Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế rủi ro dịch bệnh của các hộ chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 104)

CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH 4.3.1. Kiến thức quản lý và kỹ năng của người chăn nuôi lợn

Theo số liệu điều tra cho thấy hầu hết những người chăn nuôi về trình độ học vấn đa phần là học hết cấp 2 và cấp 3, chính vì thế người chăn nuôi chưa trải qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ gì nên kiến thức chăn nuôi còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan vẫn nằm trong chính bản thân những hộ chăn nuôi. Nhiều chủ hộ vẫn chủ quan coi nhẹ công tác phòng và chữa bệnh, không có những chiến lược thích ứng hay không có những cách quản lý, phòng chống nên đã dẫn đến những rủi ro không đáng có. Đồng thời, một số chủ hộ do kiến thức quản lý, thậm chí đến những kỹ năng cơ bản để tiếp cận, ứng dụng trong chăn nuôi còn hạn chế nên đã dẫn đến những rủi ro không đáng có của mình. Hơn nữa, một số hộ dân được mời đi dự các buổi tập huấn tại huyện và xã hoặc của các Doanh nghiệp tổ chức thì người dân không đi, bởi với họ không cần

thiết phải đi, chính vì thế khó có thể tiếp thu được những vấn đề mới mà mang tính thiết thực để có thể áp dụng trong chăn nuôi được một cách dễ dàng hơn hoặc những vấn đề mà nhiều người chăn nuôi lợn thịt đang mắc phải, thì có người chia sẻ để phòng tránh các rủi ro và giải quyết khó khăn, thắc mắc đạt hiệu quả hơn.

Bảng 4.23. Trình độ của người chăn nuôi lợn huyện Đông Anh

ĐVT: %

STT Chỉ tiêu QMN QMV QML Tính chung

1 Cấp 1 16,67 6,00 5,00 9,00

2 Cấp 2 36,67 32,00 30,00 33,00

3 Cấp 3 46,67 62,00 65,00 58,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nhận thức của người chăn nuôi về nơi mua và cách sử dụng thuốc thú y chưa tốt nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chăn nuôi và nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. Thực tế cho thấy việc người chăn nuôi hiện nay tự mua thuốc, vắc-xin thú y về sử dụng cho đàn gia súc, gia cầm là rất phổ biến. Nhiều hộ chăn nuôi đã nhiều năm nhưng chưa từng tới hỏi ý kiến phòng, trị bệnh của cán bộ thú y cấp cơ sở, thậm chí đến lịch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm cũng bị sao nhãng vì nghĩ mình chủ động vẫn hơn. Việc mua thuốc, vắc-xin thú y và các chế phẩm liên quan được người chăn nuôi thông qua các cửa hàng kinh doanh, các đại lý thức ăn chăn nuôi, nhiều khi các hãng thuốc thú y tìm đến tận các trang trại để quảng cáo và bán thuốc cho người chăn nuôi mà không thông qua ngành chức năng hay chính quyền địa phương. Chất lượng và hiệu quả sử dụng thuốc thú y thì rất vô cùng. Có khi điều trị khỏi cho gia súc, gia cầm, có khi không, một số cửa hàng thì đứng ra “bảo hành” cho người chăn nuôi theo kiểu “không khỏi bệnh thì không lấy tiền”. Nhưng thực tế thiệt hại của người chăn nuôi do thiếu hiểu biết trong dùng thuốc, vắc-xin thú y vẫn xảy ra. Và nghiêm trọng hơn, chính việc sử dụng thuốc kém phẩm chất, vắc-xin không bảo đảm chất lượng hay sử dụng mà không đúng cách chính là con đường làm cho dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng có cơ hội phát sinh, lây lan.

4.3.2. Tình hình đất đai và quy mô, diện tích chuồng trại

Hiện nay, chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi của các hộ chủ yếu là chuồng bán kiên cố. Chỉ mộ số hộ chăn nuôi quy mô lớn đầu tư chuồng kiên cố và các hộ quy mô nhỏ vẫn còn chuồng tạm bợ, cho nên việc tu sửa hàng năm cũng tốn khá nhiều chi phí của người chăn nuôi. Hơn nữa, các hộ sản xuất chăn nuôi đa số ở trong khu vực dân cư, còn lại số ít hộ chăn nuôi nằm liền kề khu dân cư.

Bảng 4.24. Tình hình đất đai, diện tích chuồng trại của hộ

ĐVT: m2

STT Chỉ tiêu QMN QMV QML Tính chung

1 Diện tích đất SX của hộ 720 900 540 774

2 Diện tích chuồng BQ/hộ 22,2 58,5 97,8 55,47

3 Diện tích đất ở của hộ 160 195 210 187,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Do đó, việc giải quyết khi gặp dịch bệnh rất khó. Chính vì vậy, mong muốn của người sản xuất chăn nuôi là có khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư để thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh và kiểm soát, khoanh vùng dễ dàng khi có dịch bệnh xảy ra. Nhưng với tình hình hiện nay để thực hiện được điều này thì rất khó khăn, bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là chính sách về đất đai và quỹ đất phục vụ sản xuất hạn hẹp. Bên cạnh đó, việc di rời các chuồng, trại chăn nuôi đang có trong dân cư cũng là một trong những nguyên nhân khó khăn, vướng mắc mà hộ chăn nuôi cần quan tâm.

