Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 52 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Nam Định

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế đã có nhiều cố gắng đồng thời với các chính sách hỗ trợ đầu tƣ của Nhà nƣớc, của tỉnh nên tốc độ tăng trƣởng kinh tế thành phố đã duy trì mức khá cao, đạt bình quân 13,11%/năm. Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) từ 12,68 triệu đồng năm 2010 tăng lên 22,5 triệu đồng năm 2015và đạt 27,3 triệu đồng năm 2017.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng từ 55,15% năm 2010 tăng lên 56,47% năm 2017, dịch vụ từ 42,47% năm 2010 đạt 42,22% năm 2017, nông nghiệp 2,38% năm 2010 giảm xuống 1,31% năm 2017.

Bảng 4.1. Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1.T.độ tăng trƣởng k.tế (%) 12,71 13,05 13,81 10,13 13,84 2. Tổng sản phẩm (Giá cố định) 3.118,41 3.819,09 5.114,93 5.658,77 7.137,65

2.1.Nông. lâm nghiệp và thủy sản 74,42 78,29 90,53 87,71 93,51

2.2. Công nghiệp. xây dựng 1.719,80 2.133,36 2.869,98 3.165,52 4.030,60 2.3. Dịch vụ 1.324,19 1.607,45 2.154,41 2.405,54 3.013,54

3. Tổng giá trị tăng (Giá cố định) 1.815,14 2.052,18 2.335,59 2.572,17 2.928,16

3.1.Nông. lâm nghiệp và thủy sản 40,02 39,24 38,59 38,92 40,52 3.2. Công nghiệp. xây dựng 1.062,99 1.225,91 1.414,31 1.549,07 1.771,80 3.3. Dịch vụ 712,13 787,03 882,68 984,18 1.115,74

4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- NL nghiệp và thủy sản 2,38 2,05 1,77 1,55 1,31 - Công nghiệp. xây dựng 55,15 55,86 56,11 55,94 56,47

- Dịch vụ 42,47 42,9 42,12 42.51 42,42

5. Tổng thu ngân sách 242,29 305,61 690,70 807,83 1.063,52 6. Tổng chi ngân sách 183,82 260,11 327,31 360,74 608,94

7. Thu nhập bình quân đầu người 12,68 15,38 20,36 22,09 27,3

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế công nghiệp

Trên địa bàn năm 2010 chiếm tỷ trọng 54,83%, năm 2015 chiếm tỷ trọng 53,84% và năm 2017 chiếm tỷ trọng 54,1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng trƣởng bình quân 18,7% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp do thành phố quản lý tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010÷2015 đạt 26,32%/năm (tăng hơn 8,06%/năm so với nhiệm kỳ 2005÷2010). Khu công nghiệp Hoà Xá của tỉnh và cụm công nghiệp An Xá của thành phố đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ. Đó là những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp của thành phố phát triển. Cùng với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cá thể đã thu hút trên 50.000 lao động ở các loại hình sản xuất. Trong đó có 4 ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng khá trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nhƣ: dệt-may 47,06%; cơ khí-điện 10,03%; hoá chất-nhựa

9,54%; chế biến nông sản-thực phẩm-đồ uống 8,77%. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh (chiếm 99,14% số lƣợng doanh nghiệp và 46,9% giá trị sản xuát, 47,65% lao động toàn ngành công nghiệp).

b. Khu vực kinh tế dịch vụ

Thƣơng mại - Dịch vụ và xuất khẩu phát triển nhanh, đa dạng, đƣợc quan tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của thành phố: Trên địa bàn thành phố hiện có 5 khách sạn trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, nhiều cơ sở kinh doanh lƣu trú đáp ứng cơ bản nhu cầu du lịch, dịch vụ. Khách du lịch tăng đều qua các năm. Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015, tăng bình quân 23,5%/năm. Đã hình thành một số siêu thị, trung tâm thƣơng mại vừa và nhỏ. Các loại hình dịch vụ nhƣ: Bƣu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính-ngân hàng, vận tải… bƣớc đầu đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đời sống và phù hợp với xu thế phát triển.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê đến năm 2017, dân số toàn thành phố là 253.154 ngƣời (trong đó nữ giới có 128.476 người và nam giới có 124.678 người), dân số khu vực thành thị 206.432 ngƣời. dân số khu vực nông thôn 46.722 ngƣời. Mật độ dân số bình quân của thành phố là 5.450 ngƣời/km2

.

