Tình hình kiểm soát và xử lý dịch bệnh của các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 97 - 104)

4.2.4.1. Các chủ trương, chính sách về quản lý rủi ro dịch bệnh và quy trình thực hiện trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh

a. Các chủ trương, chính sách về quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh

Căn cứ các chủ trương, chính sách của Trung Ương về phát triển và phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói

riêng, thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó bằng hệ thống các văn bản, như: Chỉ thị, Quyết định, công văn, công điện, kế hoạch, hướng dẫn,... để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể từ thành phố, huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác quản lý và thực hiện phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng; đồng thời, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình, đề án, dự án thành phố đã phê duyệt để phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp với lợi thế của từng địa phương.

Trong các văn bản đưa ra có nhiều nhóm quản lý khác nhau cho từng công đoạn trong chăn nuôi. Nhóm quản lý chất lượng đầu vào gồm: quản lý về chất lượng con giống phải đảm bảo, không có dịch bệnh, nguồn gốc giống cung cấp rõ ràng và ổn định; quản lý về chất lượng thức ăn, đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh cho đàn lợn, thức ăn cần phải đảm bảo chất lượng, các nhà máy sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong và ngoài huyện cần được kiểm tra chất lượng thường xuyên, cám nhập vào theo quy chuẩn của quốc gia, quốc tế và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Đóng vai trò quan trọng nhất trong quản lý về dịch bệnh là nhóm chính sách về thú y với văn bản tham chiếu chính là Pháp lệnh thú y năm 2004. Pháp lệnh này bao gồm 5 phần chính là: Phòng dịch, chữa bệnh và chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, các sản phẩm từ động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất thú y; hành nghề thú y (hệ thống cán bộ thú y) và công tác thanh tra, kiểm tra thú y. Trên cơ sở đó đưa ra các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, kế hoạch và hướng dẫn để tổ chức thực hiện.

b. Quy trình quản lý tình hình chăn nuôi nói chung và quản lý dịch bệnh cho chăn nuôi lợn nói riêng

Đối với cấp thành phố (Thành uỷ, UBND thành phố, Sở Nông nghiệp & PTNT và các ngành, đơn vị chuyên môn có liên quan) đã ban hành các văn bản, gồm: chỉ thị, quyết định, kế hoạch, công điện, công văn, hướng dẫn, Chương trình, đề án, dự án,... liên quan đến quản lý, phát triển chăn nuôi và các vấn đề phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc nói chung và lợn nói riêng để lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể từ thành phố, huyện đến cơ sở tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ. Đồng thời, đầu tư, hỗ trợ vacxin tiêm phòng, hỗ trợ công cho các lực lượng tiêm phòng, hỗ trợ vôi bột và

thuốc tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi; một số dụng cụ, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch, như: bơm tiêm, quần áo bảo hộ, găng tay, máy phun thuốc,…Ở cấp thành phố và cấp huyện thành lập các chốt kiểm dịch cố định và tạm thời liên quan đến quản lý và kiểm soát quá trình vận chuyển gia súc, gia cầm từ các tỉnh có dịch bệnh vào thành phố Hà Nội và ngược lại. Xây dựng và tổ chức triển khai các Chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi để khuyến khích các địa phương phát triển chăn nuôi hàng hóa, chuỗi giá trị và theo quy mô tập trung xa khu dân cư đảm bảo đúng quy hoạch.

Đối với cấp huyện (Huyện ủy, UBND huyện, phòng NN&PTNT, Trạm

Thú y, Trạm khuyến nông và các ban, ngành có liên quan) cụ thể hóa các chỉ

thị, kế hoạch, công điện, công văn, tiếp thu các chương trình, dự án, đề án về phát triển chăn nuôi và hướng dẫn của thành phố; đồng thời đưa thêm các văn bản, quyết định, hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tế tại huyện để chỉ đạo các địa phương trong huyện tổ chức thực hiện tốt công tác phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và tổ chức tiêm phòng triệt để các đối tượng thuộc diện tiêm nhằm đảm bảo kế hoạch thành phố và huyện đã chỉ đạo nhằm bảo vệ an toàn và tránh rủi ro dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nói chung và đàn lợn nói riêng. Đồng thời, khi có dịch, bệnh xảy ra trên gia súc, gia cầm ở các tỉnh, huyện lân cận thì chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời đế quản lý, kiểm soát nghiêm ngặt quá trình vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa phương. Xây dựng đề án và kế hoạch để khuyến khích các địa phương phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đảm bảo đúng quy hoạch và chủ trương của thành phố.

