Thực trạng rủi ro dịch bệnh và hạn chế rủi ro dịch bệnh của hộ chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73 - 86)

nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Đông Anh

4.1.2.1. Quy mô đàn lợn bị bệnh qua các năm của hộ

Để phản ánh tình hình chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng như việc ra quyết định trong chăn nuôi, ngoài việc khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi chung, chúng tôi tiến hành điều tra các thông tin chung của nhóm hộ điều tra theo các chỉ tiêu như: độ tuổi, trình độ học vấn, số nhân khẩu, số lao động…

Qua kết quả điều tra, các hộ chăn nuôi theo QML có độ tuổi bình quân của chủ hộ thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi theo QMN và QMV, trình độ văn hóa của họ cũng tương đối cao hơn hẳn so với hai nhóm hộ còn lại. Cụ thể, ở nhóm hộ chăn nuôi QML các chủ hộ đều có học vấn cao, có 65% hộ có trình độ cấp 3 và chỉ có 5% hộ có trình độ cấp văn hóa cấp 1, trong khi đó ở QMN chủ yếu là các chủ hộ có trình độ cấp 2,3 (chiếm 53,33%), con số này ở hộ QMV là 38%, chỉ có 46,67% hộ quy mô nhỏ có trình độ văn hóa cấp 3. Qua điều tra các hộ chăn nuôi, chúng tôi nhận thấy tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng lớn với hoạt động chăn nuôi của hộ. Đối với nhóm hộ trẻ, có trình độ văn hóa cao thì họ dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật mới, không sợ rủi ro và sẵn sàng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất và ngược lại. Hai yếu tố này cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn quy mô chăn nuôi và mức độ đầu tư cho chăn nuôi. Những hộ chăn nuôi theo QMN do số lượng đầu lợn nuôi ít hơn nên chuồng trại được xây nhỏ hẹp hơn, trung bình 22,21 m2/hộ, trong khi đó, hộ QMV và QML có diện tích chuồng trại trung bình vượt trội hơn hẳn 58,5 và 97,8 m2.

Bảng 4.3. Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra

STT Diễn giải ĐVT Theo quy mô Tính

chung QMN QMV QML I Đặc điểm cơ bản về hộ 1 Tổng số hộ điều tra Hộ 30 50 20 100 2 Giới tính Nam % 53,33 86,00 100,00 79,00 Nữ % 13,33 14,00 0,00 11,00

3 Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 45,6 43 52,4 45,66

5 Số nhân khẩu/hộ Người 4,56 4,8 4,2 4,61

6 Số lao động/hộ LĐ 3,25 3,6 3,5 3,48

7 Thu nhập BQ năm 2016 của hộ Tr.đ 154 183 204 178,5

II Tình hình chăn nuôi lợn của hộ

1 Diện tích chuồng BQ/hộ M2 22,2 58,5 97,8 55,47

2 Số lợn thịt/hộ/lứa Con 15 38 65 36,5

3 Số lứa/hộ/năm Lứa 2,5 2,8 3 2,75

4 Trọng lượng XC BQ/con kg 84 92 90 89,2

5 Doanh thu từ chăn nuôi lợn/năm Tr.đ 85,5 110 140 108,7

6 Kinh nghiệm nuôi lợn năm 8 12 16 11,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có số lượng lợn nuôi nhiều hơn với khoảng 65 đầu lợn thịt/lứa, trong khi đó hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa chăn nuôi khoảng 15 và 38 con lợn thịt/lứa. Trọng lượng xuất chuồng của lợn thịt ở nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô lớn đạt trọng lượng lớn nhất khoảng 90kg/con, con số này ở hai nhóm hộ quy mô nhỏ và vừa lần lượt là 84 và 92. Dễ thấy điều này bởi lẽ các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ chủ yếu là

chăn nuôi tận dụng thức ăn dư thừa, các phế phẩm nông nghiệp nên mức tăng trọng chậm hơn đối với những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp hoặc phối trộn thức ăn công nghiệp và các phế phẩm nông nghiệp có sẵn.

Những hộ chăn nuôi lớn tuổi đời trẻ hơn so với các hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa do đó kinh nghiệm chăn nuôi lợn của họ cũng thấp hơn với khoảng 8 năm có kinh nghiệm chăn nuôi, hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ có khoảng 8 năm kinh nghiệm và hộ quy mô vừa có khoảng 11 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn.

Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi lợn theo quy mô ở huyện Đông Anh

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML

1. Lợn thịt

Số đầu lợn thịt/lứa Con 15 38 65

Số lứa BQ/năm Lứa 2,5 2,8 3

Thời gian nuôi lợn thịt/lứa Tháng 4,08 4,0 3,67

2. Lợn nái và lợn con

Số lợn con BQ/nái/lứa Con 10,56 11,28 12,1

Số lứa BQ/ năm Lứa 2 2 2

Thời gian nuôi lợn con Tháng 2 2 2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua nghiên cứu cho thấy hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh đang chăn nuôi chủ yếu là lợn thịt với bình quân 36,5 con/hộ. Số lứa nuôi bình quân mỗi năm là 2,75 lứa. như vậy cho thấy với hơn 4 tháng là các hộ đã có lợn xuất chuồng.

Việc đầu tư chăn nuôi của các hộ tương đối tích cực trên tất cả các quy mô, không có sự chênh lệch nhiều về việc đầu tư chuồng trại. Hầu hết khi tiến hành chăn nuôi lợn, 94% các hộ đều đầu tư xây dựng chuông trại kiên cố và bán kiên cố, các hộ có chuồng trại tạm bợ vẫn còn nhưng chiếm tỉ lệ ít và tập trung ở các hộ QMN trong khu dân cư. Với nguồn thu nhập chính là chăn nuôi nên những hộ chăn nuôi QML đầu tư vào chuồng trại lớn hơn với 100% là kiên cố/bán kiên cố và mặc dù sự chênh lệch là không nhiều nhưng tỉ lệ này giảm dần theo quy mô từ lớn đến nhỏ.

Bảng 4.5. Chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra Chỉ tiêu QMN QMV QML SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) 1. Loại chuồng trại

Kiên cố/bán kiên cố 26 86,67 48 96,00 20 100,00

Tạm bợ 4 13,33 2 4,00 0 0,00

2. Phương thức chăn nuôi

Tận dụng 13 43,33 2 4,00 0 0,00

Công nghiệp 12 40,00 32 64,00 18 90,00

Bán công nghiệp 5 16,67 16 32,00 2 10,00

3. Địa điểm chăn nuôi

Trong khu dân cư 26 86,67 23 46,00 4 20,00

Ngoài khu dân cư 3 10,00 21 42,00 14 70,00

Liền kề khu dân cư 1 3,33 6 12,00 2 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Đông Anh là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, với vị trí thuận lợi về địa hình, giao thông…mà khả năng tiếp cận thông tin và thị trường tiêu thụ có phần dễ dàng hơn nên ngành chăn nuôi của huyện đang dần được công nghiệp hóa, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến. Khoảng 85% các hộ chăn nuôi lớn theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, con số này ở các hộ chăn nuôi theo QMV 96%, các hộ QMN có tỉ lệ này thấp hơn hẳn với khoảng 56,67% chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp.

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý trong chăn nuôi của huyện là các hộ chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi trong khu dân cư và liền kề khu dân cư chiếm tới 62% số hộ điều tra. Các hộ chăn nuôi ngoài khu dân cư vẫn chăn nuôi riêng lẻ mà chưa hình thành được khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Điều này ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, ngoài ra khả năng hình thành và lây lan các mầm bệnh sẽ rất cao nếu như các hộ chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư.

23,00 62,00 15,00 Tận dụng Công nghiệp Bán công nghiệp

Biểu đồ 4.2. Phương thức chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy có 62% số hộ dân được điều tra có hình thức nuôi công nghiệp, có 15% số hộ dân nuôi tận dụng hầu như những hộ này là hộ có quy mô nhỏ, còn lại có 23% số hộ nuôi bán công nghiệp những hộ này vừa tận dụng những thức ăn hiện có, vừa nuôi với cám công nghiệp nhằm thúc đẩy năng suất cao hơn.

