3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của huyện Đông Anh qua 3 năm (2012 – 2015). Các báo cáo của, thành phố, Sở, Ban ngành có liên quan đến chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội nói chung và huyện Đông Anh nói riêng. Các thông tin trên báo chí, các phương tiện truyền thông khác. Các thông tin, số liệu của các nghiên cứu trước đây trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Sách, báo, tập chí, luận văn có nghiên cứu về rủi ro, ứng xử của hộ nông dân với rủi ro, chăn nuôi lợn,…
Bảng 3.4. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp
Vấn đề
nghiên cứu Tài liệu Nguồn thu thập
Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận.
- Cơ sở thực tiễn về rủi ro chăn nuôi nói chung và rủi ro dịch bênh trong chăn nuôi lợn
- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài.
- Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Internet - Thư viện - Sách
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin. - Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển
kinh tế xã hội của huyện Đông Anh - Thực trạng rủi ro dịch bênh trong chăn nuôi lợn
- Định hướng và giải pháp để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh
- Báo cáo kết quả KT- XH của tỉnh qua các năm. - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chăn nuôi lợn
- Báo cáo tình hình phòng dịch bênh trong chăn nuôi lợn
- Niên giám thống kê.
- UBND huyện - Phòng NN&PTNT - Chi cục thu y
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp sẽ được thu thập bằng điều tra mẫu theo tỷ lệ (theo vùng/theo xã trọng điểm về chăn nuôi lợn và trọng điểm về rủi ro trong chăn nuôi lợn). Huyện Đông Anh hiện nay có 1 thị trấn và 23 xã, trong đó 4 xã Hải Bối, Tiên Dương, Tàm Xá và Liên Hà là các xã tập trung chăn nuôi với số lượng lớn. Hàng năm công tác phòng dịch được triển khai trên địa bàn huyện và tại 4 xã. Huyện Đông Anh có tỷ lệ hộ chăn nuôi lớn, dịch bệnh hàng năm thường xuyên xảy ra, tại 4 xã chọn nghiên cứu là các xã thường xuyên xảy ra dịch bệnh.
Quy mô điều tra trên 4 xã đại diện của huyện về chăn nuôi và rủi ro xảy ra trong quá trình chăn nuôi. Đối tượng thực hiện điều tra bao gồm các hộ chăn nuôi, các cán bộ thú y địa phương, cán bộ khuyến nông và các cán bộ đại diện cho các cấp quản lý ở địa phương.
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng Số lượng
1 Hộ chăn nuôi 100
2 Cán bộ thú y, cán bộ xã 24
- Cán bộ quản lý xã 12
- Cán bộ thú y 12
Để mang tính đại diện và phản ánh thực trạng chăn nuôi và rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi. Nghiên cứu điều tra 124 mẫu ở 4 xã là Hải Bối (25 hộ, 3 cán bộ xã, 3 cán bộ thú y), Tiên Dương (25 hộ, 3 cán bộ xã, 3 cán bộ thú y), xã Tàm Xá (25 hộ, 3 cán bộ xã, 3 cán bộ thú y) và xã Liên Hà (25 hộ, 3 cán bộ xã, 3 cán bộ thú y) các quy mô chăn nuôi khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (dưới 20 con 1 lứa), quy mô vừa (từ 20 - 50 con 1 lứa), quy mô lớn (trên 50 con 1 lứa). Các quy mô sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên đồng thời có chọn lọc trong các hộ chăn nuôi lợn (chọn mẫu ngẫu nhiên).
Số liệu được điều tra trực tiếp ở các hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Số liệu thu thập bao gồm các vấn đề về kinh tế gia đình, tình hình chăn nuôi, doanh thu, chi phí, các loại rủi ro gặp phải và ứng xử khi có rủi ro xảy ra nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu thu thập ở tất cả các hộ chăn nuôi lợn, vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính chọn lọc nhằm đảm bảo sự đa dạng hóa và phản ánh đúng thực trạng chăn nuôi trên địa bàn huyện Đông Anh.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các công cụ PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia) như thảo luận nhóm, xếp hạng, phỏng vấn nhóm để thu thập các thông tin chung về tình hình chăn nuôi lợn và dịch bệnh trong chăn nuôi lợn của người dân ở các xã điều tra.
Phỏng vấn sâu các cán bộ gồm: cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trạm Thú y huyện và một số cán bộ Ban thú y cơ sở về công tác tham mưu, tổ chức thực hiện quản lý rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện và xã trong những năm qua.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Thông tin, số liệu sau khi thu thập được từ kết quả điều tra, dựa trên các tiêu thức thống kê, thông tin được phân tổ và mã hóa sau đó được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS và mô hình kinh tế lượng.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp phân tích rủi ro Cần tiến hành phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là việc xác định các loại rủi ro có thể xảy ra, đo lường mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra rủi ro đó và chiến lược phản ứng của hộ chăn nuôi đối với từng loại rủi ro.
