Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 34)

địa phương (tỉnh, huyện)

2.2.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Hội LHPN thành phố Hà Nội có 34 Hội phụ nữ Thành phố, Quận, huyện, thị xã; 790 đơn vị xã, phường, thị trấn, đơn vị trực thuôc; 5.739 chi hội Phụ nữ; 15.574 tổ hội với 1.254.111 hội viên. Nhìn chung trình độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở đã từng bước được nâng lên. Chủ tịch Hội LHPN cơ sở cơ bản đã cập chuẩn chức danh, nhiệt tình, trách nhiệm, có kinh nghiệm vận

động quần chúng trong tình hình mới. Cán bộ Hội đều có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng phấn đấu vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các đáp ứng cấp yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức 6 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 396 học viên là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở, cán bộ nguồn chức danh chủ chớt cơ sở về lý luận- hành chính và nghiệp vụ phù vận. Tính đến năm 2017 có 81% chủ tịch tịch Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội từ 1 tháng trở lên (tăng 79% so với năm 2012); Tỷ lệ Chủ tịch Hội phụ nữ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn chức danh (có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị sơ cấp trở lên) tăng từ 52% lên 81%.

Đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng phát huy dân chủ, sát cơ sở, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng kiện toàn tổ chức, trẻ hóa cán bộ có phẩm chất đạo đức, kiến thức, trình độ và ký năng làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, đại diện thực sự cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ.

Hằng năm rà soát, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội. Có cơ chế khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ.

Tăng cường giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ Hội đặc biệt là chế độ về lương, phụ cấp và khen thưởng.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cao Bằng

Hội LHPN tỉnh Cao Bằng có 13 huyện, thành phố, 03 đơn vị trực thuộc; 199 Hội LHPN xã, phường (trong đó có 9 huyện, 36 xã, thị trấn và 156 chi xóm biến giới) với trên 82.183 hội viên/119.563 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên (68,74%) sinh hoạt tại 2.553 chi Hội đang tham gia sinh hoạt và hoạt động trên địa bàn tỉnh, đạt tỉ lệ thu hút phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 75,15%, trong đó có 236 chị là chủ tịch Hội cơ sở, 234 chị là Phó chủ tịch Hội cơ sở và 2.164 chị là Chi hội trưởng/ tổ trưởng phụ nữ.

Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, Hội LHPN tỉnh luôn xác định “Nâng cao trình độ năng lực, đội ngũ cán bộ Hội cấp xã, phường, thị trấn”. Thực hiện việc cử cán bộ Hội chuyên trách cơ quan cấp tỉnh đi cơ sở hỗ trợ huyện chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ

chức, thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ trong tâm công tác Hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ được rèn luyện, tu dưỡng, thử thách tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh công tác và kỹ năng vận động quần chúng, trưởng thành thêm về nhiều mặt, phát huy được năng lực sở trường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Tập trung vào công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ cho đội ngũ cán bộ Hội cấp chi hội, nâng cao kỹ năng điều hành sinh hoạt chi hội; Phân công cán bộ Hội cấp trên dự sinh hoạt chi hội tại cơ sở hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ, công tác cho chi hội trưởng, chi hội phó.

Đẩy mạnh việc thực hiện tốt quy chế, quy định của người cán bộ Hội, coi trọng giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; đẩy mạnh việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Các cấp hội cũng tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quy hoạch, phát hiện, bồi dưỡng cán bộ nguồn; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thi, hội thảo có nội dung liên quan đến công tác cán bộ Hội cơ sở và thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn huyện Phù Ninh trong những năm qua, Hội Phụ nữ trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể: Chỉ đạo Hội LHPN các cấp tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ ở 100% cơ sở Hội; qua đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ như: cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, tăng cường phối hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động Hội cho đội ngũ cán bộ Hội; tổ chức các hội thi “Cán bộ chi Hội Phụ nữ giỏi”, “Tuyên truyền viên giỏi về phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo”... giúp đội ngũ cán bộ Hội giao lưu học hỏi, trao đổi và bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động Hội. Xây dựng các mô hình mới lồng ghép phù hợp với địa phương và nhu cầu của phụ nữ để tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội. Duy trì tốt hoạt động của chi hội phụ nữ trong Doanh nghiệp, thành lập mới các mô hình thu hút hội viên hiệu quả như: mô hình “Nữ Thanh niên”, “Nữ lão bà”, mô hình “Làm dâu liên phương”… Chủ tịch Hội LHPN xã,