4.3.3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý

Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế, lực lượng quản lý các mặt hàng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là thuốc thú y ở cấp cơ sở còn mỏng, nhất là trình độ cán bộ thú y cấp cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu về thú y của người chăn nuôi trong huyện. Mặt khác, phụ cấp của nhà nước đối với cán bộ thú y cấp cơ sở còn quá thấp, chưa tạo được cho họ yên tâm trong công tác, làm giảm tâm huyết yêu nghề của cán bộ thú y cơ sở. Một số bộ phận chuyên môn chưa làm tốt vai trò tham mưu cho chính quyền

cơ sở trong lĩnh vực quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, phát hiện, báo cáo tình hình dịch bệnh với cấp có thẩm quyền chưa kịp thời

Bảng 4.25. Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý

STT Chỉ tiêu SL (Người) CC (%) 1 Trung cấp 17 70,83 2 Cao đẳng 3 12,50 3 Đại học 2 8,33 4 Sau đại học 2 8,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Huyện chưa có điều tra nắm tổng đàn lợn trong huyện được thường xuyên nên khi các địa phương đăng ký số lượng vaccine tiêm phòng cho đàn lợn trên địa bàn huyện để thành phố cấp hỗ trợ chưa sát và phù hợp với nhu cầu của hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, còn có một số hộ chăn nuôi chưa thực sự đồng thuận phối hợp với cán bộ cấp cơ sở để thực hiện việc quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi lợn cho hộ, cũng như trong vùng. Đồng thời, thời gian từ khi đăng ký đến thời điểm cấp vaccnie khá xa nhau so với 1 lứa lợn nuôi nên lượng vaccine cung cấp để tiêm phòng chưa sát với nhu cầu và thời gian nên đã có hiện tượng những lúc thừa, lúc thiếu vaccine. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử phạt đối với một số hộ chăn nuôi không chấp hành thực hiện theo chủ trương, kế hoạch tiêm phòng của thành phố, huyện đề ra mà có thể để gây ra dịch bệnh lây lan không những cho hộ mà còn lây lan cho hộ khác, thậm chí cho cả vùng chăn nuôi xung quanh.

4.3.4. Giá cả thị trường đầu vào

Ngành chăn nuôi lợn thịt hiện nay, đang chịu sự ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chăn nuôi theo quy mô của các trang trại mà các hộ chăn nuôi chưa tìm được giải pháp để khắc phục hạn chế sự rủi ro mà các yếu tố thị trường mang đến cho hộ chăn nuôi.

Thị trường là nhân tố cho hộ chăn nuôi quyết định để lựa chọn cho quá trình sản xuất trong chăn nuôi, thường các hộ chăn nuôi theo các quy mô lớn rất quan tâm đến tình hình về giá về giống lợn, TĂCN, tình hình về thuốc thú y, các yếu tố đó, tăng cao làm cho hộ chăn nuôi lo lắng cho đến khi xuất bán, khi giá cả

giống lợn, TĂCN, thuốc thú y giảm thì khả năng gặp phải rủi ro là rất thấp đối với các hộ chăn nuôi theo các quy mô lớn, quy mô vùa và quy mô nhỏ.

Giá về giống lợn, thức ăn chăn nuôi, tình hình về thuốc thú y tăng thì thu nhập của các quy mô trong chăn nuôi giảm, khả năng tái đầu tư của các hộ chăn nuôi sẽ giảm.

Gián bán của sản xuất của hộ chăn nuôi giảm thì làm ảnh hưởng đến tình hình thu nhập giảm, thậm chí còn thua lỗ, nợ lần trong sản xuất, đây là một trong lỗi lo của hộ chăn nuôi tham gia vào quá trình sản xuất trong chăn nuôi hiện nay.

Giá về giống lợn, thức ăn chăn nuôi, tình hình về thuốc thú y giảm thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng, các hộ tham gia vào mở rộng đầu tư trong sản xuất.

Gián bán của sản xuất của hộ chăn nuôi tăng thu nhập của hộ tham gia vào quá trình sản xuất trong chăn nuôi tăng, vì vây nó đảm bảo được yếu cầu về cuộc sống cho các hộ gia đình tham gia vào quá trình sản xuất trong chăn nuôi.

Như vậy giá cả thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư mở rộng hay thu hẹp quy mô chăn nuôi của các hộ.

4.4. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.4.1. Các quan điểm đề xuất giải pháp

Trong những năm gần đấy ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của nước ta gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Song cơ hội để phát triển không phải là không có. Khi nước ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi và chăn nuôi lợn được mở rộng và ít bị hạn ngạch và thuế hơn. Một số dịch bệnh trong chăn nuôi lợn đã được kiểm soát và đã tìm ra cách quản lý và giám sát dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh (PRRS),… Bên cạnh đó, khi dịch bệnh trên lợn xảy ra liên tục và có nhiều diễn biến khó lường, cùng với giá thịt gia súc (bò, trâu) tăng cao liên tục làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân chuyển dần sang sử dụng thịt lợn trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng với đó, khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng cao thì yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao thì dịch bệnh trong chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.

