Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch tại thành phố Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 99 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.6.Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch tại thành phố Nam Định

2017 theo quy hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt

4.3.6.Đánh giá chung tình hình thực hiện quy hoạch tại thành phố Nam Định

4.3.6.1. Những ưu điểm

Phƣơng án quy hoạch sử dụng đất thành phố Nam Định đƣợc lập trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng đất để đáp ứng các mục tiêu đó. Do vậy, phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Nhờ vậy mà công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của thành phố đã dần đi vào nền nếp.

Nhu càu đất của các ngành đƣợc đáp ứng. Đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị đƣợc mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Nhờ có quy hoạch sử dụng đất các công trình hạ tầng xã hội đƣợc thực hiện góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân đồng thời giữ gìn đƣợc cảnh quan môi trƣờng xanh, sạch và đẹp.

4.3.6.2. Những hạn chế

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nam Định cho thấy đã nảy sinh những bất cập, tồn tại chủ yếu sau:

- Các chỉ tiêu sử dụng đất theo phƣơng án quy hoạch chƣa đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ. Một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chƣa sát với chỉ tiêu quy hoạch đƣợc duyệt. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai;

- Một số đơn vị đƣợc giao đất, cho thuê đất nhƣng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Một số công trình chƣa đƣợc triển khai thực hiện do thiếu vốn, chƣa có nhu cầu hoặc do chƣa giải phóng mặt bằng đƣợc. Điều đó gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội;

- Việc lấy ý kiến ngƣời dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chƣa đƣợc thực hiện hoặc thực hiện còn hình thức, ít hiệu quả, nhiều nơi chƣa đƣợc coi trọng; việc xây dựng các phƣơng án quy hoạch để lựa chọn chƣa thật khách quan. Do đó, tính hiệu quả của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất chƣa cao;

- Tiến độ giải phóng mặt bằng chậm đã gây ra ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án;

- Sự phát triển kinh tế chậm, cùng với sự giảm dần của thị trƣờng bất động sản trong giai đoạn 2010 - 2017 đã làm cho việc thu hút vốn đầu tƣ vào các dự án cũng nhƣ việc đấu giá đất bị chững lại, do vậy nhiều dự án thực hiện chậm tiến độ đề ra.

4.3.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

a. Về chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất

Khi triển khai thực hiện quy hoạch đã tìm thấy sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Một số chỉ tiêu sử dụng đất không thống nhất giữa các kỳ kiểm kê nên việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.

Việc xác định nhu cầu và định mức sử dụng đất của các ngành trên địa bàn còn có sự chồng chéo, dẫn đến một số loại đất phi nông nghiệp xác định diện tích thƣờng lớn hơn so với nhu cầu thực tế, nên các chỉ tiêu quy hoạch đất phi nông nghiệp đạt kết quả thực hiện không cao. Mặt khác, việc phân loại đất không thống nhất trong một số văn bản tại các thời điểm khác nhau nên dẫn đến một số công trình xây dựng trong quy hoạch sử dụng đất thƣờng phải bóc tách thành nhiều hạng mục khác nhau.

Tính toán về nhu cầu sử dụng đất khi lập quy hoạch chƣa sát với thực tế. Mặc dù khi lập quy hoạch, mặc dù các nhà quy hoạch có điều tra, thu thập nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và phƣờng, nhƣng thƣờng nhiều ngành chƣa xây dựng đƣợc định hƣớng chiến lƣợc phát triển dài hạn mà chỉ có kế hoạch ngắn hạn, theo kế hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội nên rất khó xác định nhu cầu ử dụng đất về quy mô diện tích lẫn vị trí của từng công trình, dự án cho cả thời kỳ 10 năm, trong khi các công tác dự báo lại chƣa đánh giá hết đƣợc những tác động do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về chủ trƣơng, chính sách, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vì vậy chƣa lƣờng hết đƣợc những khả năng có thể xảy ra trong tƣơng lai nên ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng và nội dung của phƣơng án quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm

xác lập quy hoạch cũng nhƣ khi thực hiện.

Phƣơng án quy hoạch còn nặng nền về phân bổ đất cho nhứng công trình nhỏ lẻ, nhƣng lại thiếu tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài, chƣa thể hiện đƣợc vai trò điều tiết vĩ mô của quy hoạch trong trƣờng hợp kinh tế - xã hội có sự biến động nên còn lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, bị động khi quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội khi có sự điều chỉnh.

Các giải pháp thực hiện phƣơng án quy hoạch còn chung chung, thiếu những giải pháp cụ thể, thiếu những quy định bắt buộc thể hiện tính pháp lý cao theo quy định của Luật Đất đai.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phần nào đó còn mạng tính đối phó để có đủ căn cứ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất…

b. Về bố trí nguồn vốn đầu tư

Mặc dù kế hoạch sử dụng đất hằng năm đƣợc xây dựng chi tiết nhƣng trong quá trình thực hiện chƣa có sự phối hợp giữa ngành Kế hoạch - Tài chính, ngành Tài nguyên - Môi trƣờng và UBND cấp xã (nơi có công trình quy hoạch) nên một số công trình quy hoạch không đƣợc bố trí nguồn vốn để thực hiện, đặc biệt là các công trình trụ sở các thôn, các công trình thể dục, thể thao,… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt đƣợc ở mức rất thấp so với chỉ tiêu quy hoạch đƣợc duyệt.

Vốn đầu tƣ còn ảnh hƣởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng, qua đó làm chậm tiến độ thực hiện các dự án.

c. Vấn đề quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch và ý thức chấp hành pháp luật đất đai

Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai quy hoạch sử dụng đất còn mang nặng tính hình thức, chƣa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của ngƣời dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch chƣa thực chất; sự phản hồi của ngƣời dân và các nhà phản biện về phƣơng án xây dựng quy hoạch còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Trình độ quản lý quy hoạch còn hạn chế; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo vẫn còn tồn tại; tƣ tƣởng, tƣ duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu.

Còn có sự nhƣợng bộ khi chấp thuận đầu tƣ: trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhƣng

trên thực tế triển khai, một số công trình bị thay đổi vị trí chuyển vào địa điểm khác. Điều này đã gây ra không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh nhiều công trình nằm ngoài quy hoạch đƣợc duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 99 - 102)