Thực tiễn quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 32 - 37)

VIỆT NAM

2.3.1. Tình hình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới

từ lâu và chiếm vị trí quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên đất đai cũng nhƣ trong quá trình sản xuất, song để phù hợp với từng điều kiện, đặc điểm riêng mà mỗi nƣớc để đƣa ra những phƣơng pháp khác nhau.

2.3.1.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của Đài Loan

Quá trình phát triển xã hội Đài Loan trƣớc đây cũng giống với hiện trạng phát triển giai đoạn hiện nay của Việt Nam, tức là xã hội nông nghiệp là chính. Những năm 40 trở lại đây, nền kinh tế Đài Loan có tăng trƣởng với tốc độ nhanh, công thƣơng đã trở thành ngành nghề chủ lực của Đài Loan, cũng là sức mạnh căn bản của đất nƣớc. Nhƣng sự phát triển của nghề chế tạo, tuy chỉ với nhu cầu sử dụng đất không lớn nhƣng phát huy hiệu quả sử dụng đất lớn nhất; giá trị sản xuất trên đơn vị nhân khẩu và tổng sản phẩm quốc nội trong nghề chế tạo đều có cống hiến to lớn hơn so với nông nghiệp.

Đối với phát triển nông nghiệp đã tích cực đƣa vào kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm bớt diện tích và nhu cầu nhân lực của nông nghiệp, chuyển một bộ phận nhân lực và đất nông nghiệp đƣa vào sản xuất trong nghề chế tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời tạo cơ hội việc làm, tiến tới nâng cao giá trị và thu nhập quốc dân trong nƣớc.

2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc

Trung Quốc đã tiến hành lập QHSDĐ từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phƣơng theo hƣớng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.

Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng. Một trong những ảnh hƣởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định đƣợc các sử dụng tƣơng thích cho phép ƣu tiên ở các khu vực cụ thể.

Những khu dân cƣ, khu công nghiệp, khu đô thị mới quy hoạch rất hiện đại và có tầm nhìn, phát triển bền vững cho một tƣơng lai xa. Tuy nhiên, để quy hoạch đƣợc nhƣ Trung Quốc đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế lớn; ở nƣớc này quy hoạch đô thị vẫn do cơ quan xây dựng đảm nhiệm, việc quy hoạch sử dụng đất đai chủ yếu tập trung vào phân vùng các khu chức năng do cơ quan quản lý đất đai đảm nhiệm.

2.3.1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản đƣợc phát triển từ rất lâu, đặc biệt đƣợc đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. QHSDĐ ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng, tránh các rủi ro của tự nhiên nhƣ động đất, núi lửa… QHSDĐ ở Nhật bản chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết.

QHSDĐ tổng thể đƣợc xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tƣơng đƣơng với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể đƣợc xây dựng cho một chiến lƣợc sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển KTXH.

QHSDĐ chi tiết đƣợc xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tƣơng đƣơng với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất nhƣ: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng….

2.3.1.4. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của Thái Lan

Quy hoạch đất đai đƣợc đƣợc phân bố theo 3 cấp: quốc gia, vùng và địa phƣơng. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể các chƣơng trình kinh tế xã hội của Hoàng gia Thái Lan gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà nƣớc phối hợp với chính phủ và chính quyền địa phƣơng. Dự án phát triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội - chính trị của Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề quan trọng là nguồn nƣớc, đất đai nông nghiệp, thị trƣờng lao động.

2.3.1.5. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của Singapore

Quy hoạch đô thị của Singapore đã thay đổi khá nhiều trong 4 thập kỉ qua kể từ ngày đất nƣớc dành độc lập. Trong chiến lƣợc quy hoạch của Singapore đều coi trọng việc xanh hóa đô thị, áp dụng chính sách nhà vƣờn ở bất cứ đâu tạo đều kiện để gạt đi những cứng nhắc trong lối sống của ngƣời dân. Và đây đƣợc coi nhƣ là quy hoạch kiểu mẫu cho các nƣớc khác tham khảo và áp dụng.

2.3.1.6. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ

chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất của Nga đƣợc chia thành hai cấp: quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

2.3.1.7. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Australia

Ở Liên bang Australia hầu hết các Tiểu bang đều có cơ quan quy hoạch riêng trực thuộc Chính phủ Tiểu bang, ngƣời đứng đầu cơ quan quy hoạch là thành viên Chính phủ có quyền hạn tƣơng đƣơng các Bộ trƣởng khác. Quy hoạch tổng thể không gian và phân vùng sử dụng đất do ngân sách Nhà nƣớc tiểu bang cấp, quy hoạch chi tiết do các công ty trúng thầu tự bỏ sau đó tính vào các khu đất hoặc các tòa nhà bán đấu giá sau này. Để tiến hành quy hoạch, điều đầu tiên ngƣời ta chú trọng là phân bổ sử dụng đất làm sao cho sử dụng có hiệu quả nhất điều kiện tự nhiên sẵn có bảo đảm phát triển bền vững và có môi trƣờng tốt.

2.3.1.8. Bài học kinh nghiệm về quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Quy hoạch sử dụng đất của các nƣớc trên thế giới mang tính đặc thù riêng, với những quy định về nội dung, phƣơng pháp tiến hành... phân ra các cấp, kiểu quy hoạch.

a. Về phân cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Hàn Quốc, QHSDĐ thực hiện theo các cấp: quốc gia, cấp tỉnh, vùng thủ đô; cấp thành phố, vùng đô thị cơ bản. Theo đó, QHSDĐ đƣợc thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp thành phố, vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh.

