Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 47 - 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Nam Định

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng.

Trong phạm vi tọa độ địa lý: - Từ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc;

- Từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông.

Đơn vị hành chính tiếp giáp thành phố Nam Định nhƣ sau: - Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc;

- Phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực; - Phía Đông giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình; - Phía Tây giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Vụ Bản.

Thành phố Nam Định nằm tại vị trí trung tâm của tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 4.641,42 ha; dân số 380.069 ngƣời, trong đó dân số nội thành là 325.757 ngƣời.

Thành phố có Quốc lộ 10, Quốc lộ 38B, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B đi qua và kết nối thuận lợi với hành lang phát triển ven biển dọc theo vùng Duyên Hải Bắc bộ, Nam Định có vị trí trung tâm của chùm đô thị gồm các thành phố là trung tâm tỉnh lỵ của các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình, thuận lợi cho giao lƣu và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Về địa hình nhìn chung khu vực quy hoạch là vùng phù sa sông, địa hình tƣơng đối bằng phẳng cao độ từ 0,3 ÷ 5,7m. Thềm phía Nam sông Đào thuộc một địa hình bãi bồi cao, trong khi phần phía Bắc sông thuộc địa hình bãi bồi thấp có niên đại cổ hơn.

Tuy cùng là gốc phù sa, nhƣng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác hơn hẳn khu vực phía Bắc, Phía Nam là khu vực những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng xã Nam Điền xen lẫn với ruộng lúa. Đất ở đây thuộc lọai phù sa ít chua, ít glây tốt nhất của tỉnh Nam Định. Trong khi đó phía Bắc ở những khu vực không làm nhà cửa thì chỉ trồng lúa, vùng này có năng suất lúa thấp nhất tỉnh Nam Định vì thổ nhƣỡng thuộc lớp phù sa cổ glây hóa mạnh. Có thể nói giá trị nông nghiệp khu vực phía Bắc sông không cao.

Riêng những dải bãi bồi ngoài sông có đất phù sa bồi mới hàng năm, là khu vực đặc biệt hấp dẫn cho việc trồng hoa, màu, tuy diện tích không lớn.

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng Sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23  24oC, mùa đông nhiệt độ trung bình là 19,5oC, tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp nhất, có thể xuống tới 12oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình là 27,8oC, tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng 6 nhiệt độ có thể lên tới 39o

C.

+ Độ ẩm không khí tƣơng đối cao, trung bình từ 84%, tháng có độ ẩm cao nhất là 94% vào tháng 3, tháng có độ ẩm thấp nhất là 65% vào tháng 11.

+ Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa hàng năm trung bình từ 1.470 mm, trong năm lƣợng mƣa phân bố không đều, mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 70%  75% lƣợng mƣa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7, 8 ,9 do lƣợng nƣớc mƣa không đều nên vào mùa mƣa thƣờng có úng, lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này lƣợng nƣớc mƣa chiếm khoảng 10% lƣợng mƣa cả năm, tháng ít mƣa nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

+ Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1.650  1.700 giờ, Vụ hè thu có số giờ nắng cao từ 1.100 – 1.200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

+ Gió: Hƣớng gió thay đổi theo mùa, mùa đông hƣớng gió thịnh hành là gió Bắc với tần suất 60  70%, tốc độ gió trung bình 2,4m/s, những tháng cuối mùa đông gió có xu hƣớng chuyển dần về phía Đông. Mùa hè gió thịnh hành là

gió Đông Nam, với tần suất 50  70%, tốc độ gió trung bình 1,9  2,2 m/s do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thành phố Nam Định thƣờng chịu ảnh hƣởng của gió bão hoặc áp thấp nhiệt đới bình quân 4  6 trận/ năm.

Nhìn chung khí hậu rất thuận lợi cho môi trƣờng sống của con ngƣời, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật và du lịch.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Thành phố Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ sông vào khoảng 0,5  0,7 km/km2. Do đặc điểm địa hình các dòng chảy đều theo hƣớng Tây bắc - Đông nam, Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hƣởng chính của sông Hồng, nhánh sông Đào và chế độ thuỷ chiều.

Hệ thống hồ ao dày đặc tạo ra một kiểu địa hình nhƣ một miếng bọt biển, có tác dụng trữ nƣớc và chống úng rất hữu hiệu vào mùa mƣa và cấp nƣớc vào mùa khô, Đây cũng là những yếu tố cảnh quan đặc trƣng, tạo ra thế mạnh cảnh quan của thành phố Nam định sau này. Hệ thống kênh rạch nối với nhau thành một mạng lƣới, có thể thu nƣớc bơm ra sông vào mùa mƣa và cấp nƣớc từ sông vào mùa khô.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra. khảo sát xây dựng tài liệu bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAO-UNESCO) phân loại đất Thành phố Nam Định bao gồm các nhóm đất nhƣ sau:

* Nhóm đất phèn – Thionic Fluvisols (FLt)

+ Gồm đất phù sa có phèn tiềm tàng, có glây và đất phèn tiềm tàng sâu diện tích 105.35 ha; nhóm đất này có nguồn gốc từ đất phù sa, đất mặn và đất glây. Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng kết cấu hạt, cục và tảng phù hợp trồng lúa 2 vụ /năm.

* Nhóm đất phù sa – Fluvisols (FL)

+ Gồm đất phù sa trung tính ít chua, đất phù sa glây, chua và đất phù sa có tầng đốm rỉ, diện tích 3.256,40 ha. phân bố ở tất cả các phƣờng. xã trên địa bàn thành phố, đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn thành phố Nam Định, nhóm đất này đƣợc hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đào.

