Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 50)

3.1.2.1. Tình hình về địa hình, đất đai

Nằm gọn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Lâm Thao mang những nét đặc trưng của các cấu trúc địa chất dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.

Đất đai ở Lâm Thao được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng. Đất đai màu mỡ phù hợp cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, có khả năng đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều diện tích trồng luân canh 3 - 4 vụ một năm. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, việc dồn đổi ruộng đất gặp rất nhiều khó khăn do tính chất nguồn gốc đất đai của từng hộ gia đình (mỗi hộ có nhiều thửa ruộng nhỏ, quy mô hẹp, nằm rải rác), trong khi nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp (khoảng 40- 50 ha); đồng thời, hiện nay vấn đề sở hữu đất đai, cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư (chi phí hỗ trợ, giá đất, vấn đề bồi thường khi thu hồi đất) chưa cụ thể, dẫn đến việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia.

3.1.2.2. Tình hình về tài nguyên đất

Tài nguyên đất: Kết quả thống kê năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 9.769,11ha phân theo ba loại đất chính, bao gồm: đất nông nghiệp: 5953,92ha; đất phi nông nghiệp: 3612,78ha; đất chưa sử dụng 202,41ha

Trên địa bàn huyện Lâm Thao có mỏ nước khoáng Tiên Kiên, đã được khai thác nhưng vẫn ở quy mô nhỏ, mỏ Cao Lanh và than bùn được phát hiện ở xã Xuân Lũng, Xuân Huy, thị trấn Hùng Sơn.

3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động

Dân số trung bình huyện Lâm Thao năm 2017 là 104.507 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.063 người/km2. Tỷ suất sinh thô là 15,78‰, tỷ suất chết thô là 6,24‰, tăng dân số tự nhiên là 9,54‰

Cơ cấu lao động của huyện Lâm Thao có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2010 lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 52,8% trong tổng số lao động, đến năm 2014 giảm chỉ còn 41,7%, đến năm 2017 chỉ còn 39%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng tương đối ổn định trong các năm gần đây ở mức trung bình 36,6%. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng từ 15,2% năm 2010 lên 22,9% năm 2017. Lao động dịch chuyển kéo theo sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế nông hộ. Khi cơ cấu và trình độ lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao, ngược lại trình độ lao động thấp sẽ khiến cho người lao động khó tiếp cận với công nghệ cao. Tuy nhiên trình độ lao động qua đào tạo nghề tăng thì họ có cơ hội tham gia các lĩnh vực ngành nghề khác nhiều hơn

Theo số liệu thống kê toàn huyện có 62.821 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,69% dân số, trong đó số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ 56,8% dân số. Số lao động có việc làm là 57.377 người, chiếm tỷ lệ 97,6%, trong đó nữ chiếm 50,49%. Cụ thể: Số lao động có việc làm trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp chiếm 26%; Công nghiệp xây dựng chiếm 44%; Thương mại dịch vụ chiếm 30%

Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở Lâm Thao còn chậm, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn khó khăn; ngành nghề phát triển chậm, còn một bộ phận lao động thiếu việc làm

hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp.

3.1.2.4. Tình hình thu nhập và mức sống của dân cư

Tình hình phát triển kinh tế có tác động chi phối thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế huyện Lâm Thao tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016- 2018 bình quân chung đạt 4,98%, năm 2018 đạt 7,6%.

Năm 2018, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 đạt 2,687,868 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2017. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông, lâm, thuỷ sản đạt 504,600 tỷ đồng, tăng 2,54%; công nghiệp xây dựng đạt 1,311,473 tỷ đồng, tăng 8,44%; dịch vụ đạt 871,755 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2017

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn năm 2018: Nông, lâm, thuỷ sản 20,4%; công nghiệp - xây dựng 51%; dịch vụ 35,4%% .

Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018

I. Tổng giá trị tăng thêm (Giá

SS 2010) Tỷ đồng 2.598,305 2,665,043 2,687,868

1.1.Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 29,383 541,317 504,600

1.2.CN-XD Tỷ đồng 1,415,997 1,432,671 1,311,473

1.3.Dịch vụ Tỷ đồng 652,925 691,055 871,755

II. Cơ cấu kinh tế

2.1.Nông, lâm, thủy sản % 19,660 21,800 19,330

2.2.CN-XD % 53,230 50,810 45,220

2.3.Dịch vụ % 27,110 27,370 35,450

Nguồn: UBND huyện Lâm Thao (2016- 2018) Năm 2018, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 484.183 tỷ đồng, đạt 113,2% dự toán tình giao và bằng 101,4% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 185.280 tỷ đồng đạt 139,5% dự toán tỉnh giao và bằng 105,7% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 419.436 tỷ

đồng, đạt 120,3% Nghị quyết HĐND huyện

Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm.

