Tình hình hạn chế rủi ro sau khi dịch bệnh xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng thì người sản xuất – hộ nông dân cần phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, nắm rõ xu hướng phát triển để từ đó mạnh dạn đầu tư sản xuất vào những mặt hàng, những lĩnh vực đang còn thiếu trên thị trường. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chịu rủi ro cao nên người dân nơi đây đã tiến hành sản xuất kết hợp, đa dạng hóa sản phẩm vật nuôi để đảm bảo nguồn thu ổn định. Thực tế dịch bệnh bùng phát đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi nói chung, người chăn nuôi ở huyện Đông Anh nói riêng, đứng trước thực tế đó đã có một số hộ thu hẹp quy mô chăn nuôi hoặc chuyển đổi ngành nghề để đảm bảo thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.20. Hình thức xử lý của hộ khi lợn chết STT Diễn giải QMN QMV QML SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) 1 Vứt đi 3 10,00 5 10,00 0 0,00 2 Mổ, tiêu dùng 1 3,33 0 0,00 0 0,00

3 Bán cho thu mua 15 50,00 11 22,00 0 0,00

4 Chôn 6 20,00 13 26,00 13 65,00

5 Tiêu hủy 4 13,33 17 34,00 7 35,00

6 Cho người khác 3 10,00 4 8,00 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua kết quả điều tra cho thấy, chỉ có hộ chăn nuôi quy mô nhỏ khi lợn chết mới mổ và tiêu dùng (chiếm 3,33% số hộ), đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến không những lây lan sang đàn lợn khác mà còn quan trọng hơn có thể lây lan bệnh sang người. Ở đây, việc tiêu hủy đúng cách rất ít hộ làm được chỉ có hơn 28% số hộ biết cách. Nhiều hộ chưa biết cách tiêu hủy còn vứt bừa bãi nhiều nơi như trên các kênh, mương, sông,… đây là một trong những môi trường dễ lây lan dịch bệnh nhanh nhất, đặc biệt là từ vùng này sang vùng khác. Có tới 32% số hộ đã biết chôn sau khi lợn chết, nhưng các hộ vẫn chưa biết cách chôn đúng quy trình kỹ thuật và quy định. Đáng chú ý ở đây các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ bán cho người khác nhiều hơn so với 2 nhóm hộ còn lại, điều này chứng tỏ các hộ chăn nuôi nhỏ đang tiếc phần kinh tế bị mất đi nên bán với giá rẻ, nhưng họ không nghĩ tới hậu quả mà nó mang lại cho xã hội. Chính quyền các cấp cần tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền và tập huấn sâu, rộng về tác hại của việc tiêu hủy lợn chết không đúng quy trình và quy định để người chăn nuôi nắm được và thực hiện an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)