* Nhóm đất Glây – Gleysols (GL)

+ Gồm có đất glây chua đọng nƣớc diện tích 296,21 ha chủ yếu đƣợc phân bổ ở các xã của thành phố. Thành phần cơ giới của đất thay đổi từ trung bình đến nặng.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mƣơng máng và nguồn nƣớc mƣa cung cấp.

Nguồn nƣớc sông: Khu vực nghiên cứu có nguồn nƣớc mặt phong phú với 2 con sông lớn có khả năng cung cấp nƣớc cho mục đích sinh hoạt là sông Đào và sông Hồng.

- Nước mưa: Lƣợng nƣớc mƣa trên địa bàn toàn tỉnh có trữ lƣợng tƣơng đối lớn với tổng lƣợng mƣa khoảng 1.750 mm ÷ 1.800 mm góp phần bổ sung nguồn tài nguyên nƣớc cho thành phố.

- Nguồn nước ngầm: Nƣớc ngầm khai thác tại chỗ hầu hết bị nhiễm mặn nên chỉ đƣợc dùng làm vệ sinh, vệ sinh công nghiệp, các nhu cầu khác vẫn phải dùng nƣớc của nhà máy.

c. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Nam Định là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Là vùng đất đƣợc mệnh danh là chốn “địa linh nhân kiệt” thành phố Nam Định đã đóng góp nhiều nhân tài cho đất nƣớc, trên địa bàn thành phố có tổng số 11/16 công trình là di tích lịch sử, văn hoá cấp Quốc gia, trên 125 công trình văn hoá nhƣ rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, bảo tàng ... Các di tích lịch sử văn hoá và danh thắng tiêu biểu tại Nam Định đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thao của các kiến chúc cổ và hiện đại, kiến trúc phƣơng Đông và phƣơng Tây, đặc biệt tại Nam Định các di tích văn hoá lịch sử đều gắn liền với các lễ hội. Do đó là tiềm năng và lợi thế thu hút khách du lịch đến với thành phố.

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

a. Hiện trạng môi trường không khí

Các báo cáo cho biết 80% doanh nghiệp của tỉnh Nam Định có quy mô sản xuất từ trung bình đến lớn tập trung ở thành phố Nam Định.

Các khu cụm công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng nói chung và môi trƣờng không khí nói riêng nhƣ: Công ty dệt Nam Định, Công ty dệt lụa Nam Định, Công ty Youngone.

Trên một số tuyến đƣờng giao thông tuy chƣa có số liệu quan trắc đầy đủ các thông số song bằng cảm quan cũng có thể thấy rằng đã xuất hiện sự ô nhiễm bởi bụi, khí thải động cơ đốt xăng, dầu đặc biệt là trên các tuyến đƣờng vào thành phố, các tuyến đƣờng vận chuyển nguyên vật liệu vào các khu công nghiệp đang xây dựng và trên tuyến đƣờng quốc lộ 10.

b. Hiện trạng môi trường nước

- Nƣớc mặt:

Hiện nay nƣớc thải thành phố Nam Định (nƣớc thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp và nƣớc mƣa) đƣợc thoát chung một hệ thống và xả trực tiếp ra sông Đào qua trạm bơm Kênh Gia ở phía Tây nam và trạm bơm Quán Chuột ở phía Đông thành phố. Với lƣợng nƣớc thải 60.000 m3/ngày đêm chƣa qua xử lý đƣợc xả trực tiếp ra sông làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc cấp tại khu vực dân cƣ sử dụng nƣớc sông Đào ở hạ nguồn.

- Nƣớc ngầm:

Nƣớc ngầm khu vực thành phố Nam Định đã bị ô nhiễm kim loại nặng, hàm lƣợng Fe vƣợt từ 3.4-5.5 lần; hàm lƣợng Mn từ 6.8-46 lần. Đặc biệt hàm lƣợng Coliform từ 2.6-25.6 lần; đây là dấu hiệu cho thấy nƣớc ngầm thành phố Nam Định bị ảnh hƣởng của nƣớc thải sinh hoạt.

- Hiện trạng thoát nƣớc thải:

Thành phố chƣa có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung. Nƣớc thải đƣợc xả trực tiếp ra sông Đào gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Hệ thống thoát nƣớc thành phố chịu sự chi phối của hệ thống thuỷ lợi. Hệ thống thoát nƣớc có thể tự chảy ra sông Đào vào mùa khô còn mùa mƣa dẫn về các trạm bơm tiêu bơm ra sông Đào.

c. Hiện trạng môi trường đất

- Đất ô nhiễm do nƣớc thải công nghiệp: Đây là một vấn đề hết sức bức xúc và cho đến thời điểm hiện nay vẫn chƣa xử lý đƣợc. Các vùng đất bị ô nhiễm phần lớn tập trung tại các làng nghề và các khu vực có nhà máy sản xuất lớn.

- Đất ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV sai quy cách: tập trung ở các xã nông nghiệp ngoại thành.

+ Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lƣợng đạm, 50% lƣợng kali và xấp xỉ 80% lƣợng lân dƣ thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trƣờng đất.

+ Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dƣ lâu dài trong môi trƣờng đất- nƣớc; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trƣờng đất.

d. Vệ sinh môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt và chất rắn

Công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng: đƣợc các cấp, các ngành quan tâm hơn, từng bƣớc đổi mới và đầu tƣ cơ sở vật chất. Nhà máy xử lý rác thải có công suất bình quân 102 tấn rác/ngày và Lò đốt rác vô cơ công suất 20 tấn/ngày đƣợc vận hành hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn thành phố. Trạm xử lý nƣớc thải tại Khu công nghiệp Hoà Xá và Trạm xử lý nƣớc thải Cụm công nghiệp An Xá đang đƣợc triển khai xây dựng. Đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trƣờng; hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất lập và từng bƣớc thực hiện Đề án bảo vệ môi trƣờng theo quy định của Luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 47 - 52)