Đối với cấp cơ sở ((Đảng ủy, UBND xã, thị trấn, cán bộ phụ trách

nông nghiệp, Ban Thú y, Trưởng thôn và các chủ hộ chăn nuôi) tiếp nhận

các chủ trương, chính sách, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tiến hành triển khai sâu, rộng đến các thôn, xóm và người dân để tổ chức thực hiện tốt công tác phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt trong chăn nuôi lợn thịt nhằm đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội để thúc đẩy sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Qua khảo sát, phỏng vấn tại các địa phương cho chúng ta thấy, ban thú y xã, cán bộ phụ trách chuyên môn ở cơ sở và trưởng thôn là người trực tiếp thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro dịch bệnh đối với các hộ chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Bởi, họ là những người trực tiếp tuyên truyền, thực hiện tiêm phòng vaccine, thường xuyên đôn đốc các hộ chăn nuôi làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi. Nhanh chóng phát hiện các bệnh dịch xảy ra trong vùng để chữa nếu bệnh ở mức thông thường, còn nếu bệnh có nguy cơ lan rộng, nguy hiểm thì nhanh chóng báo cáo cấp trên để kịp thời có biện pháp giải quyết. Cần phải mở rộng đào tạo, tập huấn nhiều hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn và thú y viên ở cấp xã, thôn. Đó là cánh tay đắc lực cho việc quản lý rủi ro trong chăn nuôi nói chung, nhất là rủi ro dịch bệnh trên đàn lợn nói riêng trong toàn huyện.

Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 của Chính phủ cho thấy công tác quản lý rủi ro cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng liên quan đến nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng, nhưng gắn rất chặt với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ đó, hệ thống chính sách quản lý rủi ro của ngành chăn nuôi lợn rất đa dạng và bao gồm nhiều ngành, đơn vị, các cấp quản lý và bao phủ nhiều lĩnh vực khác nhau.

4.2.4.2. Tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý rủi ro dịch bệnh của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh

a. Tình hình thực hiện

Các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố, huyện đến cơ sở, đặc biệt là Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố, cùng với các ban, ngành chuyên môn của thành phố và huyện tiếp tục phát huy những kết quả của các năm trước và nhận rõ những khó khăn, tồn tại để tìm giải pháp khắc phục, đồng thời tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đến cơ sở về mọi mặt để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đảm bảo ổn định tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Chính sách quản lý giống, huyện đã thực hiện theo quyết định số 1249/QĐ-UBND của thành phố về cơ chế hỗ trợ kinh phí cho nhân dân thực hiện đề án giống vật nuôi năm 2015 -2020. Hỗ trợ sản xuất giống lợn: hỗ trợ khi mua giống lợn nái ngoại, là 300 nghìn đồng/con. Hỗ trợ 50% khi vay lãi suất ngân hàng để mua giống. Hỗ trợ tuyền tinh nhân đạo bằng 50% số tiền

mua tinh. Những hộ giám định giống lợn được hỗ trợ 15 nghìn đồng/con. Tổ chức tập huấn cho hộ về giống lợn, cách nuôi lợn giống này, mỗi hộ còn được hỗ trợ thêm 50 nghìn/ngày. Mục đích giúp hộ chăn nuôi có được nguồn giống đảm bảo, chất lượng giống tốt, kiểm soát được con giống ngay từ ban đầu.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là lở mồm long móng, tai xanh và liên cầu khuẩn ở lợn, quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ đề phòng tái phát. Giao trách nhiệm cho các trưởng thôn, trưởng ban thú y xã, thú y viên phối hợp với các đoàn thể của địa phương tổ chức tuyên truyền và giám sát chặt diễn biến dịch trên địa bàn khi có cảnh báo hiện tượng dịch bệnh của lãnh đạo cấp trên và cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Các địa phương trong huyện thực hiện đảm bảo kế hoạch chỉ đạo của thành phố và huyện về công tác tiêm các loại vaccine phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là trên đàn lợn. Thường xuyên tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng gia súc nói chung và đàn lợn nói riêng.

Thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y thịt động vật bán tại các chợ hàng ngày một cách chặt chẽ. Trong năm 2016 số con lợn được kiểm dịch là 55278 con lợn thịt và kiểm dịch được 21927 con lợn con, đây là lượng lợn được vận chuyển ra khỏi huyên và vào huyện, mức kiểm dịch tăng lên 10,2% so với năm 2014.

Xây dựng mạng lưới thú y đến tận thôn, mỗi thôn đều có lực lượng thú y viên có đủ cơ bản điều kiện hành nghề tại địa phương. Củng cố lại mạng lưới thú y, cơ sở vật chất ở các xã, thị trấn trong huyện. Nhưng các cán bộ thú y cơ sở với mức phụ cấp thấp; đồng thời, chưa được quan tâm đầu tư và hỗ trợ đảm bảo về điều kiện vật tư, trang thiết bị nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công việc tiêm phòng, cũng như quản lý dịch bệnh.

Khi có ổ dịch xảy ra, thực hiện đúng quy trình, chế độ báo cáo về diễn biến dịch bệnh lên cấp trên để quyết định công bố dịch và có các biện pháp xử lý, chỉ đạo kịp thời; giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và các ngành, chức năng của huyện và địa phương phối hợp tổ chức khoanh vùng, quản lý chặt chẽ và sử dụng đồng bộ các giải pháp xử lý triệt để các ổ

dịch; lập chốt kiểm dịch kiểm soát nghiêm ngặt không để người dân, thương lái vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng có dịch. Tổ chức thống kê, điều tra tìnhh hình dịch trong địa bàn để chủ động phòng, chống.

