Nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 31)

Đánh giá chất lượng cán bộ nói chung, cán bộ hội phụ nữ nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động của một tổ chức. Việc đánh giá chất lượng cán bộ dựa trên năng lực của từng cá nhân để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ Hội, phát huy các điểm mạnh, các hạn chế yếu kém trong thực thi nhiệm vụ của tổ chức.

Năng lực được hiểu chung nhất là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng - kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó có hiệu quả.

Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ của con người và trình độ văn hóa; năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việc tốn ít sức lực, ít thời gian, vật chất nhưng đem lại hiệu quả cao. Trong năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Năng lực chung cho phép con người có thể thực hiện đạt kết quả những hoạt động khác nhau như: học tập, lao động, quản lý. Việc phát hiện ra năng lực con người thường căn cứ vào những dấu hiệu cơ bản sau: Sự hứng thú đối với công việc nào đó, sự dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp, hiệu quả lao động cao đối với một loại công việc cụ thể nào đó.

2.1.3.1. Về trình độ

Trình độ học vấn: Là tiền đề, nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác Hội phụ nữ; hạn chế về trình độ học vấn sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của ngành trong phạm vi toàn tỉnh; hạn chế về tầm nhìn, khả năng dự báo, cản trở việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Trình độ chuyên môn:Trình độ chuyên môn được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định, được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Đây là những kiến thức mà một người cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác Hội phải có ở mô ̣t trình độ nhất đi ̣nh để giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trình độ chính trị: Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác đi ̣nh quan điểm lập trường giai cấp công nhân của cán bộ nói chung. Thực tế cho thấy nếu cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được hội viên, phụ nữ và nhân dân kính trọng, tin yêu; họ sẽ có sức thuyết phu ̣c và tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp phụ nữ và nhân dân trong quá trı̀nh thực thi các chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước đối với công tác Hội và phong trào phụ.

Ngược lại, nếu cán bộ Hội lập trường chính trị không vững vàng, lý luận chı́nh tri ̣ non yếu hoă ̣c hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá biến chất sẽ mất lòng tin ở hội viên, phụ nữ và nhân dân. Bản thân cán bộ đó hoạt đô ̣ng không đạt hiệu quả mà công việc đòi hỏi, thâ ̣m chı́ còn gây ha ̣i cho Nhà nước và nhân dân . Chı́nh vì thế, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ thì cần phải nâng cao trình độ lý luận cho họ.

Trình độ Quản lý nhà nước: Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình quản lý điều hành nhằm đa ̣t được các mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất, mang la ̣i lợi ı́ch cao nhất cho Nhà nước và nhân dân trong điều kiê ̣n nguồn lực có ha ̣n. Yêu cầu cán bộ Hội phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể, đó là yêu cầu cơ bản và rất bức thiết.

2.1.3.2. Về sức khoẻ

tham gia vào bất kỳ hoạt động lao động nào để tạo ra của cải vật chất thì cũng cần phải có sức khỏe; nhất là đội ngũ cán bộ Hội hàng ngày phải tiếp xúc, giải quyết nhiều việc có liên quan trực tiếp đến quyền lợi cho hội viên, phụ nữ và nhân dân.

Thể lực được hiểu là trạng thái sức khỏe của con người biểu hiện ở sự phát triển sinh học, không có bệnh tật, có đủ sức khỏe để lao động trong hình thái lao động ngành nghề nào đó, có sức khỏe để học tập và lao động lâu dài. Đó là một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai không chỉ trong điều kiện làm việc bình thường mà còn có khả năng chịu đựng áp lực công việc, tập trung cao độ khi phải đối mặt với những yều cầu cấp bách, bức xúc của công việc hay phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt.

