợn giống nhiều nhất (chiếm 100%); hơn nữa, các hộ quy mô vừa và lớn ngoài quan tâm đến chất lượng, còn quan tâm đến nơi mua gần, nhằm mục đích biết rõ về đàn lợn và tránh được sự lạ nước, lạ thức ăn để lợn không bị tiêu chảy.
Bảng 4.13. Căn cứ để chọn giống lợn của hộ chăn nuôi
STT Căn cứ QMN QMV QML SL (n=30) CC (%) SL (n=50) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Nguồn gốc giống 23 76,67 47 94,00 20 100,00 2 Hình dáng giống 15 50,00 23 46,00 18 90,00 3 Giá lợn giống 28 93,33 43 86,00 15 75,00
4 Mối quan hệ với
bên bán 12 40,00 22 44,00 6 30,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Tiêu chí chọn giống lợn là một trong nhưng cách quản lý dịch bệnh cho việc chăn nuôi lợn của hộ, hộ có tiêu chí chọn tốt sẽ giảm được dịch bệnh cho đàn lợn, ngược lại hộ có tiêu chuẩn chọn lợn không tốt sẽ có nguy cơ dịch bệnh cho đàn lợn cao. Hầu hết các hộ chăn nuôi ở đây khi chọn lợn giống đầu tiên dựa vào nguồn gốc chiếm 90%.
Mục đích chọn giống lợn của các hộ qua điều tra cho thấy, chủ yếu là lợn nhanh lớn chiếm. Đặc biệt, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ mục đích chọn lợn có số hộ chọn lợn ít dịch bệnh. Nguyên nhân thứ nhất, các hộ chăn nuôi lớn có khả năng phòng bệnh và chữa trị tốt hơn nên khi mua lợn về nuôi họ có quy trình phòng bệnh đầy đủ và họ có khả năng phát hiện bệnh tốt hơn. Còn những hộ chăn nuôi vừa và đặc biệt là hộ chăn nuôi nhỏ, vì quy trình phòng bệnh của
họ không tốt, quản lý tránh cho lợn bị bệnh và lay lan chưa cao nên họ rất e ngại việc mua phải lợn bệnh về nhà. Thứ hai, các hộ chăn nuôi lớn tin tưởng vào cách chọn lợn của mình hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ và vừa. Căn cứ mà các hộ chăn nuôi lợn dựa vào các tiêu chí để chọn lợn giống đều do giá lợn (chiếm 86%). Ngoài ra, các hộ còn dựa vào lời khuyên của những người hàng xóm, họ hàng và dựa vào những kiến thức nghe đài, ti vi và đọc được từ sách, báo hay từ những buổi tập huấn mà họ nắm được.
b. Lựa chọn nguồn thưc ăn và hình thức cho ăn
Thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở lợn, nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì lợn sẽ nhanh lớn và có sức đề kháng với bệnh tốt hơn. Thức ăn có thể là nguồn bệnh cho đàn lợn, thức ăn có khả năng nhiễm bệnh cao nếu thức ăn đó chưa được qua tẩy rửa và chế biến đúng quy trình. Ở đây cơ bản các hộ đã nhận thức được dịch bệnh có thể lây qua đường thức ăn nên các hộ đã sử dụng thức ăn công nghiệp nhiều hơn. Chỉ có một số ít số hộ có sự thay đổi cách phối trộn cám để tránh dịch bệnh cho lợn. Chủ yếu những hộ này thay đổi từ cho ăn cám phối trộn giữa nông nghiệp và công nghiệp sang cho ăn hoàn toàn cám công nghiệp.
Bảng 4.14. Nhận định của hộ chăn nuôi về ảnh hưởng của thức ăn đến dịch bênh trên đàn lợn
STT Ảnh hưởng
QMN QMV QML
SL
(Hộ) (%) CC (Hộ) SL (%) CC (Hộ) SL (%) CC
1 Thức ăn Công nghiệp
- Nhiều 5 16,67 3 6,00 0 0,00 - TB 22 73,33 15 30,00 7 35,00 - Ít 3 10,00 32 64,00 13 65,00 2 Thức ăn phối trộn - Nhiều 1 3,33 16 32,00 16 80,00 - TB 13 43,33 24 48,00 3 15,00 - Ít 16 53,33 10 20,00 1 5,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy nhóm hộ quy mô nhỏ chăn nuôi bằng hình thức tận dụng và bán công nghiệp cho nên việc đa số hộ trên 90% cho rằng thức ăn công
nghiệp có ảnh hưởng tới dịch bênh của lợn, trong khi đó với thức ăn phối trộn và thức ăn tận dụng thì có 53,33% đánh giá ít ảnh hưởng tới dịch bênh của lợn. Nhóm quy mô vừa và quy mô lớn chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp cho lợn cho nên việc nhóm hộ này đánh giá ít ảnh hưởng tới dịch bệnh đa số trên 64% ở cả 2 nhóm hộ.
