Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)

2.1.4.1. Chính sách của Đảng, Nhà nước, của Địa phương, của Hội

Chính sách là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ; Các chính sách về đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, chính sách bình đẳng giới, chính sách phát triển nguồn nhân lực… là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng đội ngũ cán bộ. Nếu các cơ chế, chính sách được thiết lập một cách chặt chẽ và được thực hiện tốt thì sẽ tuyển dụng được những người cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng cán bộ nói chung và cán bộ Hội nói riêng; Ngược lại, nếu các cơ chế, chính sách trong sử dụng, tuyển dụng cán bộ công chức chưa nhận được sự quan tâm đúng mức thì sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện để lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng cán bộ Hội

cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản... là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tận tâm trong công việc của cán bộ Hội.

Đổi mới cơ bản chính sách đãi ngộ về vật chất đối với cán bộ Nhà nước nói chung, cán bộ làm công tác Hội phụ nữ nói riêng. Căn cứ vào vào trình độ, số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi người mà đảm bảo các chế độ tiền lương, phụ cấp, điều kiện và phương tiện làm việc,... Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích cán bộ Nhà nước nói chung, cán bộ làm công tác Hội phụ nữ nói riêng làm việc với năng suất và hiệu quả. Ngoài ra các yếu tố sau thuộc yếu tố về phía bản thân người cán bộ Nhà nước nói chung, cán bộ làm công tác Hội phụ nữ nói riêng cũng ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thi hành công vụ: Mức lương thưởng; công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực; đánh giá và ghi nhận trình độ, năng lực cán bộ; mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị; sự phù hợp công việc với trình độ chuyên môn…

2.1.4.2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí, sử dụng và quy hoạch cán bộ

Đây là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đến chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ. Công tác tuyển dụng cán bộ giúp bổ sung nhân lực vào đội ngũ bộ Hội phụ nữ các cấp. Làm tốt khâu tuyển dụng có nghĩa là đã lựa chọn được những người phù hợp và đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để làm việc trong cơ quan Nhà nước và tổ chức Hội để phục nhân dân một cách tốt nhất. Ngược lại, nếu làm chưa tốt sẽ dẫn đến hình thành đội ngũ cán bộ yếu kém về năng lực, trình độ, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, gây ra tình trạng trì trệ công việc ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của hội viên và nhân dân.

2.1.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hội. Đào tạo để đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực, tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, bậc, chức vụ; mặt khác đào tạo gắn với quy hoạch cán bộ, không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại mà còn tạo nguồn cán bộ cho tương lai, đáp ứng với nhiệm vụ của Hội. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Hội bao gồm các nội dung: Xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; Xác định nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, ngạch cán bộ; Xác định hình thức đào tạo cho phù hợp; Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Hội ở Trường chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là chủ yếu, cán bộ Hội tham gia các lớp bồi dưỡng, nghiệp vụ không chỉ được truyền thụ kiến thức văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ mà còn được trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước. Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giúp cán bộ Hội hiểu thêm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước mà còn giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ Hội.

Tuy nhiên hiện nội dung chương trình đào tạo - bồi dưỡng dành cho cán bộ Hội còn mang nặng tính lý thuyết, thiên về lý luận, trùng lặp nhiều, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, chưa chú tro ̣ng kỹ thuật tác nghiệp hành chính và nghiệp vụ quản lý nhà nước. Chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức nghiệp vụ cần được trang bi ̣ để cán bộ Hội làm việc thì quá khái lược vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc.

Chế độ chính sách về đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự khuyến khích đối với cán bô ̣ Hội trong khi họ đi học để nâng cao năng lực trình độ, nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ để tạo điều kiện về vật chất và tinh thần khiến họ yên tâp học tập.

2.1.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại, khen thưởng

Đánh giá đúng cán bộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ Hội. Thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cán bộ do Nhà nước quy định, công tác đánh giá, xếp loại đưa ra kết luận xác đáng về đức và tài, về trình độ năng lực, khả năng phát triển của cán bộ vì vậy, nếu khen đúng người, kỷ luật đúng tội, đánh giá đúng sẽ là động lực thúc đẩy tinh thần và trách nhiệm đối với công việc của họ. Ngược lại nếu đánh giá chưa đầy đủ, chưa chính xác về sẽ nảy sinh những bất mãn, ý nghĩ tiêu cực trong cán bộ, ảnh hưởng đến kết quả làm việc.

Trong công tác kiểm tra, giám sát, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Khi có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" và “ có kiểm tra…. mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” (Ủy ban kiểm tra Trung ương, 2007). Điều đó cho thấy những tác động mạnh mẽ của công tác kiểm tra giám sát đến chất lượng đội ngũ cán bộ. Nó là căn cứ chính xác nhất để đánh giá, nhận xét về mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ cán

bộ Hội. Vì vậy cần nghiêm túc triển khai công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ Hội. Thông qua đó, nắm bắt được hệ thống những tư tưởng trong từng giai đoạn và thực trạng hoạt động của đội ngũ cán bộ Hội nhằm kịp thời ngăn chặn những tư tưởng tiêu cực, lệch lạc, hạn chế những khuyết điểm, thiếu sót, phát huy những mặt tích cực trong thực thi công vụ. Nếu địa phương nào làm tốt, chặt chẽ và thường xuyên công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ Hội thì địa phương đó có đội ngũ cán bộ Hội giàu tinh thần trách nhiệm với công việc, tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức của người cán bộ Hội được nâng cao.

2.1.4.5. Kinh phí, trang thiết bị và điều kiện làm việc

Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: Bàn ghế, tủ tài liệu, máy tính, hệ thống mạng Internet, máy scan, máy in, kinh phí hoạt động… là những điều kiện làm việc thiết yếu cho đội ngũ cán bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý chỉ đạo, tìm hiểu thông tin. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội.

2.1.4.6. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, nâng cao chất lượng cán bộ Hội; chất lượng tổ chức Hội và phong trào Phụ nữ. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ các nguồn lực cho hoạt động công tác Hội, ngược lại điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn, chậm phát triển sẽ gây cản trở đến triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác hội; các phong trào thi đua yêu nước; khó khăn cho hoạt động hỗ cho hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; công tác đào tạo nghề chuyên môn, nghiệp vụ; công tác chăm sóc sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của phụ nữ và việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 31 - 34)