Bảng 4.2. Hiện trạng dân số và đô thị hoá

Hạng mục Dân số (1000 ngƣời) Tỷ lệ (%)

2010 2017 2010 2017

Tổng dân số 230 244 100 100

Dân số thành thị 169 195 73 80

Dân số nông thôn 61 49 27 20

Tỷ lệ đô thị hóa 73 80

Tốc độ tăng trƣởng dân số đô thị TB (%/năm) 1,46

b. Lao động, việc làm

Tính đến 31/12/2017 dân số trong độ tuổi lao động là 136.402 ngƣời (chiếm 52,17% dân số toàn thành phố). Trong đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 118.486 ngƣời. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị là 95,87%.

Trong những năm qua. thành phố Nam định đã chứng tỏ thế mạnh và sức hút của mình ở các lĩnh vực vông nghiệp nhẹ, giáo dục, dậy nghề. Thành phố hiện có: 4 trƣờng đại học, 5 trƣờng cao đẳng, 6 trƣờng trung học chuyên nghiệp và dậy nghề, 9 trƣờng trung học phổ thông, 18 trƣờng trung học cơ sở, với hơn 57.032 sinh viên và 149.640 học sinh. Đây là tiềm năng lớn cung cấp lực lƣợng lao động cho thành phố. tỉnh và liên vùng.

Bảng 4.3. Dân số, lao động thành phố Nam Định giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

1. Dân số khu vực ngoại thị Ngƣời 47.016 48.474 48.711 2.Lao động đang làm việc trong ngành kinh

tế khu đô thị Ngƣời 129.516 132.494 136.402

Trong đó: Lao động phi nông nghiệp Ngƣời 109.070 112.302 118.486 3.Tỷ lệ phi nông nghiệp toàn đô thị % 84,22 84,76 86,87 4. Dân số khu vực nội thành Ngƣời 204.163 207.701 212.746 5. Lao động đang làm việc trong ngành

kinh tế khu đô thị Ngƣời 109.145 111.868 114.819

Trong đó lao động phi nông nghiệp Ngƣời 103.928 106.957 110.088 6. Tỷ lệ phi nông nghiêp khu vực nội thị Ngƣời 95,27 95,61 95,87

c. Thu nhập

Thành phố Nam Định đã thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. tăng cƣờng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật đƣa nền kinh tế vào ổn định. Bình quân thu nhập đầu ngƣời qua các năm:

- Năm 2015: 20,360 triệu đồng (tƣơng đƣơng 969USD); - Năm 2016: 22,909 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1.051USD); - Năm 2017: 29,450 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1.370USD).

d. Tỷ lệ hộ nghèo

Tỷ lệ ngƣời thất nghiệp và thiếu việc làm năm 2017 là 5%, năm 2015 còn 4,3%. Chính sách cứu trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo từ 5,42% năm 2017 giảm xuống còn 3,9% năm 2015. Chính sách bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động, ngƣời hƣởng chế độ hƣu trí, mất sức đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị.

Thành phố Nam Định là đô thị trung tâm của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Nam Định. Có vị trí quan trọng là đầu mối giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ và đƣờng sắt trên trên hành lang kinh tế ven biển Duyên hải Bắc Bộ. Năm 2017 tổng thu ngân sách thành phố đạt 1.063 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 29.450 triệu đồng/năm; tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2010-2017 đạt 12,59%/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 4,22%. Dân số toàn thành phố (kể cả dân số quy đổi) là 352.108 ngƣời. Dân số khu vực nội thành là 301.808 ngƣời. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 85,71%. Mật độ dân số khu vực nội thành là 17.221 ngƣời/km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt 95,9%. Về nhà ở: Diện tích sàn nhà ở bình quân khu vực nội thành đạt 15,6m2/ngƣời; Tỷ lệ nhà kiên cố. khá kiên cố. bán kiên cố khu vực nội thành đạt 96,32%.

Các chỉ tiêu về công trình công cộng đô thị (tính cho khu vực nội thành): Đất xây dựng công trình công cộng cấp khu ở bình quân đạt 2,9m2/ngƣời; chỉ tiêu đất dân dụng đạt 57,34m2/ngƣời; đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng đô thị bình quân đạt 7,77m2/ngƣời; cơ sở y tế đạt 5,7 giƣờng/1.000 dân; cơ sở đào tạo có 15 cơ sở; công trình văn hóa có 05 công trình; trung tâm thể dục thể thao có 66 công trình; trung tâm thƣơng mại - dịch vụ có 14 công trình.

Các chỉ tiêu về hệ thống giao thông: là đầu mối giao thông cấp quốc gia, cấp vùng cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy; tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng trong khu vực nội thị chiếm 24,05%; mật độ đƣờng trong khu vực nội thị (tính đến đƣờng có chiều rộng đƣờng đỏ ≥ 11,5m) đạt thấp12,18km/km2

; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng đạt 20,04%; diện tích đất giao thông/dân số nội thị đạt 13,97m2/ngƣời.