Tuy ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và thách thức. Nguyên nhân và những thách thức theo chúng tôi có một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là thách thức từ dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh trên lợn vẫn thường xuyên bùng phát ở nhiều tỉnh thành và địa phương trên cả nước gây ra không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn gây tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi ở các vùng không bị dịch, ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ sản phẩm ở những vùng không có dịch. Rất nhiều người chăn nuôi đã bỏ hẳn chăn nuôi lợn để chuyển sang chăn nuôi loại vật nuôi khác hoặc sang hoạt động ở lĩnh vực khác.

Thứ hai, trong những năm gần đây lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt do sự tăng giá của nguyên vật liệu. Cùng với đó nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu nhập từ nước ngoài về sản xuất và phụ thuộc rất nhiều vào các tập đoàn sản xuất thức ăn lớn. Cùng với giá thức ăn chăn nuôi là giá điện, giá xăng, thuê lao động, giá thuốc thú y,… Trong khi đó dịch bệnh xảy ra nhiều làm cho giá sản phầm đầu ra biến động thường xuyên, nhiều lúc xuống rất thấp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi.

Thứ ba, khi chúng ta hội nhập kinh tế thế giới thì ngành chăn nuôi trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, các rào cản kinh tế bị tháo bỏ và có nguy cơ mất dần thị trường trong nước bởi các sản phẩm nhập khẩu. Cùng với đó là khi gia nhập WTO các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp đặc biệt là trong chăn nuôi lợn từ Nhà nước sẽ bị hạn chế rất nhiều và chỉ được thực hiện theo như các điều khoản, các khoản mục trong nhóm chính sách “hộp xanh”. Để người chăn nuôi có thể khắc phục được rủi ro và ứng xử tốt với rủi ro trong chăn nuôi lợn thì phương hướng để hạn chế rủi ro

4.4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro dịch bênh trong chăn nuôi lợn

4.4.2.1. Quy hoạch và xây dựng vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư

Thực hiện theo hướng chăn nuôi vùng chăn nuôi tập trung để an toàn đối với dịch bệnh. Các phòng ban ở huyện như phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các địa

phương kiểm tra, rà soát, xác định lại và bổ sung vùng chăn nuôi, để tham mưu với các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch chi tiết cụ thể hơn nhằm nhanh chóng đưa chăn nuôi ra vùng xa khu dân cư đảm bảo theo đúng quy hoạch Nông thôn mới. Khuyến khích các hộ đăng ký chăn nuôi xa khu xa dân cư vào vùng chăn nuôi tập trung. Xây dựng cơ chế giám sát và chịu trách nhiệm của các ngành chuyên môn, cơ quan chức năng của thành phố và huyện đối với vùng chăn nuôi tập trung đã được cấp giấy chứng nhận. Quy hoạch và hệ thống đăng ký, kiểm định vùng chăn nuôi tập trung cần phải được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thuận tiện cho việc tra cứu và sàng lọc, cũng như để người chăn nuôi tích cực hưởng ứng.

4.4.2.2. Nâng cao vai trò của hệ thống truyền thông, tăng cường tuyên truyền

Đối với công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường việc phổ biến các thông tin liên quan đến chính sách thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền qua thông tin đại chúng thường xuyên, đặc biệt là qua phát thanh thôn xóm và các phòng và chống bệnh dịch, nhất là trong giai đoạn có dịch xảy ra.

Với hộ chăn nuôi lợn: Dựa vào việc tiếp cận nguồn thông thông tin về chăn nuôi và phòng chống dịch dịch bênh của các hộ chăn nuôi ở huyện Đông Anh thì chính quyền các cấp cần tăng cường cung cấp thông tin về tình hình chăn nuôi, và phòng chống dịch dịch bênh thông qua đài phát thanh của địa phương vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối kết hợp với các bản tin hằng ngày vì thời gian sáng sớm hoặc chiều tối là lúc người dân có thể nghe và ghi nhớ thông tin. Nâng cao trình độ và nhận thức của người dân để thay đổi thói quen không tốt trong và phòng chống dịch dịch bênh, thông qua các phương tiện đại chúng, các hình thức như văn bản, các phóng sự, bản tin, câu chuyện … để tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước về và phòng chống dịch dịch bênh, những hậu quả và nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch dịch bênh cho các hộ dân. Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện chiến dịch vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong toàn huyện, kết hợp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền khác như hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, tích cực tham gia phong trào vệ sinh nơi ở...

Với cán bộ tham gia phòng chống dịch dịch bênh. Để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch dịch bênh, cơ quan cấp trên cần hỗ trợ thông tin,

kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý ở thành phố, các xã, phường thông qua nội dung các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Nội dung tập huấn đi sâu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)