thị trấn cơ bản đạt chuẩn chức danh theo quy định; Đội ngũ cán bộ Hội cơ sở ngày càng được trẻ hóa, cơ bản có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.2.1.4. Kinh nghiệm của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Để xây dựng đội ngũ cán bộ hội phụ nữ cơ sở đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ CNH- HĐH đất nước, có năng lực, trình độ thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Hội LHPN huyện Tam Nông tiếp tục chỉ đạo, thực hiện tốt quy chế, nguyên tắc, quy định của người cán bộ hội, coi trọng giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; đẩy mạnh việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cấp hội cũng tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác quy hoạch, phát hiện, bồi dưỡng cán bộ nguồn; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác hội, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thi, hội thảo có nội dung liên quan đến công tác cán bộ hội cơ sở. Các cấp hội tích cực thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng; triển khai các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương nhằm phát hiện, biểu dương kịp thời những nhân tố điển hình; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ hội, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, có trình độ năng lực, tâm huyết với công tác hội; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm thu hút chị em vào tổ chức hội.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc. Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.

Đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Hội là Chủ tịch Trung ương Hội thường là Ủy viên Trung ương Đảng, là chức vụ được giới thiệu vào vị trí lãnh đạo các cơ quan thuộc Đảng, Nhà nước, Quốc hội sau này.

Trung ương Hội là cơ quan trung ương Đoàn thể chính trị - xã hội, hoạt động theo quy chế cơ quan hành chính Nhà nước, lãnh đạo phong trào công tác phụ nữ cả nước và công tác Hội. Chịu sự quản lý của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế, tiền lương và nhân sự cấp cao.

Trung ương Hội làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân, phụ trách.

Trung ương Hội có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc, Điều lệ Hội, Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương. Đánh giá, tổng kết, xây dựng phương hướng, kế hoạch công tác Hội và

phong trào phụ nữ Việt Nam; Đại diện tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển. Đại diện cho Hội liên hiệp phụ nữ và các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nước, quốc tế; Bầu Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội; Xem xét bầu bổ sung Ủy viên Trung ương Hội; Thảo luận và bỏ phiếu miễn nhiệm Ủy viên Trung ương Hội; Triệu tập Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc, quyết định số lượng đại biểu và dự thảo nhân sự Trung ương Hội khóa kế.

Cơ quan Trung ương Hội là bộ máy tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Đảng Đoàn và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội trong việc nghiên cứu, vận dụng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tổ chức thực hiện công tác phụ nữ. Có 19 cơ quan trực thuộc Trung ương Hội (Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương; Báo Phụ nữ Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; Ban Kế hoạch -Tài chính; Ban công tác phía Nam; Ban Tổ chức; Ban Quốc tế; Ban Gia đình - Xã hội; Văn phòng Trung ương Hội; Ban Chính sách - Luật pháp; Ban Tuyên giáo; Trung tâm Thông tin tư liệu; Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc sức khỏe sinh sản; Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam; Trung tâm Phụ nữ và phát triển; Nhà Xuất bản Phụ nữ’; Công ty Du lịch Hòa Bình; Trường Dạy nghề Lê Thị Riêng)

Hiện nay, cán bộ trong biên chế của cơ quan Trung ương Hội là 317 người, trong đó cán bộ làm phong trào là 188 người và cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp là 129 người; nữ chiếm 90%, nam chiếm 10%.