Các chỉ tiêu về hệ thống cấp nƣớc: Tiêu chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt khu vực nội thị bình quân đầu ngƣời đạt 132,89 lít/ngƣời/ngàyđêm; tỷ lệ dân số khu vực nội thị đƣợc cấp nƣớc sạch đạt 90%. Tỷ lệ thất thoát nƣớc còn lớn khoảng 30%.

Các chỉ tiêu về hệ thống thoát nƣớc: Mật độ đƣờng cống thoát nƣớc chính khu vực nội thị đạt khoảng 3km/km2; hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt tập trung và công nghiệp còn thiếu hoặc công suất hoạt động hạn chế. Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị là 1.024 kwh/ngƣời/ năm; 100% các tuyến phố chính và 87,6% ngõ hẻm khu vực nội thị đƣợc chiếu sáng. Chỉ tiêu về hệ thống thông tin. bƣu chính viễn thông: Số thuê bao điện thoại bình quân đạt 52 máy/100 dân. Chỉ tiêu về cây xanh.

thu gom xử lý chất thải và nhà tang lễ: Đất cây xanh đô thị đạt 19,11m2/ngƣời. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 6,9m2/ngƣời. Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị đƣợc thu gom và xử lý đạt 99%. Trên địa bàn thành phố có 2 nhà tang lễ.

Về kiến trúc cảnh quan đô thị: thành phố đã có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. hiện nay đang đi đầu trong cả nƣớc trong quản lý đất đai và quy hoạch bằng công nghệ GIS. Trên địa bàn thành phố có 03 dự án khu đô thị mới đã và đang tiến hành đầu tƣ xây dựng; và 06 dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị cũ, tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị/tổng số đƣờng chính khu vực nội thị đạt 33,3%, thành phố có 12 khu, trong đó có các khu công viên với nhiều cây xanh, đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Nam Định có 11 di tích cấp quốc gia và 5 công trình văn hóa cấp tỉnh. Các công trình di sản văn hóa lịch sử trên địa bàn thành phố thƣờng xuyên đƣợc bảo tồn và trùng tu tôn tạo, tỷ lệ trùng tu tôn tạo đạt 100%.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

* Đƣờng bộ:

Hệ thống đƣờng hƣớng tâm. đƣờng vành đai đã đƣợc nâng cấp. cải tạo. Cụ thể: - Quốc lộ 10 từ Hải Phòng, Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua. QL 10 có vai trò giao thông liên tỉnh, chạy dọc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Quốc lộ 10 mới đƣợc nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (Bn = 12m). đoạn tuyến tránh qua TP. Nam Định có mặt cắt ngang nền rộng 19m. mặt rộng 14m;

- Quốc lộ 21A nối Nam Định với Quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các tuyến QL21B đi từ các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, Hải Hậu qua thành phố Nam Định nối đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ;

- Quốc lộ 38 từ Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hà Nam xuống Nam Định, Ninh Bình đang triển khai phóng tuyến năng cấp;

- Ngoài ra là hệ thống đƣờng tỉnh có dạng hƣớng tâm (ĐT 486, 487, 488, 490, 490B, 490C) hƣớng đi các huyện quy mô đạt cấp IV ÷ II đồng bằng.

* Đƣờng vành đai:

- Đọan 1: Nền đƣờng 19m, mặt đƣờng 14m, đáp ứng nhu cầu giao thông tuy nhiên chƣa có hệ thống đƣờng gom nên các đấu nối trực tiếp ảnh hƣởng đến an toàn giao thông trên QL10;

- Đọan 2: Có đƣờng gom, an toàn về giao thông, có tổ chức đấu nối. gom các điểm giao cắt với QL 10.

* Đƣờng sắt: Đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua TP Nam Định hiện đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh đến thủ đô Hà Nội, các tỉnh Miền Trung, miền Nam và kết nối với với các tuyến đƣờng sắt khác, khổ đƣờng sắt 1m. Đoạn qua khu vực nghiên cứu có ga Nam Định là ga kết hợp hành khách và hàng hóa với 9 đƣờng ray, diện tích sân ga 4.292 m2.