Bảng 3.2 . Thu nhập bình quân giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu nhập bình quân đầu người 35,4 38,1 39,0

Trong đó Thu Bình quân nhập của nữ 18,8 20,2 22.8 Nguồn: UBND huyện Lâm Thao (2016- 2018) Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Lâm Thao có tới 12 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống, hiện đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn của huyện; Lâm Thao có cụm công nghiệp tập trung lớn quan trọng đang được đầu tư xây dựng, đến nay, trên địa bàn huyện có 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 730ha.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.

3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng

Huyện Lâm Thao có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.

Trên địa bàn huyện có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận.

Năm 2015, huyện Lâm Thao được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới; đến nay 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%

Bằng việc huy động các nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn từ chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn huyện đã cứng hóa được 734,9 km đường giao thông. Trong đó: đường trục xã, liên xã 94,68 km, đạt 100%; đường trục thôn, xóm 174,04 km, đạt 91,56%; đường ngõ, xóm 210,98 km, đạt 87,76%; đường trục chính nội đồng 105,53 km, đạt 59%; kiên cố hóa được 128,97 km kênh mương chính

Quan tâm đầu tư hạ tầng các vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa, khoa học, công nghệ, kỹ thuật và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Trong đó, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng vùng sản xuất cánh đồng lớn (xã Vĩnh Lại, Cao Xá) và vùng sản xuất rau an toàn (xã Tứ Xã); hạ tầng vùng sản xuất tập trung tại các xã trên địa bàn huyện.

Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, hạ tầng đầu tư cụm công nghiệp Kinh Kệ - Hợp Hải và cụm làng nghề Sơn Vi đã khá hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Quan tâm cải tạo, nâng cấp và phát triển đồng bộ hệ thống lưới điện, đến nay tổng chiều dài đường dây trung thế, hạ thế 244 km, tăng 89 km so với 2008; xây dựng mới 17 trạm biến áp, dung lượng 5. 850 KVA. Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 100%.

3.1.2.6. Văn hóa

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền được tổ chức rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tăng cường các thiết chế văn hóa, nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các công trình tín ngưỡng, tôn giáo theo phương châm xã hội hóa, được nhân dân đồng thuận cao và đạt được kết quả tốt, tổng nguồn vốn huy động gần 137 tỷ đồng. Công tác quản lý hoạt động các lễ hội truyền thống được chú trọng, Lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” phát triển sâu rộng; năm 2018, đã có 91% khu dân cư, 93% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, 100% thị trấn giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn minh đô thị, các quy ước nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ lễ hội được thực hiện có hiệu quả. Phong trào thể dục

thể thao quần chúng phát triển rộng khắp với 54,2% người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên; thể thao thành tích cao có nhiều cố gắng (Huyện luôn giữ vững vị trí là một trong ba đơn vị đứng đầu của tỉnh).

Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở, trang thông tin điện tử của huyện tiếp tục được củng cố, chất lượng công tác thông tin, truyền thông được nâng lên, góp phần tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện: Quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư dạy học tiếp tục đầu tư theo hướng chuẩn hóa. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn được giữ vững, duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Hoạt động xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển sâu rộng.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số và phát triển có nhiều tiến bộ: Hệ thống y tế được chuẩn hóa, tăng cường về số lượng, chất lượng, duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020, vượt mục tiêu NQ tinh, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, xu hướng phát triển chung của toàn xã hội. Trung tâm y tế huyện tiếp tục được đầu tư xây dựng khang trang, trang bị thiết bị y tế hiện đại, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Bảo hiểm y tế toàn dân được triển khai tích cực, đến nay đã có 85% người dân tham gia bảo hiểm y tế, vượt NQ tỉnh. Công tác phòng chống các dịch bệnh, y tế dự phòng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt kết quả tốt; chất lượng dân số ngày càng được nâng cao. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn còn 11,4%.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội đạt kết quả tích cực: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng gắn với yêu cầu thị trường và việc làm; đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa tiếp tục nâng cao hiệu quả, trong 3 năm huyện Lâm Thao đã đào tọa được 4.922 người; số lao động được giải quyết việc làm mới là 5.151 người; Số lao động đi xuất khẩu lao động là 1.250 người. Duy trì thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Hoạt động bảo trợ xã hội, nhân đạo, từ thiện được triển khai tích cực, phát huy hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Biểu đồ 3.1. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2016- 2018

Nguồn: UBND huyện Lâm Thao (2016- 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên hiệp phụ nữ trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 50)