Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 50)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ để lấy các ý kiến đánh giá về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội trong thời gian qua; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp này. Trong quá trình phân tích, đánh giá các nội dung của đề tài nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ trong thời gian tới.

- Tiếp cận xã hội học: Nghiên cứu các hoạt động của Hội và đội ngũ cán bộ hội.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Nguồn thông tin thứ cấp (Thu thập tài liệu, số liệu đã công bố)

Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN trên địa bàn huyện Lâm Thao.

Bảng 3.3. Thu thập thông tin, số liệu đã công bố

Thông tin Nguồn

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN trên địa bàn huyện Lâm Thao

- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Các thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao

- Các thông tin, số liệu liên quan đến việc đánh giá thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN trên địa bàn huyện Lâm Thao

- Hội LHPN tỉnh Phú Thọ; Ban Thường vụ Huyện ủy Lâm Thao; UBND huyện; Ban Tổ chức Huyện ủy Lâm Thao; Phòng Nội vụ huyện; Phòng Thống kê và các cơ quan, đơn vị liên quan

- Các vấn đề có liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước nói chung, cán bộ Hội nói riêng.

- Các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các Bộ ngành có liên quan

3.2.2.2. Nguồn thông tin sơ cấp

Điều tra bằng bảng hỏi: Phỏng vấn lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Phú Thọ; lãnh đạo huyện (Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện; Phỏng vấn 06 lãnh đạo xã và Phỏng vấn cán bộ Hội các cấp (cấp huyện, cấp xã, cấp chi hội); phỏng vấn hội viên ở 6 đơn vị xã, thị trấn với 60 hội viên

Số phiếu điều tra cho các nhóm đối tượng được tổng hợp vào bảng sau.

Bảng 3.4. Phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

Đối tượng khảo sát Số lượng mẫu Phương pháp điều tra 1. Lãnh đạo tỉnh, huyện 6

Phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu)

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh 1

Lãnh đạo huyện 4

Lãnh đạo Hội LHPN huyện 1

2. Cán bộ bộ Hội và Hội viên 146

Phỏng vấn bằng phiếu hỏi

- Chủ tịch Hội cơ sở 6

- Phó Chủ tịch Hội cơ sở 6

- Chi hội trưởng 74

- Hội viên 60

3. Lãnh đạo xã 6

* Nội dung phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu): Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ Hội; thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Hội; các thuận lợi, khó khăn; những bất cập trong bố trí cán bộ; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ Hội và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cấp cấp trong thời gian tới…

* Phỏng vấn điều tra trực tiếp bằng phiểu hỏi: Tổng số mẫu: 152 người.

Trong đó:

- Điều tra lãnh đạo chủ chốt xã và cán bộ Hội cấp xã: 18 người Nội dung điều tra:

+ Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nước…;

+ Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;

+ Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc...;

+ Trình độ hiểu biết kiến thức: Nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ về công tác Hội phụ nữ...

+ Năng lực chuyên môn: Hiểu biết sâu sắc những văn bản chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác Hội và phong trào phụ nữ; những nguyên tắc cơ bản của hành chính Nhà nước, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và phát hiện vấn đề...

+ Năng lực quản lý và lãnh đạo: Xây dựng kế hoạch, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...

+ Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

+ Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, tuyển dụng,

+ Ảnh hưởng của các yếu tố về phía bản thân người cán bộ Hội - Điều tra Chi hội trưởng và Hội viên: 134 người

Nội dung điều tra: Các thông tin chung được khảo sát: Họ và tên, trình độ văn hóa; đánh giá về cán bộ Hội theo các tiêu chı́: trình độ, năng lực công tác, đạo đức, lối sống, khả năng đáp ứng công việc, sự hài lòng trong chỉ đạo công tác hội và các phong trào thi đua; về biểu hiện tham nhũng, tiêu cực hay không... (chi tiết theo phiếu điều tra).

3.2.3. Phương pháp phân tích

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:

Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả các số liệu, dữ liệu, thông tin về thực trạng đội ngũ cán bộ của hội phụ nữ huyện và các cơ sở

Phương pháp so sánh: Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không giữa các nhóm hộ.

