Căn cứ đề xuất định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 86)

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Hội LHPN cấp trên và mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội giai đoạn 2018 - 2020 tầm nhìn đến năm 2025 và những năm tiếp theo được Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao, Ban chấp hành Hội LHPN huyện xác định: Công tác tổ chức và cán bộ phải thật đồng bộ và gắn chặt giữa tổ chức và cán bộ, việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy phải gắn liền với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nâng cao chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, làm trong sạch đội ngũ, từng bước đẩy lùi tệ tham nhũng và các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lý tưởng... tập trung xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới.

Bảng 4.21. Bảng Ma trận phân tích SWOT về chất lượng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ

Điểm mạnh (S-Strengths):

- Hầu hết cán bộ Hội là người địa phương do đó họ rất am hiểu tình hình địa bàn công tác. - Cán bộ có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có thái độ đúng và trách nhiệm với công việc.

- Cơ sở hạ tầng các xã đã được nhà nước đầu tư xây dựng khang trang tạo ra môi trường làm việc thuận lợi.

- Việc đào tạo bồi dưỡng được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo đơn vị

Điểm yếu (W-Weaknesses):

- Trình độ chuyên môn của cán bộ Hội còn thấp chủ yếu là trình độ trung cấp

- Việc cử cán bộ Hộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chưa được thường xuyên. - Trình độ quản lý, phong cách làm việc chậm đổi mới, tính chuyên nghiệp chưa cao; sự phối hợp làm việc nhóm còn kém, - Cán bộ có độ tuổi (trên 50 tuổi) còn chiếm tỷ lệ cao.

Cơ hội (O-Opportunities):

- Chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng và đầu tư.

- Chính sách về tiền lương, đang dần được cải thiện.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chưa có việc làm tại địa phương là nguồn bổ sung cho cán bộ cấp xã.

Thách thức (T-Threats):

- Mức phụ cấp cho chi hội trưởng còn thấp trong khi đó Cán bộ chi Hội phải kiêm nhiểu việc

- Kinh phí cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.

- Nhận thức về việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của một số cán bô ̣ chưa cao. - Công tác quy hoạch cán bộ chưa hiệu quả.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ Hội được tóm tắt những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội và thách thức đối với đội ngũ cán bộ cấp xã của huyện trong bảng ma trận SWOT (Bảng 4.21).

* Về ưu điểm:

Đa số cán bộ Hội các cấp trên địa bàn huyện có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống giản dị, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với công tác Hội và phong trào Phụ nữ; được cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân tín nhiệm, quý mến.

Đội ngũ cán bộ Hội các cấp có thể lực tốt, đủ điều kiện đáp ứng công việc; đội ngũ cán bộ Hội; Đại đa số cán bộ hội có các kỹ năng cần thiết trong thực thi công vụ về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đội ngũ cán bộ hội đã nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đoàn kết, thống nhất.

Đối với ý thức, thái độ trong thực thi nhiệm vụ: Đa số cán bộ hội được đánh giá có thái độ ý thức tốt lịch sự, nhiệt tình, đúng mức khi giao tiếp với nhân dân; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được phân công

Về phẩm chất đạo đức: Đội ngũ cán bộ hội đều có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, ý thức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, chấp hành nghiêm đường lối chủ trương, chính

* Về nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm, cán bộ Hội các cấp trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau cần sớm được khắc phục.

Đội ngũ cán bộ Hội các cấp trên địa bàn huyện, nhất là cán bộ Hội cấp xã có trình độ năng lực không đồng đều. Còn một tỷ lệ lớn chưa qua đào tạo về trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước dẫn đến hạn chế trong thực tế dẫn đến việc nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nước và triển khai các nhiệm vụ và xử lý kịp thời những tình huống phát sinh tại địa phương.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phần lớn cán bộ hội chuyên trách cấp huyện, cấp xã đều đạt chuẩn, tuy nhiên số cán bộ chi hội trưởng chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn 52/199 người= 37,68% do đó khó tạo nguồn cho đội ngũ cán

bộ Hội kế cận lại thiếu và yếu nên việc bố trí, sử dụng cán bộ thường bị động và chắp vá.