Các hộ chăn nuôi lớn chủ yếu cho ăn bằng cám công nghiệp nên nguy cơ gây bệnh cho lợn từ đường thức ăn được giảm xuống rất nhiều. Còn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa phối trộn theo từng giai đoạn, khi còn là lợn con sức đề kháng yếu, cần tăng trưởng nhanh hơn các hộ cho lợn ăn cám công nghiệp hoàn toàn. Khi đàn lợn lớn thành lợn choai trở lên bắt đầu phối trộn thêm cám ngô, sắn, bã rượu để cho ăn thêm. Với mục đích tận dụng thức ăn sẵn có của gia đình và nhằm giảm giá thành.
c. Tiêm phòng Vacxin
Nguồn cung cấp thuốc thú y cho các hộ chăn nuôi là rất quan trọng, nếu nguồn cung cấp đầy đủ và sẵn có sẽ giúp các hộ chăn nuôi dễ dàng trong việc mua thuốc và chữa trị kịp thời cho lợn khi có bệnh cũng như phòng bệnh cho lợn đúng ngày, đúng liều lượng.
Bảng 4.15. Khả năng tiếp cận dịch vụ thú ý của hộ nuôi lợn
STT Diễn giải QMN QMV QML SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) 1 Hiệu thuốc thú y 23 76,67 24 48,00 4 20,00 2 Thú y xã 5 16,67 17 34,00 11 55,00 3 Thú y huyện 2 6,67 8 16,00 5 25,00 4 Khác 0 0,00 1 2,00 0 0,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua điều tra cho ta thấy chủ yếu các hộ mua thuốc tại các đại lý, hiệu thuốc thú y trong vùng chiếm 51%, trong đó các hộ chăn nuôi quy mô lớn mua tại các đại lý, hiệu thuốc ít nhất chiếm 20%, bởi các hộ này ngoài ra còn mua nhiều ở các thú y xã và huyện vì có những căn bệnh họ cần sự tư vấn của các cán bộ thú y để chữa trị tốt hơn. Các hộ chăn nuôi nhỏ ít sử dụng thuốc thú y hơn, chỉ sử dụng thuốc thú y của xã khi có tiêm phòng chung theo các đợt
trong năm, đồng thời chủ yếu mua thuốc tại các hiệu thuốc để phòng và chữa trị cho lợn. Như vậy, ta thấy được các hộ đã có ý thức trong việc phòng và chữa trị bệnh cho lợn bằng thuốc thú y. Nhưng bên cạnh đó các hộ đang chỉ chủ yếu mua thuốc tại các đại lý, hiệu thuốc nên chưa được tư vấn nhiều. Bởi một thực tế hiện nay các hiệu thuốc và đại lý bán thuốc chủ yếu mới học sơ cấp, rất ít người học trung cấp; có những cửa hàng người đứng ra mở cửa hàng bán thuốc là một người trong gia đình có bằng cấp về thú y nhưng người bán thuốc là một người khác chưa được học về thú y, mà chỉ được tham khảo qua người có bằng cấp trong gia đình. Đây là một trong những vấn đề có thể gây ra rủi ro cho người chăn nuôi do trình độ chuyên môn của người bán thuốc. Đề nghị chính quyền địa phương cần quản lý, kiểm tra nghiêm ngặt về tình trạng này và tổ chức cho các chủ hiệu thuốc, đại lý kinh doanh thuốc thú y được đi tập huấn thường xuyên vì tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hiện nay luôn thay đổi, diễn biến phức tạp, đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ của các hiệu thuốc, đại lý thuốc thú y trong thời điểm có dịch bệnh trong vùng và vùng lân cận.