Phương pháp thảo luận nhóm và động não (Brain storm): Thông qua hình thức thảo luận của các nhóm phụ nữ, nhằm thu thập các thông tin về tư tưởng, đạo đức, kết quả, hiệu quả công việc, sự tin tưởng của hội viên; cách thức triển khai các nhiệm vụ công tác Hội Phụ nữ và phong trào thi đua…

Phương pháp đồ thị: Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: các kết quả phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo các phương tiện thanh toán, theo phương thức thanh toán, cơ cấu các phương tiện thanh toán...theo thời gian nghiên cứu. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Là công cụ để tác giả chứng minh một cách rõ ràng sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, kết quả hoạt động. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên về công tác tổ chức cán bô ̣, những người am hiểu về sử dụng cán bộ Hội các cấp, những người làm công tác Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng. Các cán bộ quản lý ở các đơn vị, thuộc các cấp chính quyền, tổ chức Hội thông qua phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến trực tiếp về giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ... từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

Phân tích SWOT: Sử dụng phương pháp này dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với đội ngũ cán bộ Hội các cấp trong thời gian tới.

Điểm mạnh: Bao gồm toàn bộ những vấn đề nội tại mà đội ngũ cán bộ đã đạt được thời gian qua

Điểm yếu: bao gồm toàn bộ vấn đề mà nội tại trong hoạt động mà đội ngũ cán bộ chưa xử lý được hoặc xử lý chưa tốt

Cơ hội: Những thuận lợi về chủ trương, chính sách theo ngành dọc, những yếu tố từ xã hội, dư luận…

Thách thức: Những khó khăn sắp tới mà đội ngũ cán bộ của hội sẽ phải đối mặt

Đưa ra các giải pháp nhằm thỏa mãn các sự phối hợp giữa, điểm mạnh - điểm yếu; Cơ hội – thách thức; điểm mạnh – thách thức; cơ hội – điểm yếu.

Phương pháp xử lý số liệu

Căn cứ số phiếu điều tra thu được, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trước khi tổng hợp.

Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL.

3.2.4. Nội dung và các nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ Hội

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Hội

a. Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực; tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật…

b. Năng lực chuyên môn

+ Trình độ văn hóa + Trình độ chuyên môn + Trình độ chính trị

+ Trinh độ Quản lý Nhà nước

c. Kỹ năng

+ Kỹ năng lãnh đạo + Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng làm việc nhóm + Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng lập kế hoạch + Kỹ năng quản lý bản thân

d. Về sức khoẻ, độ tuổi người cán bộ

+ Phân loại sức khỏe

+ Quy định tuổi người cán bộ

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả công việc

- Mức độ hoàn thành công việc - Hiệu quả công việc

- Mức độ tín nhiệm đối với hội viên, đối với người dân. - Mức độ phát triển hội viên

3.2.4.3. Các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ Hội

+ Số lượng, chất lượng, hiệu lực của các chính sách + Qui hoạch và sử dụng cán bộ

+ Mức độ tham gia đào tạo, tập huấn + Mức độ nhận thức của người dân

+ Số lượng, chất lượng nguồn cơ sở vật chất, trang thiết bị + Kinh nghiệm công tác Hội

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO

4.1.1. Khái quát về Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được tái lập (từ tháng 9 năm 1999) trên cơ sở chia tách từ Hội LHPN huyện Phong Châu theo Nghị định của Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chính

Hệ thống tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Thao gồm có cấp huyện và cấp xã với 12 xã, thị trấn và 02 đơn vị trực thuộc; Chi, Tổ Hội ở địa bàn dân cư.

Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội phụ nữ huyện; Ban thường vụ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ họp Ban chấp hành.

Cấp huyện: Cơ quan Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện hiện có 3 cán bộ (giảm 01 cán bộ so với năm 2016), gồm có: 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch và 01 chuyên viên đều đã có trình độ Đại học về chuyên môn nghiệp vụ và Trung cấp lý luận chính trị trở lên (Trong đó có 01 Thạc sỹ; 01 Cao cấp lý luận chính trị). Ban chấp hành Hội LHPN huyện hiện có 25 ủy viên; Ban thường vụ Hội LHPN huyện hiện có 07 ủy viên.