Tại Canada, là một nƣớc liên bang nên quy hoạch sử dụng đất có những điểm riêng biệt. Theo đó, chính quyền Trung ƣơng không có vai trò trong việc lập QHSDĐ. Thẩm quyền này thuộc về các tỉnh (bang). Mỗi bang có quyền tự trị riêng về đất đai và tài nguyên, do đó đều có hệ thống quy hoạch riêng.

Tại Trung Quốc, QHSDĐ đƣợc lập theo 4 cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp xã.

b. Về nguyên tắc và căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Trung Quốc, việc lập quy QHSDĐ phải bảo đảm tuân thủ triệt để các nguyên tắc, nhƣ: sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế,

xã hội và các địa phƣơng; tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng sống cho ngƣời dân của cả nƣớc…

Ở Hà Lan, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá các tham số ở các địa phƣơng: tham số kỹ thuật (chất lƣợng đất, đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng, các khả năng cải thiện với bên ngoài...); tham số kinh tế (tiềm năng phát triển kinh tế); tham số văn hoá - xã hội (công trình văn hoá, nghệ thuật, bảo tồn các truyền thống văn hoá...); các giá trị và tiêu chuẩn xã hội; tham số môi trƣờng (mức độ ô nhiễm nƣớc và đất, không khí).

Ở Angiêri QHSDĐ đƣợc xây dựng trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỹ luật đa phía. Trong toàn bộ quá trình quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các địa phƣơng liên quan, các tổ chức ở cấp chính phủ, tổ chức nhà nƣớc, các cộng đồng và các tổ chức nông gia… Ở nƣớc này, chính phủ có trách nhiệm ngay từ đầu với những quan hệ ở tầm vĩ mô còn công chúng ngƣời có liên quan tới các hành vi lập quy hoạch giữ một vị trí quan trọng (Nguyễn Thảo, 2013).

c. Về thẩm quyền lập, quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ở Hàn Quốc, QHSDĐ cấp quốc gia do Bộ trƣởng Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải phê duyệt, QHSDĐ cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt, quy hoạch đất cấp thành phố hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do Tỉnh trƣởng phê duyệt. Quốc hội không can thiệp vào quá trình xét duyệt QHSDĐ.

Ở Trung Quốc, Bộ Đất đai và Tài nguyên quốc gia và Cơ quan quản lý đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều có trách nhiệm chung là tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất quốc gia, quy hoạch tổng thể sử dụng đất; tham gia vào việc thẩm tra quy hoạch tổng thể đô thị trình Quốc vụ viện phê chuẩn.

Ở Hà Lan, quyền quyết định QHSDĐ cấp quốc gia thuộc về Nghị viện và Chính phủ. Giúp việc cho các cơ quan này có Ủy ban Quy hoạch Không gian Nhà nƣớc, Cơ quan Quy hoạch không gian Nhà nƣớc và Hội đồng tƣ vấn quy hoạch không gian.

d. Về kỳ quy hoạch

Ở Hàn Quốc, kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển và thị trƣờng. Ở Trung Quốc, theo quy định của Luật đất đai năm 1999 thì kỳ quy hoạch sử dụng đất của các cấp là 10 năm. Ở Canada, trƣớc năm 2005 kỳ quy

hoạch là 05 năm nhƣng thực tế chứng minh là không hợp lý, nên hiện nay, Luật quy hoạch của Canada không quy định khoảng thời gian này. Do đó, kỳ quy hoạch có thể rất linh hoạt, có thể thay đổi nhƣng phải thực hiện các thủ tục phê duyệt theo quy định của Luật.

e. Về quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ở Hàn Quốc, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Sau khi quy hoạch đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc công khai và phổ biến đến nhân dân.

Ở Thụy Điển, quá trình lập quy hoạch quốc gia bao gồm hai bƣớc. Bƣớc đầu tiên là tiến hành nghiên cứu về nhu cầu sử dụng đất từ các bộ, ngành, khu vực, chính quyền địa phƣơng và chính quyền Trung ƣơng; đồng thời, tham vấn về nhu cầu sử dụng đất ƣu tiên đối với mỗi lĩnh vực sử dụng đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện, bảo vệ môi trƣờng và văn hóa). Bƣớc thứ hai là tham vấn các thành phố về ƣu tiên của họ cho các nhu cầu cạnh tranh về sử dụng đất. Chính quyền quận sẽ biên soạn các kết quả này và gửi cho Chính phủ và Quốc hội để quyết định trong các trƣờng hợp có xung đột giữa lợi ích quốc gia với lợi ích khu vực hoặc địa phƣơng.

Ở Canada, công tác QHSDĐ đƣợc điều chỉnh bởi các quy định pháp luật của cơ quan lập pháp của tỉnh (bang), với một đạo luật đặc biệt cho thành phố thủ đô và một Luật quy hoạch cho 200 thành phố còn lại. Theo Luật quy hoạch chính quyền tỉnh, mỗi thành phố lập kế hoạch phát triển và bản quy hoạch vùng (bao gồm kế hoạch chi tiết, các quy định về sử dụng đất và các tiêu chuẩn phát triển).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 32 - 37)