3.1.2.1. Dân số, lao động và mức sống dân cư
a. Dân số
Bảng 3.1. Tình hình dân số tại huyện Đông Anh năm 2016 STT Các xã/thị trấn Dân số (người) Mật độ (người/km2) Toàn huyện 374883 2058 1 Nam Hồng 13429 1562 2 Uy Nỗ 17276 2278 3 Cổ Loa 17838 2211 4 Tàm Xá 4538 884 5 Nguyên Khê 13887 1863 6 Xuân Nộn 14023 1304 7 Tiên Dương 17629 1762 8 Bắc Hồng 13255 1867 9 Vân Nội 11780 1843 10 Kim Nỗ 13891 2115 11 Kim Chung 30801 4177 12 Mai Lâm 13726 235 13 Đông Hội 11143 1613 14 Xuân Canh 10899 1779 15 Đại Mạch 16561 1801 16 Võng La 11350 1635 17 Hải Bối 19756 268 18 Vĩnh Ngọc 14281 1536 19 Liên Hà 16742 2065 20 Vân Hà 10818 2076 21 Dục Tú 17456 2057 22 Thụy Lâm 18761 1751 23 Việt Hùng 16401 1966 24 TT Đông Anh 28642 6266
Từ bảng trên cho thấy, năm 2016 dân số huyện Đông Anh là 374883 người tăng khoảng 4045 người so với năm 2010 (370838 người), trong đó dân số đô thị là 28642 người, chiếm 7,64% tổng dân số. Dân số tăng mạnh chủ yếu là tăng dân số cơ học đến địa bàn huyện làm việc và sinh sống.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,52%. Mật độ dân cư trung bình toàn huyện là 2058người/km2 và phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn như: mật độ cao nhất là thị trấn Đông Anh 6266người/km2, xã Kim Chung 4177người/km2; thấp nhất là xã Mai Lâm 235người/km2.
b. Lao động việc làm và thu nhập
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của nhiều địa phương cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2016 của huyện là 197.163 người, chiếm 56,25% dân số. Lao động nông nghiệp có 105.578 người, đây là thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thực sự cũng như đáp ứng nhu cầu về lao động cho các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn. Nhìn chung, dân số vẫn sống bằng nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ bằng ½ thời gian trong ngày nên thường nông nhàn và hiệu quả kinh tế thấp.
Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của huyện nhìn chung mới đạt ở mức trung bình so với toàn thành phố.
c. Thực trạng phát triển kinh tế
Kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh tiếp tục tăng trưởng khá. So với năm 2015, GTSX các ngành kinh tế ước đạt 86.067,428 tỷ đồng, tăng 8,8% (năm trước 8,2%, KH 8,7%). Trong đó: Công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 8,7%; Thương mại - dịch vụ tăng 14,8%; Nông- lâm- thủy sản tăng 2,2%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,4%. Thương mai - dịch vụ tăng 14,3%; Nông - lâm- thủy sản tăng 2%. Cơ cấu các ngành kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực đúng định hướng.
- Sản xuất nông nghiệp: Đã triển khai thực hiện các giải pháp như: bám sát theo kế hoạch, lịch gieo trồng; hỗ trợ kinh phí mua giống, thuốc trừ sâu sinh học; tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng; tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nạo vét kênh mương, chủ động phương án chống úng, chống hạn... với kinh phí hỗ trợ trên 16 tỷ đồng; sản xuất nông nghiệp đã đạt được một số kết quả quan trọng, GTSX nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa
bàn huyện ước đạt 2.000 tỷ, tăng 2,2% so với năm 2015; cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (Chăn nuôi chiếm tỷ trọng 62,1 %, trồng trọt chiếm tỷ trọng 37,9 %).
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày cả năm ước đạt 18.436 ha, giảm 308 ha so với cùng kỳ trước; tổng sản lượng lương thực ước đạt 67.493 tấn, giảm 1.011 tấn so với năm trước; trong đó: diện tích lúa: 12.984 ha (diện tích giảm 227 ha do một phần diện tích lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây trồng khác, và một phần bị thu hồi GPMB phục vụ các dự án trên địa bàn). Năng suất ước 50 tạ/ha (tăng 1,4 tạ/ha); diện tích rau: 2.720 ha (giảm 24 ha), năng suất ước 238,6 tạ/ha (tăng 4,6 tạ/ha); các loại cây trồng khác là trên 2.500 ha.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì với quy mô: Đàn lợn đạt 60.00 con, giảm 10.000 con so với năm 2015; đàn trâu, bò đạt 5.926 con, tương đương năm 2013; gia cầm, thủy cầm, chim cút đạt 3,9 triệu con, tăng 0,4 triệu con năm 2015; Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo. Trên địa bàn huyện năm 2016 không có ổ dịch bệnh bùng phát.