+ Xác định các loại rủi ro
-Những rủi ro dịch bệnh nào thường phát sinh đối với chăn nuôi lợn -Xác định loại rủi ro nào là chính và nguy cơ xảy ra các loại rủi ro mới -Thời gian duy trì từng loại rủi ro là bao lâu
+ Đo lường mức độ thiệt hại
-Ảnh hưởng của rủi ro dịch bệnh đó đến hộ chăn nuôi là trực tiếp hay gián tiếp -Mức độ thiệt hại là bao nhiêu đối với từng loại rủi ro dịch bệnh
-Thiệt hại về rủi ro đó kéo theo thiệt hại về loại rủi ro nào + Nguyên nhân xảy ra rủi ro
-Các nguyên nhân này có thể tự khắc phục được hay không + Giải pháp phòng chống
-Đối với các hộ nông dân thì thường phòng rủi ro, chống rủi ro, né tránh rủi ro hay là chia sẻ rủi ro
-Các biện pháp đó thường được thực hiện như thế nào? Chính thống hay phi chính thống…
* Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào phương thức chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của từng hộ gia đình cũng như đặc điểm ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam, chúng tôi phân hộ chăn nuôi lợn thịt ra từng quy mô chăn nuôi khác nhau. Từ cách phân chia đó là căn cứ để chúng tôi so sánh mức độ rủi ro xảy ra đối với từng quy mô và nguyên nhân xảy ra rủi ro đối với từng quy mô khác nhau và quản lý rủi ro của hộ ở từng quy mô chăn nuôi khác nhau.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm so sánh mức độ rủi ro giữa các quy mô với nhau, mức độ rủi ro giữa các năm. Ngoài ra còn so sánh mức tương quan giữa các loại rủi ro dịch bệnh và biến động của các loại rủi ro đó. Bên cạnh đó, còn so sánh quản lý với từng loại rủi ro dịch bệnh giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế của huyện và xã điều tra
- Chỉ tiêu về đất đai, dân số, lao động của huyện qua 3 năm (2014 - 2016). - Chỉ tiêu về hình thức sản xuất, cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm (2014 - 2016).
3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chăn nuôi lợn
- Số lượng đàn - Cơ cấu đàn - Số lứa nuôi/năm
- Trọng lượng xuất chuồng - Sản lượng bình quân - Số con/chuồng
3.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn ở huyện - Số lượng con mắc bệnh - Số con khỏi bệnh - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh - Thời gian mắc bệnh - Số lần tiêm phòng, chữa
3.2.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh thiệt hại dịch bênh trong chăn nuôi lợn
- Số con chết do bị bệnh - Tỷ lệ lợn chết do bị bệnh - Số con đem đi tiêu hủy
3.2.4.5. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động hạn chế rủi ro dịch bênh trong chăn nuôi lợn
- Tỷ lệ nông hộ chăn nuôi gặp rủi ro về dịch bệnh là tỷ lệ phần trăm giữa số hộ gặp rủi ro dịch bệnh so với tổng số nông hộ chăn nuôi lợn (%)
- Tỷ lệ lợn thịt ốm chết khi có rủi ro về dịch bệnh là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng lợn thịt mắc dịch bệnh so với tổng đàn lợn (%)
- Tỷ lệ nông hộ được hỗ trợ khi có rủi ro về dịch bệnh xảy ra là tỷ lệ phần trăm giữa số hộ được hỗ trợ so với tổng số nông hộ chăn nuôi lợn (%).
- Tỷ lệ trượt giá thịt lợn khi có rủi ro dịch bệnh xảy ra là tỷ lệ phần trăm giữa giá thịt lợn khi chưa có dịch bệnh ở lợn so với khi có dịch bệnh ở lợn xảy ra (%).
- Tỷ lệ hộ cho các phương thức chọn giống - Tỷ lệ hộ cho các mục đích chọn giống
- Tỷ lệ hộ sử dụng phối trộn thức ăn để hạn chế dịch bệnh - Tỷ lệ hộ tiêm phòng cho lợn.
