Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề Bình Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 75)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.2.Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề Bình Yên

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Nam Thanh, huyện Nam

4.3.2.Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề Bình Yên

Yên xã Nam Thanh

* UBND xã Nam Thanh đã bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác bảo vệ môi trường chung cho toàn xã. Tuy nhiên cán bộ này thường bị công việc

khác chi phối nên công tác quản lý môi trường, công tác tham mưu cho xã thực hiện các trách nhiệm về bảo vệ môi trường làng nghề chưa được quan tâm đúng mực.

* Nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều văn bản về cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường nhằm cụ thể hóa những quy định bảo vệ môi trường của Trung ương, như sau:

- Kế hoạch số 64/KH-UBND của UBND tỉnh Nam Định ngày 10/10/2013 về việc triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 17/KH-UBND của UBND tỉnh Nam Định ngày 19/3/2014 về thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường làng nghề tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Năm 2014, UBND tỉnh đã thực hiện xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định và được phê duyệt tại Quyết định số 2559/QĐ-UBND ngày 27/12/2014.

- Ngày 23/11/2015, UBND tỉnh Nam Định tiếp tục có Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020, đến năm 2030.

* Từ năm 2007 đến nay UBND tỉnh Nam Định đã bố trí, hỗ trợ xã Nam Thanh xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công trình xử lý nước thải làng nghề. Hiện nay hệ thống xử lý nước thải làng nghề Bình Yên đã xây dựng xong và đang đi vào vận hành.

* Với thực tế về vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề Bình Yên mà chính quyền và người dân nơi đây cũng đã cảm nhận và ý thức được, UBND xã Nam Thanh đã ra Văn bản quy định về việc bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường xã Nam Thanh ngày 21/3/2013 với những nội dung cơ bản sau:

- Việc giữ gìn vệ sinh môi trường và sức khỏe chung là trách nhiệm của mọi người dân.

- Nghiêm cấm mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường và mất trật tự vệ sinh chung.

- Khuyến khích trồng cây xanh và nghiêm cấm mọi hành vi tàn phá, hủy hoại cây cối nơi công cộng.

- Khuyến khích áp dụng máy móc phương tiện sử dụng điện vào sản xuất cùng với việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về việc tiết kiệm điện và các quy chế khác.

- Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện sản xuất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vào các thời điểm nghi ngơi của dân làng: trước 5 giờ sáng, 11 giờ đến 13 giờ, 19 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

- Các hộ sản xuất có sử dụng hóa chất độc hại phải đảm bảo có hệ thống thoát khí thải, thu gom tiêu hủy cá loại phế thải đảm bảo vệ sinh môi trường .

- Quy định về nơi đổ chất thải tạm thời của làng, trạm y tế và tổ giao thông có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh các khu vực công cộng và khu tập trung bãi giác.

* Đối với chất thải rắn sinh hoạt: UBND xã Nam Thanh đã thành lập tổ thu gom gồm 8 người tiến hành thu gom với tần suất 02 lần/ tuần bằng xe chở rác chuyên dụng, được tập trung và đốt tại lò đốt của xã Nam Thanh.

* Đối với CTNH phát sinh từ hoạt động tái chế nhôm: UBND xã Nam Thanh thành lập ra Tổ dịch vụ thu gom chất thải sản xuất làng nghề cơ khí Bình Yên – xã Nam Thanh và tổ chức thu phí đối với CTNH ; thu gom, xử lý CTNH phát sinh từ hoạt động tái chế của làng nghề Bình Yên đúng theo quy định điều 12 của Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT về Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.

Những bất cập trong công tác quản lý môi trường làng nghề Bình Yên xã Nam Thanh

Công tác quản lý môi trường làng nghề Bình Yên còn rất nhiều bất cập: - Bộ máy làm công tác quản lý về môi trường làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu so với thực tế tại địa phương.

- Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực BVMT nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng tuy đã được quy định và cụ thể hóa, tuy nhiên việc phổ biến những quy định này đến các hộ sản xuất trong làng nghề chưa được chú trọng hoặc đạt hiệu quả chưa cao. Mặt khác do ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề chưa cao.

- Kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Các hộ sản xuất xen lẫn trong khu dân cư do vậy khó thực hiện việc xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các hộ sản xuất không thực hiện nghiêm pháp luật về BVMT, sai phạm có tính chất phổ biến nên việc xử lý vi phạm rất khó khăn.

- Việc quy hoạch khu cụm làng nghề sản xuất tách riêng khu dân cư còn chưa được thực hiện, bên cạnh đó việc di chuyển các hộ sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh phí di dời, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và khó thay đổi tập quán. Theo số phiếu điều tra các hộ dân ở làng nghề Bình Yên về việc quy hoạch khu cụm làng nghề có bảng số liệu sau:

Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về việc quy hoạch khu cụm làng nghề Bình Yên xã Nam Thanh

TT Ý kiến của người dân

Kết quả điều tra

Hộ sản xuất Hộ không sản xuất

Số hộ điều tra Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra Tỷ lệ (%) 1 Quy hoạch khu cụm

làng nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 13, 3 50 100

2 Không quy hoạch khu cụm làng nghề 52 86,7 0 0 3 Ý kiến khác (dừng hoạt động sản xuất,...) 0 0 0 0 Tổng 60 100 50 100

Nguồn:Tổng hợp từ số phiếu điều tra tại làng nghề Bình Yên (2017) Qua bảng trên ta thấy được rõ nhất sự khó khăn trong việc quy hoạch khu cụm làng nghề của các cấp quản lý.

- Các làng nghề phần lớn còn phụ thuộc và chạy theo thị trường, chưa có định hướng cho sản xuất cũng như quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề, thiếu kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Các công trình, dự án huy động sự đóng góp của các hộ sản xuất nghề chưa tốt.

- Việc phân công và thực hiện các chức năng nhiệm vụ bảo vệ môi trường làng nghề giữa các Sở, Ban ngành chưa thật phù hợp. Cán bộ chuyên trách về môi trường ở địa phương rất ít, lực lượng quá mỏng dẫn đến việc chưa quản lý về môi trường làng nghề là điều không tránh khỏi.

- Hiện tại môi trường không khí xung quanh của làng nghề Bình Yên chưa có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do đặc thù khí thải của làng nghề phức tạp, khó xử lý và kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại nguồn hay xử lý tập trung là không có. Vì vậy công tác quản lý môi trường không khí xung quanh tại làng nghề Bình Yên là chưa có.

4.4. ẢNH HƯỞNG TỪ HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ NHÔM CỦA LÀNG NGHỀ ĐẾN CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI ĐẾN CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI 4.4.1. Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

Sau khi thực hiện điều tra, phỏng vấn 110 phiếu tại làng nghề Bình Yên với 60 hộ sản xuất và 50 hộ không sản xuất thu được kết quả sau:

Bảng 4.11. Đánh giá của người dân về môi trường làng nghề Bình Yên

TT Nội dung phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Môi trường làng nghề ô nhiễm Có 110 100 Không 0 0 2 Ô nhiễm Nước 110 100 Không khí 110 100 Đất 73 66,3 Tiếng ồn 63 57,2

3 xuất gây ô nhiễm Công đoạn sản

Công đoạn sản xuất nhôm thỏi 110 100 Công đoạn sản xuất tấm dát tròn

của các hộ cán kéo

58 52,7

Công đoạn tạo hình, nhúng rửa 110 100

Tổng số phiếu 110 100

Qua bảng 4.11, cho thấy gần như hầu hết các hộ trong làng nghề Bình Yên đã nhận thức rõ được sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tái chế kim loại đến môi trường xung quanh, cảnh quan của làng nghề. Nhưng để người dân hạn chế sản xuất tái chế kim loại hay chuyển sang ngành nghề khác ít ảnh hưởng tới môi trường hơn là điều vô cùng khó.

4.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

Với tình trạng sản xuất mà nước thải, khí thải không được xử lý đổ trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân trong làng. Nhóm người chịu tác động mạnh mẽ bởi yếu tố môi trường đó là người tham gia sản xuất, người già, trẻ nhỏ.