Tiếp tục duy trình diện tích nuôi trồng thủy sản chuyên canh 550ha; đưa các loại giống thủy sản chất lượng cao như: Cá diêu hồng, trắm đen, cá trình... vào sản xuất.
- Công nghiệp – XDCB: Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, huyện đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp duy trì và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, cụ thể như: Tổ chức gặp mặt, đối thoại, hội thảo 3 hội nghị với gần 200 doanh nghiệp (DN); phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị kết nối giữa các doanh nghiệp trên địa bàn huyện với ngân hàng, thông qua hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về vốn, lãi suất, thị trường và hấp thụ vốn, tiếp tục giải tỏa hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Do đó, kết quả sản xuất công nghiệp - TTCN đã có những chuyển biến khá tích cực, GTSX công nghiệp trên địa bàn ước đạt 79.754 tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015. Cho đến thời điểm hiện tại, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quản lý là 3.627 DN. Trong đó: đang kinh doanh 2.282 DN (tăng 89 doanh nghiệp); giải thể 121 DN (tăng12 DN); bỏ trốn 162 (giảm 38 DN);
- Thương mại - dịch vụ - du lịch: được quan tâm chỉ đạo và phát triển. Giá trị sản xuất TMDV trên địa bàn Huyện đạt 4.305,2 tỷ đồng tăng 14,8%. Các loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường rất đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng hàng hóa được đảm bảo đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hầu hết các mặt hàng kém về chất lượng, vi phạm mẫu mã, giá cả và vi phạm các quy định trong kinh doanh thương mại đều được xử lý nghiêm theo quy định nên tình trạng kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, vi phạm mẫu mã, giá cả... cơ bản không còn trên địa bàn huyện. Phát hiện và xử lý 3.541 vụ, với tổng số tiền thu được 13,94 tỷ đồng, chủ yếu là các vi phạm về hàng nhập lậu, vi phạm qui định về nhãn hàng hóa, vi phạm về giá. Song cùng với đó là trật tự kinh doanh tại các chợ trên địa bàn huyện đã từng bước được sắp xếp lại và được xã hội hoá trong công tác quản lý nên đã góp phần vào việc thúc đẩy thương mại, dịch vụ kinh doanh và văn minh thương mại trên địa bàn huyện.
UBND huyện tích cực chỉ đạo công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác các chợ trên địa bàn; Đối với các chợ đã chuyển đổi xong UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra, yêu cầu thực hiện nghiêm theo đúng phương án đã được phê duyệt. Đối với các chợ còn lại: Chợ VHDL Cổ Loa, Chợ Tó, Chợ Trung tâm Đông Anh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch, hoàn thành việc phát hành hồ sơ mời thầu trong năm 2016.
Du lịch trên địa bàn huyện đã và đang được quan tâm, phát triển. Huyện Đông Anh đã phối hợp với Viện Văn hóa Thăng Long mời các nhà sử học hàng đầu Quốc gia tổ chức hội thảo chuyên đề “Ngô Quyền với Cổ Loa, Cổ Loa với Ngô Quyền”. Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch phục vụ miễn phí cho các đoàn khách Quốc tế, các bộ ngành, quận, huyện; đặc biệt là đón 360 đại biểu của Hội di sản Hà Nội, 2000 sinh viên trường Đại học Văn hóa đến với tua du lịch Cổ Loa – Đền Sái – Rối nước Đào Thục – Trường Quay Cổ Loa... Phường rối nước Đào Thục đã biểu diễn tổng số 80 buổi tại các thôn làng trong và ngoài huyện, lễ hội Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám; biểu diễn tại chỗ 60 buổi thu hút 600 du khách quốc tế.
3.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội
a. Giao thông
Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung
tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài cửa ngõ thông thương với quốc tế; có các tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 3B, quốc lộ 23, quốc lộ 23B đi các tỉnh phía Bắc.
Hệ thống đường huyện lộ đã được nâng cấp, rải nhựa, nhất là các trục kinh tế Miền Đông…được đầu tư rất đồng bộ đã và đang phát huy hiệu quả trong việc giao thương phát triển kinh tế giữa các vùng. Đường liên xã thường xuyên được duy tu bảo dưỡng đảm bảo thông suốt 24/24 xã, thị trấn. Trong mấy năm trở lại đây, giao thông nông thôn đã được đầu tư vốn nâng cấp, trải nhựa 36 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 31km, đầu tư 5 tuyến đường bê tông cho 5 thôn nghèo ở 5 xã với tổng chiều dài 7,4km... Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.
b. Thủy lợi
Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có các sông chính như sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và ngoài ra còn có vùng đầm hồ Vân Trì với diện tích 130 ha đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước úng.