* Đƣờng sông: Trong khu vực nghiên cứu có tuyến vận tải chính qua hệ thống sông Đào: tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình. Cảng Nam Định có công suất thiết kế cảng là 1 triệu tấn/năm nhƣng chƣa bao giờ đạt đƣợc 40% công suất thiết kế, việc xây dựng cầu cứng mới qua hạ nguồn sông Đào đã làm cho cảng hàng hoá Nam Định hiện nay bị hạn chế nhiều trong việc lƣu thông bằng đƣờng sông (do cảng nằm giữa 2 cầu Đò Quan và cầu Cứng mới).

* Công trình giao thông:

- Bến xe: Hiện nay tại thành phố Nam Định đã có 2 bến xe trung tâm, một bến ở trung tâm Thành phố Nam Định và một bến ở phía Đông cầu Đò Quan;

- Cầu cống: Hệ thống cầu đã nâng cấp. đầu tƣ xây dựng mới qua các sông lớn trên các quốc lộ đạt tiêu chuẩn H30 - XB80 nhƣ: cầu Tân Đệ qua sông Hồng; cầu Đò Quan, cầu Tân Phong và cầu Nam Định qua sông Đào.

b. Thuỷ lợi

- Hệ thống đê, công trình dƣới đê sông:

Hệ thống đê thành phố Nam Định dài 13,078km. Trong đó, đê Hữu Hồng dài 3.684 km từ K163+610 đến K167+294. Đê Tả Đào dài 4,351 km từ K0 đến K4+351.

- Hiện trạng kè:

Thành phố Nam Định có trên 8km kè sông Đào và sông Hồng (trong đó có 4,2km tƣờng kè sông Đào từ K0 đến K4+200) gồm kè Tân Cốc, kè Óng Bò, kè Vạn Hà, kè Phù Long, kè sông Đào, Ngô Xá, Tam Phủ. Do nhiều năm không đƣợc duy tu nên nhiều đoạn mái kè, chân kè bị sạt lở đặc biệt là kè Ngô Xá, Óng Bò… Kè Tân Cốc từ K7+100 đến K8+200 hiện đã bị huỷ liệt do xây dựng từ thời Pháp lâu nay không đƣợc tu bổ.

- Hiện trạng cống qua đê:

Thành phố Nam Định có 9 cống qua đê gồm: 2 cống qua đê tả sông Đào; cống Quán Chuột (2500x2500), cống Kênh Gia (1500x1500); 6 cống qua đê hữu sông Đào; cống Cốc Thành; cống An Lá 1 (1000x2500), cống An Lá 2 (1000x4000); cống Đồng Lựu (1200x4500); cống Vạn Diệp trong (2000x6000); cống Vạn Diệp ngoài (2000x6000) và 1 cống qua đê sông Hồng; cống Ngô Xá (11000x7000).

- Hiện trạng trạm bơm:

Thành phố Nam Định có 3 trạm bơm Tả sông Đào và 1 trạm bơm Hữu sông Đào.

+ Trạm bơm Quán Chuột đã nâng cấp đáp ứng việc tiêu thoát nƣớc chủ động cho nửa phía Đông Bắc thành phố Nam Định với lƣu vực khoảng 800 ha;

+ Trạm bơm Kênh Gia công suất lớn 43.000m3/h đáp ứng việc tiêu thoát nƣớc cho nhƣng do trƣớc bể hút không có hồ điều hoà nên không phát huy đƣợc hết hiệu quả khi có mƣa lớn;

+ Trạm bơm An Lá 5máyx4.000 đang hoạt động tốt là trạm bơm tƣới tiêu kết hợp với Ftiêu = 2309ha;

+ Trạm bơm Cốc Thành 7máyx32.000 hoạt động tốt đảm bảo việc tiêu thoát nƣớc cho 24.817ha phía Nam sông Vĩnh Giang.

- Hiện trạng thoát nƣớc mƣa:

Thành phố Nam Định hiện đang sử dụng hệ thống thoát nƣớc chung song chƣa hoàn chỉnh mới chỉ có tại khu vực trung tâm thành phố. Nƣớc mƣa ở khu vực này đƣợc tập trung vào một số tuyến cống ngầm chảy theo hƣớng ngƣợc dốc với địa hình tự nhiên (từ phía Đông sang phía Tây) rồi ra hệ thống kênh mƣơng thoát trong khu vực. Các khu vực phía ngoại đô chủ yếu thoát tự nhiên theo hƣớng địa hình, nƣớc mƣa tập trung vào hệ thống kênh mƣơng tự nhiên trong khu vực sau đó thoát tự nhiên hoặc qua hệ thống cống hiện trạng. trạm bơm cƣỡng bức ra sông Hồng và sông Đào.

c. Công trình năng lượng

* Nguồn điện

Nguồn điện cung cấp cho thành phố Nam Định từ mạng lƣới quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 52 - 62)