Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề tái chế kim loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 36 - 40)

khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3) từ khâu tẩy rửa, làm sạch bề mặt kim loại và mạ.

Bảng 2.7. Chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề tái chế kim loại tái chế kim loại

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích TCVN 5937-1995 (TB 1 giờ) K1 K2 K3 K4 K5 1 Bụi mg/m3 0,92 0,90 0,065 0,098 0,9-2 0,3 2 CO mg/m3 0,99 12,29 - 11,28 11-17 40 3 SO2 mg/m3 0,271 0,306 - 0,067 0,2-0,5 0,5 4 NO2 mg/m3 0,0038 0,0014 - 0,0022 0,15-1 0,4 5 THC mg/m3 1,1 - - - - - 6 Hơi kiềm mg/m3 - 0,86 0,74 <0,01 - - 7 Hơi axit mg/m3 - 0,52 - - 0,4 - 8 Hơi nhôm mg/m3 - 0,241 0,138 0,0042 0,002 - 9 Hơi crôm mg/m3 - 0,0045 0,003 - - -

Nguồn: Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và Môi trường (2005)

Ghi chú:

K1: Nhà ông Trần Văn Liên – Vân Chàng (cán kéo sắt) K2: Nhà ông Nguyễn Mạnh Cường – Vân Chàng (đúc nhôm) K3: Nhà ông Lê Văn Cường – Vân Chàng (nhúng nhôm) K4: Nhà ông Nguyễn Văn Mạnh – Xuân Tiến (đúc đồng)

Theo kết quả phân tích chất lượng không khí, nồng độ bụi ở làng nghề cơ khí Vân Chàng và làng nghề đúc nhôm Phước Kiều vượt quá TCCP gấp 3 lần. Hàm lượng các khí thải: CO, SO2, NO2 dưới TCCP. Khí thải trong quá trình đúc nhôm tại làng nghề Vân Chàng có chứa hơi kiềm, hơi axit do sử dụng hóa chất để đánh bóng sản phẩm. Các điểm lấy mẫu tại các cơ sở đúc nhôm đều phát hiện khí thải có chứa hơi nhôm được phát sinh trong quá trình nấu nhôm trong các lò đúc.

2.4.2.3. Chất thải rắn và môi trường đất

Hoạt động của các cơ sở tái chế kim loại thải ra một lượng khá lớn chất thải rắn. Chất thải này chủ yếu là tro, xỉ từ than cháy và từ kim loại nóng chảy. Bên cạnh đó, quá trình phân loại nguyên liệu cũng thải ra một lượng đáng kể gỉ sắt và mẩu vụn kim loại. Lượng chất thải rắn thải bỏ bừa bãi, không được quản lý đã ảnh hưởng lớn đến môi trường, làm ô nhiễm môi trường đất.

Tại làng nghề Đa Hội, lượng chất thải rắn bao gồm xỉ than, kim loại vụn và phế loại từ công đoạn phân loại chiếm khoảng 11 tấn/ngày, một số làng nghề khác do quy mô nhỏ nên lượng chất thải rắn ít hơn đáng kể như: Đình Bảng - Bắc Ninh: 1,4 tấn/ngày; Vân Chàng khoảng 7 tấn/ngày; Văn Môn - Bắc Ninh 0,6 tấn/ngày,…

Chất lượng môi trường đất khảo sát tại một số làng nghề cho thấy, đất đang có nguy cơ nhiễm kim loại nặng, hàm lượng kim loại phát hiện được Ni = 0,005 – 0,001 mg/l, Zn = 0,02 – 0,025 mg/l, là tương đối cao so với các khu vực khác.

Nhìn chung, chất thải rắn của quá trình sản xuất tái chế có hàm lượng kim loại rất cao (từ 3 – 5 g/kg nguyên liệu). Bên cạnh đó, còn chất thải rắn chứa dầu mỡ, các chất khoáng với hàm lượng dao động từ 1 – 6 mg/kg nguyên liệu, hiện nay hầu như chưa có giải pháp xử lý thích đáng. Việc thải bỏ chất thải rắn không thep quy hoạch và không được quản lý nên đã ảnh hưởng tới chất lượng đất của làng nghề, hàm lượng kim loại trong đất khá cao (khoảng 2 – 3 g/kg). Lượng chất độc này dễ ngấm vào đất, tích tụ lại lâu dần sẽ làm suy thoái môi trường đất.

2.4.2.4. Ảnh hưởng của làng nghề tái chế kim loại đến sức khoẻ con người

Làng nghề tái chế kim loại là một trong những nhóm làng nghề có hoạt động sản xuất có tác hại nhiều nhất tới sức khỏe của con người. Bệnh phổ biến của nhóm làng nghề này chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi phổi và bệnh về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại từ các lò đúc, nấu kim loại,… trong quá trình sản xuất.

Có 4 loại bệnh có tỷ lệ mắc cao tại nhóm làng nghề tái chế kim loại là bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu hoá, bệnh về mắt đau mắt hột viêm ngứa và phụ khoa, bệnh ung thư phổi (0,35 - 1%) và lao phổi (0,4 - 0,6%). Tại 7 điểm nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy đều xuất hiện các trường hợp ung thư phổi, tỷ lệ mắc ung thư và chết cao nhất là ở các làng nghề Vân Chàng và Tống Xá (Nam Định) (13,04 - 9,8%).

