Một số chính sách quản lý rủi ro trong chăn nuôi ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50)

Rủi ro trong chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là thời kỳ hội nhập. Một số biện pháp làm hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi mà chính phủ áp dụng là san sẻ rủi ro thông qua trợ cấp bằng ngân sách của Chính Phủ. Do đó rủi ro được san sẻ cho tất cả mọi người thông qua đóng thuế. Hệ thống chính sách quản lý rủi ro của ngành chăn nuôi lợn rất đa dạng và bao gồm nhiều đơn vị, nhiều cấp quản lý khác nhau và bap phủ nhiều lĩnh vực khác nhau. Các chính sách của Chính phủ được phân loại thành ba nhóm gồm: nhóm phòng chống rủi ro, nhóm chia sẻ rủi ro và nhóm khắc phục rủi ro. Các chính sách này bao phủ khá đầy đủ tất cả các khâu cũng như các tác nhân tham gia vào ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.

Trong nhóm quản lý đầu vào gồm giống và thức ăn chăn nuôi, có Pháp lệch về giống vật nuôi và Nghị định số 08/2010/NĐ- CP về quản lý thức ăn gia súc. Nhóm các chính sách thú y đóng vai trong quan trọng nhất trong kiểm soát rủi ro dịch bệnh với Pháp lệnh thú y năm 2004. Trên cơ sở Pháp lệnh thú y 2004, Chính phủ đã ban hành các chính sách gồm Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 và Nghị định 119/2008/ NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết ban hành pháp lệnh thú y và Nghị định số 40/2009/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thú y.

Ngoài ra trong những năm gần đây, Chính Phủ còn ban hành một số chính sách nhằm quản lý rủi ro trong chăn nuôi về đầu vào và đối phó với dịch bệnh như: Nghị định 08/2010/ NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi với mục tiêu của nghị định này là khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi.Trong đó chú trọng quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khuyến khích khai thác và chế biến các loại thức ăn bổ sung từ nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu.Ngoài ra, nhà nước cũng tạo điều kiện để hỗ trợ nâng cao năng lực các phòng phân tích phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghi lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa 10 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Mục tiêu của

Nghị quyết số 21/2008 là đưa ra các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân; Quyết định số 51/2006/QĐ- BNN ngày 16/6/2006 về việc quy định về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh và phân phối cung ứng vacxin lở mồm long móng. Trong quyết định này đã quy định về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh và phân phối, cung ứng vắc xin lở mồm long móng tại Việt Nam. Nhờ có chính sách này mà các hộ chăn nuôi lợn được tiêm phòng bệnh lở mồm long móng hang năm, cũng như sử dụng các loại thuốc phòng chống bệnh long móng lở mồm có hiệu quả, góp phần kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm này cho các hộ chăn nuôi lợn; Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 về việc hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc. Trong đó, Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí phòng, chống lở mồm long móng ở gia súc đối với những vùng khống chế và 50% đối với vùng đệm để tiêm phòng gia súc thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc. Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại cũng như hợp tác xã có gia súc phải tiêu hủy do mắc bệnh lở mồm long móng sẽ được hỗ trợ với mức bình quân 10.000 đồng/kg lợn hơi. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi lợn cũng được khoanh vùng vay vốn cho chăn nuôi lợn trong vòng một hoặc hai năm tại các ngân hang thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật; Quyết định số 859/QĐ- TTg ngày 10/7/2007 về việc xuất hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho một số địa phương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc. Chính phủ đưa ra các quy định xuất các mặt hàng trong kho dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho các địa phương ở vùng bắt buộc và vùng đệm khi có dịch bệnh gia súc xảy ra.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số chính sách hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi như chính sách về vệ sinh thực phẩm và thú y. Tuy nhiên, thực tế phần lớn các chính sách hướng đến phát triển chăn nuôi và giảm thiểu rủi ro đều chỉ được ban hành với tính chất khắc phục hậu quả của rủi ro chứ chưa mang tính chất phòng ngừa. Điều này cho thấy công tác quản lý rủi ro đang thiếu những nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho việc ban hành các chính sách có hiệu quả.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở phía Bắc của thành phố, được ngăn cách bởi hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hướng Tây nam của huyện. Địa giới hành chính của huyện Đông Anh giáp ranh với các tỉnh, huyện sau:

- Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn. - Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh.

- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm, quận Tây Hồ thành phố Hà Nội - Phía Tây giáp huyện Mê Linh.

Huyện Đông Anh cách trung tâm Thành phố 20 km, cách sân bay Nội Bài 10 km nằm trên trục đường quốc lộ 3, có đường Bắc Thăng Long (nay là đường Võ Văn Kiệt) chạy qua, đường 5 kéo dài, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp nối từ cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Cùng với đường sông, giao thông đường bộ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện giao lưu kinh tế, văn hoá với các địa bàn lân cận (UBND huyện Đông Anh, 2016).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13,7 m (tại đồi gò Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3 m (tại đồng Phong Châu xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng có diện tích khác nhau như sau:

- Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6,0 m đến 10,3 m. Vùng này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn các sông, vào mùa mưa lũ khi nước sông lên cao làm ngập lụt toàn bộ diện tích đất.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0 m đến 13,7 m. Đây là vùng đất cao nhất trong huyện được phân bố ở các xã: Bắc Hồng,

Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa. Vùng địa hình này thường gặp hạn vào mùa khô. Nên việc cung cấp nước tưới gặp khá nhiều khó khăn do phải bơm 3 cấp mới có nước.

- Vùng trong đê địa hình có độ cao từ 8,0 m - 11,0 m, được phân bố phía Tây Bắc và trung tâm huyện. Đây là vùng địa hình cao thứ hai của huyện nên không bị ngập úng vào mùa mưa, còn trong mùa khô phải bơm 2 cấp mới có nước tưới cho đồng ruộng.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0 m - 8,0 m, phân bố ở phía Nam huyện, vùng này có đặc điểm là cung cấp nước tưới qua trạm bơm cấp một.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình 4,3 m - 6,0 m, chủ yếu nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện. Vùng này được coi là thấp nhất trong huyện, về mùa mưa những khỏanh đất trũng hay bị ngập úng (UBND huyện Đông Anh, 2016).

3.1.1.3. Khí hậu

Đông Anh có chung chế độ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau (UBND huyện Đông Anh, 2016).

Chế độ nhiệt được phân hoá theo hai mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,72oC, trong đó nhiệt độ không khí tháng cao nhất trong năm là tháng 6 với 34,8oC và tháng thấp nhất là tháng 12 với 15,7oC.

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 25oC

- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 1600 – 1800 mm.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 80 – 87%.

Với đặc điểm khí hậu trên, Đông Anh thuận lợi cho sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

3.1.1.4. Thủy văn

Đông Anh thuộc tiểu vùng đất bạc màu nằm trong khu vực sông Hồng. Đây là vùng đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ, do chế độ canh tác lạc hậu của nông dân từ lâu đời để lại nên thảm thực vật tự nhiên bị tàn phá nặng, quá trình rửa trôi mạnh. Vì vậy, hàm lượng mùn trên đất mặt rất thấp, tầng đất dưới có hàm lượng sét cao hơn.

Đông Anh có hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê và sông Thiếp với các lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng là 2.309 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 5,3m; sông Đuống có lưu lượng là 3.027 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 5,01m… là điều kiện thuận lợi cho giao thương phát triển đường thủy cũng như cung cấp nguồn nước phong phú cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa có các tuổi khác nhau, từ phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Theo phân loại đất Đông Anh được chia thành 8 loại đất:

Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm: Có diện tích 956,07 ha, chiếm 8,98% diện tích.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ: Đất có diện tích 1.774,07 ha chiếm 16,66% diện tích.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, có tầng loang lổ: Đất có diện tích là 1849,92 ha, chiếm 17,38% diện tích.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng lây: Loại đất này có 1.351,22 ha, chiếm 12,69% diện tích.

Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước: Đất có diện tích 594,00 ha, chiếm 5,58% diện tích.