Cán bộ Hội muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao rất cần một thể lực tốt, một sức khỏe dồi dào. Đó không chỉ là khỏe mạnh mà còn là lòng kiên trì, tinh thần, yếu tố tâm lý khi đứng trước sự việc mới phát sinh. Sức khỏe tốt giúp cho đội ngũ cán bộ có tâm hồn thoải mái, sảng khoái, có trí tuệ, tư duy minh mẫn, giúp họ sáng suốt, tỉnh táo trong công tác lãnh đạo, điều hành, tránh được stress trong công việc và có đủ bản lĩnh, sự bình tĩnh, khôn khéo trong giải quyết khó khăn, đồng thời không bị dao động trước tư tưởng, thói quen xấu. Nếu không có đủ sức khỏe thì dù có trí tuệ, yêu nghề thì đội ngũ cán bộ cũng khó lòng có thể làm việc, cống hiến cho công việc.

2.1.3.3 Đạo đức, thái độ

- Đạo đức

+ Đạo đức cán bộ là gốc, là nền tảng, là sức mạnh của cán bộ. Mỗi cán bộ thực sự phải là người luôn rèn luyện đạo đức cách mạng mọi lúc mọi nơi, trung thực, gương mẫu chấp hành, hướng dẫn vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; gắn bó mật thiết với nhân dân; đồng thời tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực xã hội như: Quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chính sách nhà nước trục lợi cho cá nhân…

+ Đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

- Tư tưởng chính trị: Mỗi cán bộ cần trung thành với tôn chỉ, mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí

Minh; kiên địch với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới của Đảng; không phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái. Thường xuyên học tập theo tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; luôn có ý thức phấn đấu, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao. Thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác. Nói và viết theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nói đi đôi với làm; Không tham vọng chức quyền, chấp hành sự phân công của tổ chức; sẵn sang nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi khó khăn.

- Phẩm chất chính trị: Là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của mỗi cán bộ. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần, là kim chỉ nam để đi ̣nh hướng và thúc đẩy cán bộ các cấp thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phẩm chất chính trị cũng là yêu cầu cơ bản nhất đối với cán bộ. Đó là nhiệt tình cách mạng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tinh thần tận tuỵ với công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bản thân mỗi cán bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghı̃a xã hô ̣i, cương quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc mơ hồ, trái với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiên quyết đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng, hơ ̣p pháp của phụ nữ, của nhân dân cũng như quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc.

- Ý thức tổ chức, kỷ luật: Cán bộ càng gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ, nêu gương để hội viên phụ nữ học tập và là cầu nối quan trọng giữa chính quyền với nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đánh giá cao.

2.1.3.4. Kỹ năng, kinh nghiệm công tác

- Kỹ năng: Là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.

Kỹ năng được chia thành 2 loại: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bản chất công tác phụ nữ chính là công tác tuyên truyền vận động xã hội, vì vậy cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ cần phải có kỹ năng mềm để có thể hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.

Kỹ năng mềm: Người cán bộ Hội phải có tầm nhìn sâu rộng; có năng lực chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; có kỹ năng diễn đạt thông tin dễ hiểu và chính xác; có khả năng lập kế hoạch- tổ chức, phát hiện, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống; Có kỹ năng tạo lập mối quan hệ, làm việc theo nhóm, phối hợp hoạt động; có phương pháp vận động quần chúng, sâu sát, gần gũi cơ sở; tác phong làm việc dân chủ, khoa học.

- Kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Hội là yếu tố rất quan trọng. Cán bộ Hội thực hiện các hoạt động phong trào, thể hiện khả năng thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia tổ chức Hội; triển khai tổ chức các hoạt động Hội, luôn thể hiện sự gần gũi, sâu sát, hiểu và nắm rõ tâm lý phụ nữ…Nếu kỹ năng, nghiệp vụ hạn chế sẽ ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội trong giai đoạn hiện nay. Do đó mà nhu cầu nâng cao năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Hội trong thời kỳ CNH-HĐH là cần thiết đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng được nhiệm vụ.

- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm phản ánh lĩnh vực, kiến thức mà một người đã trải qua, đã từng tiếp xúc. Đây có thể là yếu tố quyết định thành công của một số nghề nghiệp.

- Sự đam mê, nhiệt tình trong công việc: Có tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc; nắm được mục tiêu của tổ chức Hội; có lối sống trong sáng, có lòng vị tha, có uy tín, gần gũi với cơ sở, có tác phong dân vận và có những ý tưởng, quyết định táo bạo và sáng tạo đem lại hiệu quả vượt trội công việc.

Bên cạnh các tiêu chí trên còn một số tiêu chí đánh giá chất lượng đối với cán bộ Hội Phụ nữ cấp huyện và cấp cơ sở:

+ Cán bộ Hội LHPN cấp huyện: Cần có năng lực tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; kĩ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống; kỹ năng lập kế hoạch, thu thập thông tin, viết báo cáo; kĩ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục; sâu sát cơ sở, hội viên, phụ nữ, gắn bó với cộng đồng; có trình độ tin học; thông thạo địa bàn, am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của địa bàn…

+ Cán bộ cấp cơ sở (Chủ tịch Hội cấp cơ sở): Có trình độ nghiệp vụ công tác phụ nữ; có kỹ năng lập kế hoạch, viết báo cáo, tổ chức thực hiện, nắm bắt tình hình tư tưởng, phát hiện vấn đề, phản ánh, tham mưu, đề xuất với cấp trên và giải quyết, xử lí các tình huống; năng lực phối hợp tổ chức hoạt động; kỹ năng giao tiếp, vận động, thuyết phục…

+ Cán bộ Hội là ủy viên Ban Chấp hành, cán bộ chi, tổ hội phụ nữ: Tự nguyện, có uy tín, nhiệt tình với công việc, gần gũi với hội viên, phụ nữ; có năng lực tập hợp, thu hút phụ nữ, quản lý hội viên; có kỹ năng vận động, thuyết phục, điều hành sinh hoạt nhóm, nắm bắt tình hình, tư tưởng, thu thập thông tin, ghi chép sổ sách, viết báo cáo…

2.1.3.5. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá về chất lượng cán bộ Hội - Mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành công việc là sự khẳng định, sự ghi nhận, sự nỗ lực của từng cán bộ trên cương vị công tác của mình đã có những đóng góp tích cực vào thành tích chung của tập thể; đó cũng là dịp để mỗi cá nhân được lấy phiếu, thấy được mức độ tín nhiệm của mình, từ đó xây dựng kế hoạch để tiếp tục rèn luyện phẩm chất, khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót để không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả công việc trên cương vị công tác được giao.

- Hiệu quả công việc

Hiệu quả công việc là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn. Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động

Để đánh giá được hiệu quả công việc thì người quản lý cán bộ sẽ sử dụng chỉ số Key Performance Indicator (viết tắt KPI) trong đánh giá thực hiện công việc nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bảng mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể, điều này góp phần cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn.

- Sự hài lòng của hội viên, của người dân

Là sự ghi nhận về thái độ giao tiếp, ứng xử mềm mỏng, tinh tế của người cán bộ Hội Phụ nữ trong thực thi nhiệm vụ mà hội viên, phụ nữ và người dân nhận được; là sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho chị em hội viên, phụ nữ; phản

ánh và đề xuất với các cấp lãnh đạo ở địa phương về tâm tư, nguyện vọng, chính sách, chế độ liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em; Chủ động và phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức được nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, chương trình an sinh xã hội cho hội viên, phụ nữ, gia đình chính sách; hướng dẫn hội viên, nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất… nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

- Mức độ phát triển hội viên

Một tổ chức Hội phụ nữ vững mạnh thì trước hết phải có một tỷ lệ thu hút hội viên cao và có chất lượng. Chính vì vậy muốn tổ chức hội vững mạnh thì vấn đề quan trọng đầu tiên là phát triển hội viên, xây dựng củng cố tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 31)