Cấp xã, thị trấn (cấp cơ sở): Hội có 16 cơ sở hội (gồm 14 Hội LHPN các xã, thị trấn; Hội Phụ nữ Công an và Ban Chỉ huy Quân sự huyện); cấp cơ sở có 175 Ủy viên Ban chấp hành và 64 Ủy viên Ban Thường vụ.

Cán bộ Chi Hội hiện có 207 người (giảm 16 chi hội so với năm 2016)

Số hội viên đang tham gia sinh hoạt trên địa bàn hiện này có 20.291 hội viên, tỷ lệ thu hút hội viên đạt 85,34% (Trong đó có 2.545 hội viên khối nữ công).

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tập thể BCH Hội LHPN huyện và cơ sở luôn đoàn kết, thống nhất, bám sát sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ, định hướng của Hội cấp trên để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác hội và các phong trào thi đua trong các cấp Hội, đặc biệt là Phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông nông mới" gắn với các nhiệm vụ chính trị của huyện, của cơ sở. Chính vì vậy, kết quả thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động đều đạt kết quả cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

4.1.2. Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực; tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật

Biểu 4.1. Đánh giá của Hội viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong đối với đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện

Đơn vị tính: %

STT Các chỉ tiêu đánh giá (n= 60)

Kết quả điều tra Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém 1 Nhận thức tư tưởng chính trị 3,33 85,00 11,67 - - 2 Chấp hành chủ trương, đường lối và

quy chế, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

1,67 90,00 8,33 - -

3 Giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh 1,67 86,67 11,67 - - 4 Chống quan liêu, tham nhũng, lãng

phí và những biểu hiện tiêu cực khác

11,67 71,67 16,67 - - 5 Tinh thần học tập nâng cao trình độ 6,67 80,00 13,33 - - 6 Tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật 5,00 83,33 11,67 - - 7 Tinh thần tự phê bình và phê bình 5,00 90,00 5,00 - - 8 Tinh thần đoàn kết trong quan hệ công tác 5,00 80,00 15,00 - - 9 Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân 8,33 78,33 13,33 - - 10 Thực hiện cần kiệm, liêm, chính, chí

công vô tư

1,67 86,67 11,67 - - 11 Thái độ lịch sự, tôn trọng đồng

nghiệp

3,33 80,00 16,67 - - 12 Ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ

ràng, mạch lạc

6,67 78,33 15,00 - - 13 Biết lắng nghe ý kiến của đồng

nghiệp

1,67 80,00 18,33 - - 14 Thái độ công bằng, vô tư, khách quan

trong thực hiện công vụ

1,67 73,33 25,00 - - 15 Thưc hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ 5,00 71,67 23,33 - - 16 Tác phong lịch sự, nghiêm túc, khiêm

tốn khi thi hành công vụ

6,67 75,00 18,33 - - 17 Ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực, rõ

ràng, mạch lạc

3,33 83,33 13,33 - - 18 Không có thái độ hách dịch, cửa

quyền trong thực hiện chức trách nhiệm vụ

5,00 76,67 18,33 - -

19 Giải quyết công việc nhanh và đúng hẹn

8,33 73,33 18,33 - - Nguồn: Phiếu điều tra (2018)

Việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn huyện Lâm Thao hiện nay tác giả đã thực hiện thông qua phỏng vấn hội viên bằng phiếu điều tra với 19 tiêu chí và 5 mức độ: Rất tốt, Tốt, Trung bı̀nh, Yếu và Rất yếu. Kết quả tổng hợp ý kiến bảng 4.1.

Kết quả cu ̣ thể như bảng 4.1 cho thấy có trên 88% cán bộ Hội các cấp có phẩm chất đa ̣o đức tốt, thực hiê ̣n cần kiệm, liêm chı́nh, chı́ công vô tư, tác phong lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, có tinh thần thái độ phu ̣c vu ̣ nhân dân không có thái độ hách dịch, cửa quyền trong thực hiện chức trách nhiệm vụ và giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ không nhỏ cán bộ hội vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt chiếm tỷ lệ còn cao như: Thái độ công bằng, vô tư, khách quan trong thực hiện công vụ (25%); trong quá trình giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 50)