Bảng 4.6. Tài sản phục vụ chăn nuôi lợn của hộ

STT Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

QMN QMV QML

1 Tổng diện tích nuôi lợn BQ/hộ M2 22,2 58,5 97,8

2 Số chuồng nuôi Chuồng 2 3,4 5,2

3 Máy bơm cái 1 1 2

4 Quạt cái 1 2 4

5 Bóng điện cái 2 4 6

6 Vòi uống nước cái 2 6 14

7 Tổng giá trị tài sản đầu tư ban

đầu cho nuôi lợn

Triệu

đồng 57,5 84 152

Nghiên cứu cho thấy với 100 hộ sản xuất chăn nuôi lợn được điều tra cho thấy giá trị đầu tư ban đầu bình quân vào chăn nuôi đạt 89,65 triệu đồng/hộ trong đó hộ quy mô nhỏ đầu tư ban đầu 57,5 triệu đồng/hộ, hộ quy mô vừa đâu tư 84 triệu đồng/hộ, hộ quy mô lớn có mức đầu tư nhiều nhất với 152 triệu đồng/hộ. Như vậy có thể thấy được mức đầu tư ban đầu trong chăn nuôi lợn tỷ lệ thuận với diện tích chăn nuôi. Các tài sản của hộ hiện có như: máy bơm nước, quạt điện, bóng đèn điện, vòi uống nước, kho, chuồng trại đã đầu tư…

Bảng 4.7. Nguồn thức ăn đầu vào cho chăn nuôi lợn của hộ

STT Diễn giải ĐVT Theo quy mô Tính

chung QMN QMV QML 1 Nguồn gốc - Đi mua % 36,67 90,00 100,00 76,00 - Tự cung cấp % 63,33 10,00 0,00 24,00 2 Loại thức ăn

- Ăn thẳng (TĂ công nghiệp) % 43,33 66,00 100,00 66,00

- Tổng hợp % 56,67 34,00 0,00 34,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay đại đa số thức ăn chăn nuôi phục vụ cho chăn nuôi lợn tại Đông Anh các hộ đều đi mua, có tới 76% hộ chăn nuôi lợn được điều tra có đi mua thức ăn phục vụ cho chăn nuôi lợn. Trong đó hộ quy mô nhỏ tuy chăn nuôi theo hình thức tận dụng là chủ yếu nhưng vẫn có tới 36,67% số hộ thuộc quy mô nhỏ có đi mua thức ăn phục vụ cho chăn nuôi lợn, đa số những hộ này nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Hộ quy mô vừa có 90% số hộ được điều tra có mua thức ăn chăn nuôi, tự cung cấp chỉ chiếm 10% số hộ được điều tra. Hộ quy mô lớn có 100% số hộ có mua thức ăn chăn nuôi, chủ yếu loại thức ăn chăn nuôi mua là cám công nghiệp. Loại thức ăn các hộ sử dụng trong chăn nuôi lợn có sự khác biết giữa các nhóm quy mô hộ, với nhóm hộ quy mô nhỏ thức ăn tổng hợp được sử dụng chiếm nhiều hơn với 56,67% số hộ được điều tra trong nhóm, nhóm quy mô vừa loại cám công nghiệp được sử dụng nhiều với 66% số hộ trong nhóm này có sử dụng cho chăn nuôi lợn.

Bảng 4.8. Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ

ĐVT: %

STT Diễn giải Theo quy mô

QMN QMV QML

1 Biogas 23,33 28,00 100,00

2 Ủ phân bón 3,33 36,00 15,00

3 Cho xuống ao cá 50,00 50,00 55,00

4 Thải ra môi trường (mương, sông…) 40,00 4,00 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Chăn nuôi và môi trường trong chăn nuôi là một trong những phạm trù đã được đề cập từ rất lâu nhưng hiện nay công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn đảm bảo cho môi trường không bị ô nhiễm khi có hoạt động chăn nuôi. Nghiên cứu cho thấy nhận thức về chất thải chăn nuôi và biện pháp xử lý của các hộ chăn nuôi lợn có sự khác nhau về quy mô. Với quy mô nhỏ chất thải hàng ngày từ chăn nuôi lợn không lớn cho nên có tới 40% trong tổng số hộ được điều tra có thải chất thải ra môi trường, trong khi đó có 50% số hộ cho biết có cả việc hộ thải xuống ao cá nhằm làm thức ăn cho các loại cá ăn tạp, chỉ có 23,33% số hộ trong nhóm có sử dụng phương pháp Biogas vào để xử lý chất thải chăn nuôi. Hộ quy mô vừa có 28% số hộ được điều tra sử dụng phương pháp Biogas vào xử lý chất thải từ chăn nuôi lợn, có 36% số hộ có sử dụng phương pháp ử phân bón, đại đa số vẫn cho xuống ao cá làm thức ăn cho cá. Hộ quy mô lớn với nhận thức của chăn nuôi lớn có tới 100% số hộ có sử dụng phương pháp Biogas trong xử lý chất thải từ chăn nuôi lợn, do chăn nuôi lớn cho nên không chỉ sử dụng phương pháp Biogas là xử lý hết được chất thải cho nên ngoài phương pháp Biogas thì các hộ nhóm quy mô lớn có dùng làm ủ phân bón và thải xuống làm thức ăn cho cá.