Làng nghề sản xuất sắt Đa Hội (Bắc Ninh) có tỷ lệ người lao động mắc bệnh mãn tính tương đối cao (khoảng 29%). Tỷ lệ người mắc bệnh đau, khô họng ở nghề đúc là 31,7% và nghề cán là 31%. Nguyên nhân do người lao động trong làng nghề tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao và hơi khí độc. Việc tiếp xúc với bụi hàm lượng cao và thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đường hô hấp mạn tính cho người lao động tại làng nghề này.

Ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí tại làng nghề cơ khí Vân Chàng (Nam Định) đã làm cho phần lớn dân cư trong làng mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da và phụ khoa. Có tới 4,7 % số người trong làng bị mắc bệnh lao phổi, 8,3% mắc bệnh viêm phế quản, đặc biệt số người chết vì ung thư ngày càng tăng. Làng có trên 50% người lao động mắc các bệnh liên quan tới thần kinh. Tính đến năm 2002, tại Vân Chàng có 150 người bị bệnh lao phổi; 240 người bị bệnh phế quản; hơn 90% dân số mắc các bệnh ngoài da, viêm ngứa, đau mắt hột và gần 10 người chết vì bệnh ung thư. Rất nhiều chị em phụ nữ đẻ non hoặc con chết yểu, đặc biệt thời gian gần đây các ca quái thai có chiều hướng gia tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân Vân Chàng là 55, thấp hơn nhiều so với tuổi trung bình của cả nước.

Tỷ lệ mắc bệnh ở các làng nghề tái chế kim loại cao hơn 15 – 25% so với các làng nghề không sản xuất. Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, phụ khoa ở phụ nữ chiếm 30 – 45% trên tổng số trẻ em và phụ nữ trong làng nghề. Tuổi thọ trung bình khu vực làng nghề này thấp, chỉ từ 55 – 63 tuổi.

Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai nạn thương tích đối với lao động tại các làng nghề tái chế kim loại cũng rất cần được quan tâm. Những tai nạn lao động như nổ lò, điện giật, bỏng, ngã, gãy tay, vật nặng đè cũng đáng báo động, tỷ lệ tai nạn tại nhóm làng nghề tái chế kim loại chiếm khoảng 33,4% mỗi năm. Theo một nghiên cứu năm 1999, cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động tại làng nghề Đa Hội - Bắc Ninh lên tới 56,9%. Nghiên

cứu khác tại làng nghề Đại Bái – Bắc Ninh (2002) tỷ lệ tai nạn lao động 42,2%. Theo nghiên cứu tại Tống Xá – Nam Định năm 2007, tỷ lệ tai nạn thương tích (bỏng, điện giất, gãy chân tay,…) của làng nghề Tống Xá cao hơn so với khu vực đối chứng là làng An Thái và Ba Khu thuộc xã Yên Phong (Nam Định).

2.5. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng. Hầu hết các sản phẩm của làng nghề ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hàng ngày hoặc là công cụ để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong những năm gần đây, làng nghề đang có sự thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng. Các làng nghề mới và các cụm công nghiệp làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.

Đặc biệt một số làng nghề sau một thời gian dài bị mai một, nay đang được phục hồi và phát triển trở lại như làng nghề thêu ren truyền thống ở các thôn Nhuộng, Thông, Hoàng Giang, Tiêu Bảng, Văn Minh, Văn Mỹ và nghề làm nón của thôn Mạc Sơn, xã Yên Trung (Ý Yên); làng nghề thêu ren truyền thống Phú Nhai, nghề điêu khắc và chế biến lâm sản ở các thôn Trà Đông, Trà Đoài của xã Xuân Phương (Xuân Trường)…

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề khu vực nông thôn, tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư về nông thôn, đầu tư xây dựng các CCN làng nghề.

Tỉnh Nam Định đã công nhận 80 làng nghề theo Quyết định 1470/QĐ- UBND ngày 01/10/2012 và Quyết định 1276/QĐ-UBND ngày 18/7/2014, trong đó có 29 làng nghề truyền thống, 05 nghề truyền thống và 46 làng nghề. Ngoài ra, còn có rất nhiều làng nghề chưa được công nhận đang hoạt động và phát triển trên địa bàn tỉnh.

2.5.1. Sự phân bố của các làng nghề

Theo Báo cáo kết quả thực hiện đề án “Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2016” thì sự phân bố các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định như sau:

2.5.1.1. Phân bố theo địa bàn

Huyện Hải Hậu là huyện tập trung nhiều làng nghề nhất và tỷ lệ làng nghề của huyện Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận chiếm 93,1% tổng số làng nghề của huyện. Các làng nghề hoạt động tại huyện Hải Hậu chủ yếu là làng nghề trồng cây, kinh doanh sinh vật cảnh và đồ gỗ thủ công. Nghề trồng cây, kinh doanh sinh vật cảnh là nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề.

Trong khi, thành phố Nam Định có số lượng làng nghề ít nhất (02 làng nghề), các làng nghề này đều là chế biến thực phẩm và chưa được UBND tỉnh công nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 36 - 40)