Đất xám bạc màu (B): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong tổng số c ác loại đất của huyện Đông Anh, diện tích 3.261,33 ha, chiếm 30,63% diện tích. Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (F): Đất này có diện tích 382,88 ha, chiếm 3,60% diện tích.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Đông Anh có từ nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa: - Nguồn nước mặt: Đông Anh hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng chảy dọc theo ranh giới huyện theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam có chiều dài 16 km; sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam với chiều dài 5 km; sông Cà Lồ nằm phía Bắc huyện có chiều dài 9km. Ngoài ra, còn có 2 nhánh sông nhỏ là sông Thiếp bắt nguồn từ xã Tiền Phong (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc) chảy vào địa phận Đông Anh và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê với nguồn nước không lớn nhưng tương đối ổn định (UBND huyện Đông Anh, 2016).

Vùng đầm hồ Vân Trì có diện tích 130 ha là nguồn cung cấp nước mặt phong phú đáp ứng lượng nước tương đối lớn cho sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành và phát triển theo hướng du lịch sinh thái đầy triển vọng của Đông Anh nói riêng và của Hà Nội nói chung.

Hệ thống sông ngòi vừa là nguồn cung cấp nước vừa tạo điều kiện cho Đông Anh phát triển vận tải đường thuỷ.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Đông Anh có chất lượng nước tốt, đảm bảo an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

- Nguồn nước mưa: Vào mùa mưa kết hợp với nước các sông hồ lên cao, nguồn nước mặt đã trở thành úng ngập cho các vùng đất thấp trũng trong huyện gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước mặt tại các hệ thống sông, đầm và ao hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp khi mùa khô lượng mưa hầu như rất ít. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép Đông Anh chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá.

c. Tài nguyên khoáng sản

Là huyện có trữ lượng than bùn khá lớn khoảng 659.661 tấn được phân bố tập trung ở xã Việt Hùng và xã Liên Hà. Các nhóm kim loại quý hiếm hầu như không có, tuy nhiên các nguyên vật liệu xây dựng như cát xây dựng có số lượng lớn nằm dọc theo sông Hồng, sông Đuống (UBND huyện Đông Anh, 2016).

d. Tài nguyên nhân văn

Lễ hội đền Cổ Loa gắn với sự tích An Dương Vương đã làm vẻ vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cho đến nay, vùng đất Đông Anh có nhiều đổi mới về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với nhiều làng nghề truyền thống được phát huy như nghề trạm khắc gỗ, làm mộc, nghề đan... Dân cư sống tập trung thành các làng xóm đông đúc, là nơi hội tụ nhân tài, nơi sinh ra của nhiều khoa bảng Tiến sĩ đã được ghi danh trong Quốc tử Giám đã minh chứng cho vùng đất hiếu học này.

e. Thực trạng môi trường

Huyện Đông Anh có nhiều sông, ngòi lớn và hồ nước, cây xanh cũng được trồng nhiều không chỉ tại những nơi công sở, khu công cộng mà còn được trồng trong các khu dân cư nông thôn đã mang đến sự mát mẻ và bầu không khí trong lành. Đối với các chất thải sinh hoạt đã được thu gom, tập trung theo các điểm quy hoạch đến từng xã đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện cũng có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường (nhất là môi trường nước và không khí) do thiếu hệ thống xử lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng và một số diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng do nguồn nước. Chất thải trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long cũng đã được đầu tư và xử lý triệt để trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

f. Thảm thực vật và cây trồng

Huyện Đông Anh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, là vùng đất được khai thác và sử dụng từ lâu đời, triệt để, nên hiện nay không còn thảm thực vật tự nhiên hay đồng cỏ. Các loại cây trồng đa dạng như: lúa, rau, đậu, hoa…. Tuy cây lúa vẫn chiếm vị trí hàng đầu nhưng hiện nay trong huyện đã hình thành vùng chuyên trồng rau an toàn cung cấp cho huyện và cho thủ đô Hà Nội.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động và mức sống dân cư

a. Dân số

Bảng 3.1. Tình hình dân số tại huyện Đông Anh năm 2016 STT Các xã/thị trấn Dân số (người)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)