Cán bộ Trung ương Hội đa số ở độ tuổi từ 40 trở xuống (chiếm 67,5%) và được đào tạo cơ bản (94,7% có trình độ đại học trở lên về chuyên môn; 54,2% có trình độ lí luận chính trị trung cấp trở lên và 67,2% đã học nghiệp vụ công tác phụ nữ); số cán bộ chưa qua đào tạo hoặc có trình độ trung cấp chuyên môn tập trung ở bộ phận lễ tân, lái xe.

Tuy nhiên, về cơ cấu độ tuổi, ở cơ quan Trung ương Hội, số lượng cán bộ ở độ tuổi 41 đến 50 không nhiều (khoảng 18%), tỉ lệ cán bộ là người dân tộc

thiểu số chỉ chiếm 2,5%, không có cán bộ có tôn giáo, vẫn còn trên 30% chưa được học nghiệp vụ công tác phụ nữ. đây là những khó khăn cần được quan tâm khắc phục trong nhiệm kì này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Tuy trình độ phát triển và đặc điểm lịch sử, kinh tế- xã hội khác nhau, nhưng các nước, các tỉnh và các huyện đều coi chuẩn hóa đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nước, là nhiệm vụ thường xuyên của các chính phủ. Mục tiêu của xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng là để thích ứng với tình hình mới, giải quyết hữu hiệu những vấn đề mới về kinh tế - xã hội nảy sinh trong xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời nhanh chóng khắc phục sự bất cập của bộ máy hành chính, xoá bỏ tình trạng quan liêu, tham nhũng của cán bô ̣ công chức nhà nước.

Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô ̣ được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong thực thi nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, đào tạo dài hạn kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo chức danh và vị trí công tác. Đặc biệt, chính phủ nhiều nước đã quan tâm đầu tư tài chính cho công tác này, coi đó là nguồn kinh phí đầu tư cho tương lai.

Từ những kinh nghiệm trên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt các tiêu chí sau.

Một là: Xây dựng cơ quan chuyên trách Hội vững mạnh; đội ngũ cán bộ Hội các cấp phải thực sự tâm huyết, trách nhiệm, tận tình, có năng lực, có kỹ năng vận động phụ nữ, có kinh nghiệm thực tiễn, chuyên nghiệp là nhân tố quyết định thành công của phong trào thi đua, các cuộc vận động và nhiệm vụ công tác Hội. Mỗi cán bộ Hội đều phải nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm và thực hành nhuần nhuyễn phương pháp công tác của người cán bộ làm công tác vận động quần chúng “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Hai là: Ban hành và thực hiện quy định, quy chế xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp Hội đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ. Xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ theo vị trí việc làm. Quy hoạch cán

bộ chú trọng đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc, có thành tích công tác nổi trội, qua thực tiễn công tác thể hiện rõ năng lực, cán bộ xuất thân công nhân, nông dân, trí thức yêu nước, gia đình truyền thống cách mạng.

Bố trí, phân công công việc hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của cán bộ; có cơ chế phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài. Chú trọng khâu giao việc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ làm cơ sở rà soát, bổ sung quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

Ba là: Tham mưu cho cấp ủy cử cán bộ chuyên trách Hội, cán bộ nữ trong quy hoạch đi cơ sở hỗ trợ Hội LHPN xã chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, thực hiện phong trào thi đua và nhiệm vụ trong tâm công tác Hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho cán bộ được rèn luyện, tu dưỡng, thử thách tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, bản lĩnh công tác và kỹ năng vận động quần chúng, trưởng thành thêm về nhiều mặt, phát huy được năng lực sở trường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Bốn là: Tập trung vào công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ cho đội ngũ cán bộ Hội cấp chi hội, nâng cao kỹ năng điều hành sinh hoạt chi hội; Đẩy mạnh các hình thức giảng dạy hiện đại, biên soạn giáo trình, tài liệu tập huấn, cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm cho cán bộ Hội theo từng cấp và theo các vị trí công việc. Chỉ đạo Hội LHPN xã phân công cán bộ Hội về dự sinh hoạt chi hội tại cơ sở hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ, công tác cho chi hội trưởng, chi hội phó.

Đề nghị Trung ương Hội và Hội LHPN tỉnh tăng lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận- hành chính và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 34)