- Tỷ lệ hộ thường xuyên vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại - Tỷ lệ hộ hạn chế người khác đến thăm chuồng
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG RỦI RO DỊCH BỆNH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNH ANH BỆNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNH ANH 4.1.1. Thực trạng chăn nuôi lợn và dịch bênh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyên Đông Anh
4.1.1.1. Tình hình quy mô, cơ cấu đàn lợn trên địa bàn huyện
Đông Anh được biết đến là một trong những huyện có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi lợn của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do chịu tác động của sự phát triển của nhiều yếu tố mà cơ cấu chăn nuôi của huyện Đông Anh đã có sự biến động đáng kể. Theo số liệu thống kê của huyện Đông Anh, số lượng các loại gia súc gia cầm có sự biết động khác nhau. Đàn trâu, bò và gia cầm có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng đàn trâu và bò ít hơn so với đàn gia cầm. Trong khi đó, đàn lợn có xu hướng giảm dần. Nếu như thời điểm năm 2013, đàn lợn đứng đầu thành phố với số lượng đạt đỉnh điểm khoản 187 nghìn con thì đến năm 2016 con số này giảm rất mạnh chỉ còn khoảng 78 nghìn con. Tuy nhiên, sản lượng sản phẩm lợn lại có xu hướng tăng lên mặc dù mức tăng khá nhẹ khoảng 2,78% trong ba năm từ năm 2014 đến năm 2016. Có được điều này là do năng suất chăn nuôi lợn tăng cùng với quá trình đầu tư của người chăn nuôi về kỹ thuật, vốn, CSHT vật chất đã làm cho sản lượng thịt tăng lên.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn huyện Đông Anh
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPT (%) 15/14 16/15 BQ 1 Số lượng Con 100713 88824 78320 88,20 88,17 88,18 - Lợn thịt Con 80064 67000 55101 83,68 82,24 82,96 - Lợn nái Con 20444 21614 22994 105,72 106,38 106,05 - Lợn đực giống Con 205 210 225 102,44 107,14 104,76 2 Sản lượng thịt Tấn 20760 20994 21059 101,13 100,31 100,72
Nguồn:UBND huyện Đông Anh (2016)
Trọng lượng thịt xuất chuồng tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ giảm về số đầu con chứng tỏ trong chăn nuôi lợn bước đầu đã có sự đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bô kỹ thuật - công nghê mới làm cho trọng lượng xuất chuồng bình quân/con tăng lên. Tuy nhiên, xem xét chỉ tiêu đàn lợn hướng nạc trên toàn
địa phương ta thấy số lượng còn quá ít ở tất cả các loại lợn. Đây là môt vấn đề tồn tại mà cán bô lãnh đạo địa phương cần phải quan tâm hơn nữa. Mặc dù trong mục tiêu, nhiêm vụ phát triển kinh tế đến năm 2020 của huyện về phát triển chăn nuôi cũng đã đưa ra chỉ tiêu nạc hoá đàn lợn của địa phương nhưng do chưa có giải pháp cụ thể để thực hiên, dẫn đến tỷ lê lợn hướng nạc qua các năm còn quá thấp chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Đông Anh đang từng bước thực hiện chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa. Nếu như trước kia, hộ chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ thì đến nay chăn nuôi theo quy mô vừa từ 20 -50 con đang là xu hướng chăn nuôi chủ yếu ở huyện Đông Anh chiếm 51,67% hộ điều tra. Ngoài ra, có khoảng 15,83% số hộ được điều tra phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại với quy mô đàn lợn từ 50 con/lứa trở lên. Những hộ chăn nuôi theo QMV và QML ở Đông Anh thường tập trung ngoài bìa làng hay những khu vực đất trũng, không thể trồng lúa và hoa màu được đấu thầu cho các hộ làm trang trại chăn nuôi theo mô hình VAC, một số ít hộ chăn nuôi tại gia đình.
Mặc dù quy mô nhỏ đã giảm nhưng tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương thức tận dụng này vẫn chiếm tỉ lệ 32,50%, hình thức chăn nuôi này vẫn có nhiều thuận lợi đối với hộ chăn nuôi khi điều kiện kinh tế hạn hẹp, chăn nuôi lợn không phải là nguồn thu nhập chính mà chỉ là kết hợp với các hoạt động kinh tế khác như: một số hộ làm đậu phụ, xay xát lúa…thường kết hợp với chăn nuôi lợn để tận dụng sản phẩm phụ của các hoạt động kinh tế này. Đồng thời, những hộ chăn nuôi này có thể dễ dàng nuôi trong các khu dân cư mà không tốn kém quá nhiều khoản đầu tư khác như: đầu tư hệ thống điện, nước, chuồng trại.
32,5 51,67 15,83 0 10 20 30 40 50 60
Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn
Biểu đồ 4.1. Quy mô chăn nuôi ở huyện Đông Anh
Những hộ chăn nuôi với QMN trung bình nuôi khoảng 8 con lợn thịt và 11 con lợn con trên một lứa. Trong khi đó, số đầu lợn thịt tính trên lứa đối với những hộ chăn nuôi theo phương thức gia trại và trang trại gấp 3 – 6 lần hộ chăn nuôi nhỏ. Nhờ chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp, đầu tư hệ thống CSVC tốt hơn hẳn mà thời gian nuôi lợn thịt, lợn con của các hộ này cũng được rút ngắn đáng kể so với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ.
4.1.1.2. Tình hình dịch bênh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Tình hình dịch bênh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh được thống kê hàng năm thông qua các vụ được báo cáo cơ quan thú y. Các loại bênh lợn hay thường mắc đó là: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, lại liệt…
Bảng 4.2. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn huyện Đông Anh
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPT (%) 15/14 16/15 BQ
1 Số lợn bị bệnh toàn huyện Con 5036 4441 3916 88,20 88,17 88,18
- Xã Tiên Dương Con 203 245 233 120,69 95,10 107,13