Điều kiện kinh tế xã hội xã Nam Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 57 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội xã Nam Thanh

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Nam Thanh, huyện Nam

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội xã Nam Thanh

4.1.2.1. Tốc độ phát triển kinh tế và tỷ trong giữa các ngành

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng giá trị kinh tế bình quân của xã Nam Thanh đạt 10,8%

- Công nghiệp, TTCN, xây dựng 48 % - Nông nghiệp, thủy sản 20%

- Dịch vụ 32%.

Trong đó: Công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 19,8%; Nông nghiệp, thủy sản tăng 2,5%; Dịch vụ tăng 10% trở lên.

Hình 4.2. Tỷ trọng giữa các ngành của xã Nam Thanh - Nam Trực

Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng-An ninh năm 2017; Phương hướng nhiệm vụ năm 2018 (2017)

Qua biểu đồ 4.2. ta thấy được ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng được UBND xã Nam Thanh quan tâm và ngày càng phát triển.

a. Sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên 723,49 ha: Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 486,2 ha; diện tích đất trồng lúa 448,3 ha. Năng suất cả năm đạt 3.360 tấn đạt 64,62% kế hoạch năm (giảm 1840 tấn so với năm 2016) do vụ mùa bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, mưa, lụt kéo dài dẫn đến nhiều diện tích trồng lúa không được thu hoạch.

UBND xã chỉ đạo Ban nông nghiệp tổ chức triển khai đến các HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp thực hiện tốt các dịch vụ thỏa thuận, các cơ sở thôn, đội hướng dẫn cho nhân dân thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc và gieo cấy.

Trên địa bàn xã, chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển theo hướng quy mô tập trung trang trại vừa và nhỏ. Nhiều hộ gia đình đã tập trung vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị thu nhập cao. UBND xã đã tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện có hiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 460 tấn đạt 100% kế hoạch năm.

Việc nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng được củng cố và phát triển, nhiều hộ gia đình đã tập trung mở rộng quy mô nuôi trồng đạt hiệu quả chất lượng cao.

b. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp & xây dựng

Các ngành tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là ngành cơ khí tái chế nhôm đang được quan tâm và tiếp tục đầu tư. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn về suy thoái kinh tế, không ổn định về thị trường tiêu thụ và nguồn vốn song các hộ sản xuất các hộ sản xuất đã có nhiều cố gắng để tiếp tục đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các hộ sản xuất tiếp tục đầu tư cho sản xuất. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước đạt 95 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm (tăng 5 tỷ so với cùng kỳ). c. Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn toàn xã phát triển ngày một phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại đáp ứng nhu cầu cần thiết

của người tiêu dùng. Trên địa bàn xã có chợ nhỏ họp theo hình thức tự phát, phần lớn chợ này bày bán sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho người dân trong xã.

4.1.2.2. Dân số, lao động và văn hoá – xã hội xã Nam Thanh

a. Về dân số

Nam Thanh là một xã hợp nhất, địa bàn rộng, dân số đông với 11.776 người, 3.951 hộ gồm 23 đơn vị thôn (xóm) với 17 khu dân cư.

b. Lao động

Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề thuần nông, ngoài ra còn một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cũng ngày một phát triển như: dệt, sản xuất cơ khí nhôm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, vận tải, sản xuất thủy tinh và thu gom phế liệu.v.v. đời sống sinh hoạt của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao. c. Về giáo dục

UBND xã Nam Thanh tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học; không có hiện tượng sử dụng ma tuý, chất kích thích trong học đường. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THCS là 109 học sinh đạt 100% (tăng 13 học sinh so với cùng kỳ), học sinh thi tuyển vào THPT và các loại hình đào tạo đạt 100%. Bậc tiểu học với 717 học sinh có 301 học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường; 84 học sinh đạt giải cấp huyện; 08 học sinh đạt giải cấp tỉnh. Chất lượng dạy và học ở các trường được duy trì đảm bảo và giữ vững. Công tác khuyến học khuyến tài của các dòng họ và các thôn làng ngày càng phát triển.

d. Về y tế

Trạm y tế được trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo công tác thường trực chữa bệnh cho người dân và các đối tượng BHYT trong toàn xã. Hoàn thành công tác y tế dự phòng, công tác khám và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác tiêm phòng – công tác vệ sinh phòng dịch. Tổng số lượt người khám chữa bệnh là 12.684 lượt (giảm 1.205 lượt), khám sàng lọc 1.310 lượt người.