Kiến thức, năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ Hội còn nhiều bất cập. Vì vậy chưa phát huy hết tiềm năng về của cá nhân với từng nhiệm vụ trong đó yếu nhất là kiến thức vận động quần chúng và tinh thần làm việc nhóm. Một bộ phận cán bộ Hội cấp xã còn mang tư tưởng ỷ lại, thụ động lúng túng, thiếu sáng tạo trong triển khai các hoạt động, các phong trào tại địa phương do đó hiệu quả các nội dung thực hiện rất thấp

Một số cán bộ Hội cấp xã hiện nay chưa thấy được hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho bản thân vẫn còn tâm lý “khôn đâu đến trẻ” ho ̣ coi kinh nghiê ̣m là thế ma ̣nh không thể thay thế. Mặt khác do chưa có cơ chế bắt buộc cán bộ chi hội phải nâng cao trình độ. Ngoài ra, do nhà nước quy định tiêu chuẩn về trình độ học vấn, chuyên môn đối với nhóm đối tượng các chi hội trưởng là tốt nghiệp THPT trở lên, đây là mức chuẩn thấp với yêu cầu thực tế hiện nay, khi mà cán bộ cấp chi Hội phải đảm đương quá nhiều chức danh (nhiều nhất là kiêm 5 chức danh; thấp nhất là 03 chức danh).

Chế độ tiền lương, phụ cấp còn thấp, đặc biệt là mức phụ cấp của chi hội trưởng hiện nay phải kiêm nhiệm nhiều chức danh nên cán bộ hội phải dành nhiều thời gian để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, công việc các các chức danh đảm nhiệm (theo Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc quy định nhiệm kỳ của Trưởng khu dân cư, Phó trưởng khu dân cư, quy định số lượng, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư thì Phụ cấp của cán bộ tại khu dân cư được hưởng 100% phụ cấp chức danh có phụ cấp cao nhất và được hưởng thêm 50% phụ cấp các chức danh kiêm nhiệm tiếp theo); ngoài ra chế độ biểu dương khen thưởng động viên cán bộ Hội các cấp số lượng còn hạn chế (hằng năm các cấp hội mới biểu dương tại hội nghị tổng kết cùng cấp).

Tỷ lệ được tặng giấy khen, bằng khen từ cấp huyện trở lên chiếm tỷ lệ thấp (Theo quy định số 1266/QĐ- BCH ngày 19/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2017- 2022: cấp huyện không quá 20%; cấp xã không quá 10%).

bộ Hội cấp xã) sẽ là thách thức so với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi trình độ dân trí đã và đang dần được nâng lên; đồng thời cũng là thách thức lớn trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bố trí cán bộ sau khi sắp xếp các đơn vị hành hình cấp huyện, cấp xã theo tinh thần Nghị quyết 37/NQ- TW ngày 24/12/2018. Do vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ hội các cấp cả về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học cho đội ngũ này là tất yếu.

4.3.2. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội Phụ nữ các cấp hiện nay ở huyện Lâm Thao

Từ các văn bản hướng dẫn trên để xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ Hội các cấp trên địa bàn huyện Lâm Thao phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới.

Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường, tư tưởng, chính trị; phẩm chất tâm lý- đạo đức của đội ngũ cán bộ Hội các cấp; Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác; Rèn luyện các kỹ năng, tác phong làm việc: Dân chủ, khoa học, năng động sáng tạo, gương mẫu tiên phong, đi sâu đi sát hội viên phụ nữ; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của hội viên

Quy hoackh đội ngũ cán bộ Hội các cấp phải đảm bảo tiêu chuẩn và cơ cấu theo quy định của Trung ương, của tı̉nh và của huyện theo quy trình, quy chế. Trên cơ sở cơ cấu phù hợp, cần phải coi trọng và đảm bảo được tiêu chuẩn, lấy chất lượng làm chính.

Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội với việc đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc. Nâng cao chất lượng cán bộ Hội cần theo hướng trẻ hóa phải kết hợp các độ tuổi, để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Tiếp tục đổi mới chính sách cán bộ theo khả năng hiện có để tạo sự ổn định, yên tâm công tác, có chính sách thu hút cán bộ về cơ sở làm việc. Có phương pháp khách quan, quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộ.

Rà soát và hoàn chỉnh quy chế làm việc của tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Tham mưu cho cấp ủy tăng cường luân chuyển cán bộ Hội có năng lực, có triển vọng đảm nhận các chức danh, nhiệm vụ khác để cán bộ Hội có thêm nhiều kinh nghiệm

trước khi được bổ nhiệm, điều động nhận chức danh chủ chốt.

Thực hiện rà soát, phát hiện bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ Hội có phẩm chất, năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ; đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về vị trí, chức danh, vị trí đang đảm nhiệm, trong đó chú trọng các chỉ tiêu.

100% cán bộ Hội cấp huyện và Chủ tịch Hội cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định; được cử đi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.

Làm tốt công tác tạo nguồn giới thiệu cho cấp ủy cùng cấp về công tác cán bộ nữ; chủ động giới thiệu bố trí cán bộ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 86)