Bảng 4.16. Hình thức phòng chống rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn
STT Diễn giải QMN QMV QML SL (n=30) CC (%) SL (n=50) CC (%) SL (n=20) CC (%) 1 Tiêm phòng Vacxin 22 73,33 41 82,00 20 100,00
2 Rửa chuồng thường xuyên 27 90,00 48 96,00 20 100,00
3 Phun thuốc khử trùng 24 80,00 36 72,00 20 100,00
4 Dùng vôi bột 28 93,33 46 92,00 17 85,00
5 Hạn chế, cách ly khu vực nuôi với người ngoài
3 10,00 25 50,00 18 90,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Để chủ động quản lý rủi ro dịch bệnh cho đàn lợn thì có nhiều biện pháp khác nhau, mà các hộ chăn nuôi có thể áp dụng nhiều biện pháp cho cùng 1 đàn lợn nếu cần thiết. Phương pháp chủ yếu là dùng vaccine để phòng bệnh cho lợn, ở độ tuổi 3 đến 21 ngày các hộ thường dùng vaccine để phòng các bệnh
như: tiêu chảy phân trắng, xanh nhằm tăng sức đề kháng cho lợn con; sau đó thường tiêm phòng 3 bệnh đỏ ở lợn (dịch tả, đóng dấu và tụ huyết trùng). Riêng đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn hầu hết họ chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn, như ngoài tiêm phòng các bệnh thông thường còn chủ động tiêm phòng thêm bệnh tai xanh và lở mồm, long móng,… ở lợn. Hai bệnh này các hộ quy mô nhỏ và vừa rất ít tiêm, chỉ khi nào có đợt tiêm phòng theo định kỳ trong năm mà thành phố Hà Nội và huyện chỉ đạo hoặc họ thấy có hiện tượng bệnh ở vùng lân cận thì mới tiêm phòng.
d. Vệ sinh chuồng trại
Ngoài ra, các hộ thường xuyên rửa sạch chuồng trại hằng ngày là một trong những biện pháp rất hữu hiệu để phòng bệnh cho đàn lợn của hộ. Hầu như các hộ ở đây đều rửa chuồng trại hàng ngày bằng nước hợp vệ sinh, nhất là các hộ chăn nuôi có quy mô lớn đạt 100%, chỉ có một số hộ có quy mô nhỏ thì 2 -3 ngày mới tẩy rửa một lần. Công tác phun thuốc tiêu độc, khủ trùng và vệ sinh môi trường chăn nuôi được người dân ở huyện Đông Anh thực hiện rất tốt, theo số liệu điều tra thì có tới 80% số hộ đã phun thuốc khử trùng cho chuồng lợn, đặc biệt các hộ chăn nuôi lớn đạt 100% số hộ thực hiện phun thuốc đầy đủ, theo định kỳ một đến 2 tuần thì phun 1 lần quanh chuồng trại, còn thời điểm có hiện tượng dịch bệnh ở vùng lân cận thì các hộ phun thuốc tiêu độc, khử trùng và rắc vôi bột thường xuyên trong tuần. Đối với những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ họ thường phun thuốc vào thời điểm sau 1 lứa nuôi và giữa lứa nuôi, đồng thời tẩy rửa bằng vôi. Còn những hộ chăn nuôi quy mô vừa thường mỗi tháng phun thuốc khử trùng 1 lần và tẩy rửa bằng vôi sau mỗi chu kỳ chăn nuôi lợn. Để chủ động phòng, tránh dịch bệnh lây lan từ vùng có dịch hoặc hộ này sang hộ khác thì các hộ cần hạn chế người đến thăm chuồng lợn nhà mình. Đặc biệt, đối với những đối tượng như người bán cám, lái buôn hay cán bộ thú y,… những người này mỗi ngày họ thường đến thăm lợn của nhiều hộ khác nhau nên rất dễ mang mầm mống bệnh từ hộ chăn nuôi khác đến nhà mình. Qua điều tra cho thấy hầu như người bán cám chỉ đến các hộ chăn nuôi lợn khi chở cám phục vụ, ít khi cho vào thăm chuồng lợn. Đối với người lái buôn hay cán bộ thú y bắt buộc phải đến chuồng lợn để xem, nhưng các hộ phải phun thuốc khử trùng trước và sau khi họ đến xem và người vào thăm phải mặc áo bảo hộ đúng quy định đối với chăn nuôi quy mô lớn. Vì vậy, chúng ta cần phải thường xuyên hướng dẫn và tuyên truyền sâu, rộng hơn
nữa đến các hộ chăn nuôi để họ hiểu, biết được tác hại của việc lây lan dịch bệnh qua đường này nhằm giúp các hộ có biện pháp phòng, chống tốt nhất.
Bảng 4.17. Phương thức và hình thức tiêm phòng bệnh cho lợn của hộ chăn nuôi
STT Diễn giải QMN QMV QML SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) I Phương thức 1 Tự tiêm 21 70,00 23 46,00 3 15,00