Làm tốt công tác truyền thông lồng ghép và kế hoạch hóa gia đình. Các chương trình y tế Quốc gia được triển khai thường xuyên, tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

đ. Về văn hóa, thông tin, truyền thông

Đài phát thanh tăng thời lượng phát thanh; xây dựng biên tập đươc 168 chương trình với 672 tin bài. Tổ chức tiếp âm đài 3 cấp là 480 giờ

Công tác thông tin tuyên truyền của xã luôn được cập nhật kịp thời đến toàn thể nhân dân trong xã, trong đó việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức tuyên truyền các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân theo đường lối của Đảng luôn được ưu tiên hàng đầu. Thường xuyên cải tiến chất lượng đưa tin bài viết đáp ứng ngày càng tốt hơn.

Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo vệ và khai thác có hiệu quả các Di tích lịch sử - Văn hóa ở địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Về quốc phòng - an ninh

Công tác Quân sự duy trì và thực hiện nghiêm chế độ thường trực, sẵn sàng chiến đấu; phối hợp với lực lượng công an đảm bảo giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

Công tác An ninh đảm bảo giữ vững An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Lực lượng Công an đã thường xuyên ngăn chặn và xử lý những vi phạm, diễn biến mới phát sinh. Tăng cường công tác quản lý nhân khẩu đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Công tác thủy lợi

Đào, nạo vét 42 kênh dài 8.985 mét; nạo vét 2 kênh nội đồng dài 350 mét; đào đắp bờ vùng kênh Cổ Lễ - Bà Lữ dài 850 mét; cắt cỏ vệ sinh 94 kênh cấp 3; khơi thông dòng chảy các tuyến kênh đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tưới, tiêu.

Thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 25/6/2014 của UBND tỉnh Nam Định về tăng cường xử lý giải tỏa các vi phạm công trình thủy lợi. b. Giao thông

Tổ chức ra quân thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh Nam Định về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ;

Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 21/4/2017 và Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 10/8/2017 của UBND huyện Nam Trực về giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ; UBND xã Nam Thanh đã phối kết hợp với các ban ngành và các tổ chức Chính trị xã hội, các đơn vị cơ sở thôn (xóm) tổ chức quyết liệt, tập trung giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 21B và đường tỉnh lộ 487.

Sở Giao thông vận tải đang tổ chức thi công tuyến đường trục xã từ Xối Trì – Du Tư có chiều dài 2.300 mét, chiều rộng mặt đường là 3,5 mét với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng.

4.2. HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ KIM LOẠI TẠI LÀNG NGHỀ BÌNH YÊN 4.2.1. Tổng số hộ thôn Bình Yên chia theo ngành nghề 4.2.1. Tổng số hộ thôn Bình Yên chia theo ngành nghề

Theo số liệu thống kê, số hộ đang sinh sống, cư trú trên địa bàn làng nghề Bình Yên có tổng số hộ là 448 hộ; số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 17% tổng số hộ (77 hộ), số hộ phi nông nghiệp là 140 hộ chiếm tỉ lệ 31,2%, còn lại là các hộ tham gia sản xuất tái chế nhôm. Từ số liệu trên, ta có bảng sau:

Bảng 4.2. Tổng số hộ chia theo ngành nghề của thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực

STT Ngành nghề Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Nông nghiệp 77 17,1

2 Phi nông nghiệp 140 31,2

3 Tái chế nhôm 232 51,7

Tổng 448 100

Nguồn: Số liệu thông kê tại làng nghề Bình Yên, năm 2018 Bảng 4.2. cho thấy, tại làng nghề Bình Yên có ngành nghề sản xuất chính là hoạt động tái chế nhôm với trên 50% số hộ trong làng nghề tham gia tái chế và con số này có chiều hướng ngày càng gia tăng qua các năm tiếp theo.

Số hộ tham gia hoạt động tái chế kim loại trong làng nghề Bình Yên được chia theo loại hình sản xuất được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.3. Số hộ tham gia hoạt động tái chế chia theo loại hình sản xuất tại làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực

STT Loại hình sản xuất Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Cô đúc 93 40,1 2 Cán kéo 24 10,37 3 Tạo hình, nhúng rửa 101 43,5 4 Loại hình sản xuất khác 14 6,03 Tổng 232 100

Nguồn: Số liệu thống kê của UBND và điều tra bổ sung (Quý I/2018) Từ bảng 4.3 cho thấy, làng nghề Bình Yên phần lớn các hộ tham gia loại hình sản xuất tạo hình, nhúng rửa với 101 hộ chiếm tỷ lệ 43,5% tổng số hộ tham gia sản xuất, sau đó là loại hình cô đúc nhôm với 93 hộ chiếm tỷ lệ 40,1% tổng số hộ tham gia sản xuất. Với tỷ lệ này có thể thấy được loại hình cô đúc và loại hình tạo hình, nhúng rửa chính là hai loại hình phát sinh ô nhiễm môi trường chính tại làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 57 - 62)