Qua nghiên cứu cho thấy có 41% số hộ trên địa bàn huyện Đông Anh có sử dụng phương pháp Biogas vào xử lý chất thải chăn nuôi lợn, có 22% số hộ có sử dụng phương pháp ủ phân bón cho cây, đa số vẫn chăn nuôi theo hình thức VAC cho nên chất thải chăn nuôi lợn có tới 51% số hộ sử dụng làm thức ăn cho các loại cá. Đáng báo động nhất vẫn có tới 14% số hộ chăn nuôi thải chất thải chăn nuôi ra môi trường tự nhiên làm mất cân bằng sinh thải môi trường xung quanh làm cho càng ngày sức chứa môi trường không đáp ứng nổi lượng chất thải hàng ngày nhóm hộ này thải ra ngoài môi trường làm cho môi trường bị hủy hoại.

Biểu đồ 4.3. Phương pháp xử lý chấy thải trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông Anh

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ hộ chăn nuôi nào cho dù họ chăn nuôi theo QMN hay QML. Theo kết quả điều tra, các hộ chăn nuôi ở huyện Đông Anh đã gặp phải một số loại rủi ro như sau:

Sơ đồ 4.1. Những rủi ro mà hộ chăn nuôi lợn gặp phải

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Đông Anh là một trong những huyện đứng đầu của thành phố Hà Nội về chăn nuôi lợn, nhưng đây cũng là huyện tâm điểm của các loại rủi ro xảy ra hàng năm. Có rất nhiều loại rủi ro xảy ra đối với các hộ chăn nuôi và được nhóm thành các loại rủi ro như rủi ro dịch bệnh (rủi ro sản xuất), rủi ro thị trường và rủi ro tài chính

a. Rủi ro dịch bệnh (rủi ro sản xuất)

Đây là những loại rủi ro gây thiệt hại cho nông dân do dịch bệnh gây ra, chất lượng con giống kém, kỹ thuật phối giống cho lợn nái không tốt dẫn đến chất lượng con giống không cao, thêm vào đó có một số hộ kỹ thuật nuôi kém dẫn đến năng suất chăn nuôi lợn thấp, hiệu quả kinh tế bị hạn chế. Thời tiết ở huyện Đông Anh rất khắc nghiệt, mùa đông thì lạnh, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió nóng gay gắt, khí hậu bất thường tạo điều kiện cho các mầm mống dịch bệnh có điều kiện phát triển. Một số loại bệnh thường gặp ở đàn lợn đó là ho, tiêu chảy, tụ huyết trùng…Dịch bệnh bùng phát thì người đầu tiên chịu ảnh hưởng chính là bản thân các hộ chăn nuôi, sau đó sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Rủi ro sản xuất cũng bao gồm cả loại rủi ro về giống và TĂCN. Có thể nói, giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất bởi vì giống tốt sẽ tăng nhanh, chi phí giảm và hiệu quả kinh tế cũng mang lại cao hơn. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau có điều kiện cũng như phong tập tập quán khác nhau mà xu hướng nuôi các giống lợn cũng khác nhau. Trước đây, khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên các giống lợn cũng ít, một số giống có chất lượng cao cũng ít được người dân đưa vào sản xuất. Thực tế ở huyện Đông Anh hiện nay, lợn ngoại lai là giống được nuôi nhiều nhất. Trong một vài năm gần đây, do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao cùng với hiệu quả kinh tế do một số giống như lợn hướng nạc, lợn lai trắng…đã được các hộ nông dân chọn nuôi nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với các hộ QMV và QML chủ yếu tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)