Tiến hành nạo vét 1.190 tuyến kênh với tổng chiều dài 915.398m, khối lượng 179.735m3 phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, lắp đặt 02 trạm bơm dã chiến, khắc phục tình trạng hạn hán, cơ bản cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kiên cố 12 tuyến kênh với tổng chiều dài 14,66 km… đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
c. Giáo dục – Đào tạo
Mạng lưới trường, lớp được duy trì và phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng được học tập của con em nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có 28 trường mầm non (25 trường công lập và 03 trường tư thực); 28 trường tiểu học; 01 trường Chất lượng cao; 25 trường trung học cơ sở; 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 09 trường phổ thông trung học (5 trường công lập và 4 trường dân lập) và 03 trường dạy nghề với trên bốn nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên và hàng vạn học sinh. Cơ sở vật chất trường học được đầu tư bổ sung, thay thế các phòng học cấp 4 bằng các phòng học kiên cố, đảm bảo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp, thiết bị, phương tiện dạy học và thực hành được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại.
d. Cơ sở cơ sở y tế
Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác khám chữa bệnh ngày càng cải thiện. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước nâng lên. Các hình thức chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đa đạng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Trang thiết bị y tế được nâng cấp ở các tuyến. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, kiện toàn và phát huy tác dụng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 bệnh Viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 24 xã, thị trấn có trạm y tế xã và 166 cơ sở khám bệnh tư nhân. Đến nay 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc Gia về y tế. Các dịch bệnh nguy hiểm, vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát tích cực nên không để dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt hiệu quả cao, thường xuyên có trên 99% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 16,9% xuống còn 13,1% (theo tiêu chí mới: 17,5%).
e. Mạng lưới bưu chính - viễn thông
Ngành bưu chính viễn thông đã có sự tiến bộ đáng kể, tạo nên sự đổi mới trong trao đổi thông tin, đặc biệt là thông tin bằng điện thoại di động. Mạng lưới thông tin liên lạc đã được quan tâm phát triển, ngành bưu chính viễn thông đã triển khai lắp đặt được trên 1.000 máy điện thoại cố định, đưa tổng số máy lên 65.700 máy (bình quân 73 máy/100 hộ dân), 131.878 người sử dụng điện thoại di động, đã lắp đặt được 2.300 đường truyền internet.
Các dịch vụ bưu chính viễn thông chất lượng cơ bản tốt, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.
3.1.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất
Công tác quản lý đất đai luôn được UBND huyện Đông Anh chú trọng và dần đi vào nề nếp, ngày càng quản lý tốt hơn theo yêu cầu của Luật đất đai năm 2003 như công tác quản lý đất công, đất chưa sử dụng, xử lý thu hồi và đề nghị thu hồi đất sử dụng sai mục đích, bỏ đất hoang hóa, vi phạm luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đặc biệt là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng ổn định, nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất và tăng nguồn thu ngân sách về đất.
Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do vậy UBND huyện Đông Anh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai các văn bản
liên quan đến công tác quản lý đất đai. Sau khi Luật đất đai 2003 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai có hiệu lực, các quy định của thành phố, UBND huyện Đông Anh đã ban hành các văn bản và tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về pháp luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu và thực hiện pháp luật đất đai. Qua đó phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khia quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.
Huyện Đông Anh có tổng diên tích đất tự nhiên là 18213,9ha. Diện tích đất tự nhiên của các xã, thị trấn trong huyện phân bố không đồng đều, lớn nhất là xã Xuân Nộn 1075,72ha, chiếm 5,9% diện tích toàn huyện, nhỏ nhất là thị trấn Đông Anh 457,11ha, chiếm 2,5% diện tích toàn huyện.
Đông Anh có diện tích đất nông nghiệp là 9112,4ha, chiếm 50,03% tổng diện tích đất tự nhiên: Đất sản xuất nông nghiệp: 8461,9ha, chiếm 92,86% diện tích đất nông nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản: 638,5ha, chiếm 7,01% diện tích đất nông nghiệp Đất nông nghiệp khác: 11,9ha, chiếm 0,13% diện tích đất nông nghiệp.
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh năm 2016
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 18213,9 100,0
1 Đất nông nghiệp 9112,4 50,03
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8461,9 46,46
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8262,0 45,36
1.1.1.1 Đất trồng lúa 7364,8 40,44
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 897,2 4,93
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 199,9 1,10
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 638,5 3,51