Thường xuyên tổ chức vệ sinh, phun thuốc tiêu độc, khử trùng môi trường vùng có dịch, không để dịch bệnh lây lan, kéo dài gây thiệt hại, ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi. Các địa phương thực hiện hiệu quả các tháng hành động về vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi và môi trường theo đúng chỉ đạo của thành phố và huyện, đặc biệt trong năm tổ chức ít nhất 2 đợt phun thuốc tiêu độc, khử trùng trên địa bàn toàn thành phố ở những nơi thường xuyên có dịch bệnh và ổ dịch cũ, nhất là dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng,...

Chấn chỉnh việc giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện theo Công văn số 198/CV-TY-DT ngày 30/09/2011 của Chi cục Thú y. Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức cá nhân khi nuôi động vật mẫn cảm với bệnh và phải tổ chức nuôi cách ly, theo dõi trước khi nhập đàn. Trạm thú y tổ chức kiểm soát các lò mổ gia đình trên địa bàn huyện, 25 địa điểm giết mổ được Trạm thú y thường xuyên đến để kiểm tra.

Hằng năm thành phố và huyện xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức 2 đợt chính (vụ xuân và thu đông) về công tác tiêm vaccine phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, trong đó đặc biệt chú trọng đến đàn lợn. Theo đó, huyện đã khuyến khích tất cả các hộ chăn nuôi lợn tiêm phòng cho đàn lợn của mình (thuộc diện phải tiêm) để nhằm tránh những thiệt hại về dịch bệnh xảy ra. Trước khi tiến hành tiêm phòng, huyện và xã tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ thú y và có sự hỗ trợ của các cửa hàng, đại lý bán thuốc thú y phối hợp. Sau đó tổ chức họp các thôn, xóm để phổ biến cho các hộ hiểu về tác dụng của đợt tiêm phòng và lịch để các hộ chủ động ở nhà phối hợp. Ngoài ra, chỉ đạo các địa phương thường xuyên tuyên truyền trên đài truyền thanh để các hộ không có điều kiện đi họp có thể biết và thực hiện đạt kết quả cao.

Qua 3 năm (2014 – 2016) tình hình tiêm vaccine phòng dịch bệnh trên đàn lợn đã đạt lên mức cao hơn nhiều, các năm trước có khá nhiều hộ chăn nuôi lợn nhưng không đăng ký tiêm phòng. Ngoài việc tiêm phòng 3 bệnh đỏ

như những năm trước, hiện nay thành phố Hà Nội và huyện còn chỉ đạo, tổ chức tiêm phòng cho các bệnh mang tính dịch lớn như lở mồm long móng, bệnh tai xanh. Chính vì vậy, trong 3 năm qua trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. Khi có hiện tượng dịch ở điểm nào trong huyện thì các cơ quan, ban, ngành chuyên môn đã phối hợp với các địa phương khoanh vùng, kiểm tra chặt chẽ và tuyên truyền chữa trị kịp thời, không để xảy ra tình trạng lây lan, bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, huyện còn hỗ trợ vôi bột cho các địa phương và hộ chăn nuôi để chủ động vệ sinh môi trường và khuyến khích các hộ chăn nuôi thường xuyên xử lý chuồng trại, chất thải nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh xảy ra.

Bảng 4.21. Kết quả tiêm Vacxin phòng dịch bênh cho đàn lợn trên địa bàn huyện Đông Anh trong 3 năm (2014 – 2016)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm2015 Năm2016 TĐPT (%) 15/14 16/15 BQ 3 bệnh đỏ Con 136.850 129.050 191.850 94,30 148,66 118,40 LMLM Con 48.973 46.263 51.562 94,47 111,45 102,61

Tai xanh Con 45.935 44.838 50.626 97,61 112,91 104,98

Vôi Tấn 1.906 2.050 2.812 107,56 137,17 121,46

Nguồn: UBND huyện Đông Anh (2016) Qua nghiên cứu ta thấy được số lượng lợn chết do dịch bệnh ngày càng được giảm xuống. Qua 3 năm tỷ lệ lợn chết giảm xuống đáng kể, năm 2014 có 1,1% số lượng lợn chết do 3 bệnh đỏ, đến năm 2016 chỉ còn 0,77%. Bệnh lở mồm long móng trong 3 năm qua rất ít xảy ra ở huyện và số lượng lợn chết rất ít, năm 2016 chỉ có 0,48% số lượng lợn chết vì bệnh này. Đối với bệnh tai xanh năm 2014 xuất hiện hiện tượng tại một số địa bàn trong huyện nhưng đã kịp thời khoanh vùng chữa trị, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiệt hại gây ra, có tới 1,56% số lượng lợn chết vì bệnh này. Đến năm 2016 khi đã được tiêm phòng đầy đủ, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và kiểm dịch tốt hơn thì lợn chết do bệnh tai xanh không còn xảy ra trên địa bàn huyện.

Bảng 4.22. Tình hình hỗ trợ vật tư công tác phòng dịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)