Tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 37 - 43)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Thực tiễn quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.2. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam

2.3.2.1. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam qua các thời kỳ

a. Trước Luật đất đai năm 1988

Quy hoạch sử dụng đất đai chƣa đƣợc coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ đƣợc thực hiện nhƣ một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các phƣơng án phân vùng nông - lâm nghiệp đã đề cập tới phƣơng hƣớng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chƣa tính đƣợc khả năng đầu tƣ nên tính khả thi của phƣơng án còn thấp.

Từ năm 1981 đến năm 1986 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, hầu hết các quận, huyện, thành phố trong cả nƣớc đã xây dựng quy hoạch tổng thể cấp huyện.

b. Từ Luật đất đai 1988 đến Luật Đất đai 1993

Giai đoạn này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên nhƣ một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên phạm vi toàn quốc.

Theo tinh thần của Luật Đất đai 1988, để tăng cƣờng công tác quản lý đất đai, ngày 14 tháng 7 năm 1989 Tổng cục trƣởng Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số 201 QĐ/ĐKTK về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong bản quy định ban hành kèm theo Quyết định này quy định về điều kiện, đối tƣợng đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai từ năm 1993 đến năm 2003

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nƣớc ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lƣợc phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, các vùng kinh tế. Đây là mốc bắt đầu của thời kỳ đƣa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nƣớc thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm đƣợc quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phƣơng, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành,các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Từng bƣớc chủ động dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc đƣợc quỹ đất đai của địa phƣơng mình, có dự tính đƣợc nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nƣớc.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã đƣợc quy định trong Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ - CP ngày

01/10/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phƣơng. Từ năm 1994, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nƣớc đến năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nƣớc. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 57/2006/QH11 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) cả nƣớc.

d. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2003 đến trước ngày 1/7/2014

Luật Đất đai năm 2003 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc quy định rõ, giành cả mục 2 với 10 điều, Nghị định số 181/2004/NĐ - CP với 29 điều.

Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc tốt hơn. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đƣợc lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải đƣợc lập trên nền bản đồ địa chính. Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai đƣợc thuận lợi hơn, đất đai đƣợc chia thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chƣa sử dụng.

Công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2011 - 2020 đang đƣợc xúc tiến mạnh mẽ ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc. Thành tựu thu đƣợc trong giai đoạn này là đã cơ bản giao xong đất nông nghiệp cho gần 12 triệu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, với diện tích gần 9,4 triệu ha; trong đó, đã cấp hơn 11,49 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tƣơng ứng với 92,7% số đối tƣợng và 97,8% số diện tích); đã giao và cho thuê sử dụng vào mục đích chuyên dùng và xây dựng nhà ở là 44.691 dự án (công trình) với tổng diện tích là 405.910 ha.

e. Từ sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực tới nay

Luật Đất đai năm 2013 đã đƣợc ban hành và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2014 có một số các điều khoản sửa đổi bổ sung so với Luật Đất đai

2003 với việc thay đổi hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có 3 cấp gồm cấp quốc gia, tỉnh và thành phố ngoài ra vẫn giữ 2 cấp quy hoạch ngành là quy hoạch đất quốc phòng và đất an ninh. Ngoài ra còn ban hành Nghị định 43/2014/NĐ - CP, ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về thi hành một số điều của luật đất đai, Thông tƣ 28/2014/TT - BTNMT, ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tƣ 29/2014/TT - BTNMT, ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã đƣợc Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. BTNMT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phƣơng và Bộ trƣởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tƣớng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

2.3.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất Việt Nam

Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang từng bƣớc đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Nhìn chung, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất về cơ bản đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại góp phần sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa. Kinh tế nông thôn đã thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn đƣợc cải thiện. Đất

dành cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị đƣợc mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Theo báo cáo của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 của cả nƣớc nhƣ sau:

Về lập và phê duyệt phƣơng án quy hoạch: Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; QHSDĐ quốc phòng, đất an ninh; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; về quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiêp, cụm công nghiệp; rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng.

Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Quyết định về việc đổi mới phƣơng pháp và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai; phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc ngành quản lý đất đai. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện việc rà soát, sửa đổi các nội dung quy định của các văn bản hƣớng dẫn theo hƣớng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2.3.2.3. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Nam Định

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã đƣợc lập ở cấp tỉnh, huyện từ năm 2011 và quy hoạch sử dụng đất cấp xã đƣợc lập xong 203 /229 xã, thị trấn trong năm 2005 riêng 25 xã, phƣờng thuộc thành phố Nam Định chỉ lập quy hoạch xây dựng các xã, phƣờng. Thị trấn thuộc huyện Mỹ Lộc do biến động về địa giới hành chính việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chƣa thực hiện. Từ năm 2001 đến 2005 Tỉnh Nam Định đã triển khai lập kế hoạch sử dụng đất đai hằng năm và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm của địa phƣơng. Cấp huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình và đƣợc chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Cấp xã, phƣờng, thị trấn đều lập kế hoạch SDĐ hàng năm trình và đƣợc UBND huyện phê duyệt. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhƣng

vẫn còn một số địa phƣơng, một số công trình chƣa thực hiện đúng theo phân bổ kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đến nay, chất lƣợng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chƣa trở thành công cụ của Nhà nƣớc để quản lý tốt đất đai và còn gây bị động, khó khăn cho ngƣời sử dụng đất.

Trong những năm qua Tỉnh đã thực hiện theo phƣơng án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho việc phát triển kinh tế, xây dựng công nghiệp và dịch vụ, tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc Chính phủ phê duyệt cả về quy mô diện tích và vị trí thực hiện, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách của tỉnh tạo diện mạo mới cho đô thị và nông thôn thay đổi cả về chất và về lƣợng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy hoạch vẫn còn một số tồn tại là do nhận thức, chƣa vận dụng đồng bộ hệ thống cơ chế tạo điều kiện phát triển tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh. Một số dự án trong quy hoạch còn chƣa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh, vốn đầu tƣ phát triển nhu cầu lớn nhƣng khả năng huy động rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố nam định, tỉnh nam định (Trang 37 - 43)