Bảng 4.12. Kết quả điều tra về một số loại bệnh thường gặp ở làng nghề Bình Yên

TT Bệnh thường gặp

Kết quả điều tra

Hộ sản xuất Hộ không sản xuất

Số hộ điều tra Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra Tỷ lệ (%)

1 Hô hấp 48 80 42 84 2 Đường ruột 3 5 7 14 3 Mắt 29 48,3 21 48 4 Ngoài da 52 86,6 33 66 5 Ung thư 12 20 18 36 6 Bệnh khác 8 13,3 6 12 Tổng 60 50

Nguồn: Tổng hợp từ số phiếu điều tra tại làng nghề Bình Yên (2017) Qua kết quả thu được từ bảng 4.12 cho thấy bệnh về hô hấp là bệnh có số người mắc phải cao với tỷ lệ là 80% ở cả hộ sản xuất và 84 % ở các hộ không sản xuất. Đây có thể là do hoạt động giao thông vận tải hay hoạt động sản xuất tái chế kim loại sản sinh ra bụi và các hơi, khí độc. Bệnh ngoài da chiếm tỷ lệ cao nhất ở các hộ sản xuất với 86,6% và 66% ở các hộ không sản xuất. Việc tiếp xúc hóa chất trong công đoạn nhúng rửa sản phẩm cũng là một trong những nguyên

Số người lao động bị bệnh khác chiếm 13,3 % ở hộ sản xuất và 12 % ở hộ không sản xuất. Các bệnh này là đau lưng, nhức đầu, đau tai.... Bệnh này do tư thế làm việc không phù hợp và hoạt động máy móc gây tiếng ồn, khí độc từ sản xuất.

Tóm lại, hoạt động sản xuất tái chế kim loại của làng nghề Bình Yên đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân sống trong khu vực làng nghề Bình Yên.Qua bảng điều tra còn thấy được chính những hộ tham gia sản xuất còn thấy được sự ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tới sức khoẻ của bản thân họ.

4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI BÌNH YÊN XÃ NAM THANH LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ KIM LOẠI BÌNH YÊN XÃ NAM THANH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để làng nghề Bình Yên phát triển bền vững, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường phục vụ cho đời sống người dân làng nghề Bình Yên, thì vấn đề khắc phục ô nhiễm tại làng nghề là rất cần thiết.Với suy nghĩ trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề Bình Yên như sau:

4.5.1. Giải pháp cơ chế, chính sách

- Cơ chế hỗ trợ tài chính, cách tiếp cận vay vốn trong các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải trong sản xuất.

- Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT. Việc xử lý môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng tại làng nghề sản xuất rất khó khăn do khó quản lý được nguồn phát thải. Để thực hiện được cần có chế tài chặt chẽ, quyết liệt,tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải.Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Tăngcường cưỡng chế thực thi pháp luật trong BVMT làng nghề: Đối với cơ sở mới, chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho cơ sở có bản cam kết BVMT, Kế hoạch bảo vệ môi trường… Không cấp phép cho các dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu.Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường bằng các hình thức: phạt tiền đối với các cơ sở vi phạm lần 1 (mức phạt theo quy định của nhà nước), đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở vi phạm lần 2.

- Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục truyền thông môi trường,thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.

- Thực hiện nội quy vệ sinh môi trường đối với từng làng nghề có gắn kết với các tiêu chí bình xét, công nhận làng văn hoá và gia đình văn hoá. Các thôn làng phải thành lập tổ, nhóm làm công tác giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung BVMT trong hương ước của làng xã. Lập hương ước cho làng nghề với các điều khoản quy định rõ về bảo vệ môi trường.Lực lượng tham gia chủ yếu phải là chính những người dân tham gia sản xuất trong làng nghề ở các hộ sản xuất, các hộ dân cư.

4.5.2. Giải pháp quy hoạch

Bố trí không gian sản xuất hợp lý: diện tích trung bình của các hộ gia đình làng nghề chỉ có khoảng 100m2 để sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên sự bố trí không gian sản xuất và sinh hoạt của các hộ là chưa hợp lý.Trong quá trình thực tế tác giả thấy rằng hầu hết các hộ gia đình ở đây bố trí không gian sản xuất bừa bộn.

Quy hoạch trồng nhiều cây xanh, vườn hoa tại đường làng, ngõ, xóm cải tạo không khí trong làng nghề.Bố trí thêm nhiều thùng rác công cộng.Quy hoạch giao thông trong làng tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa, chở rác.

Quy hoạch khu sản xuất tách khỏi ra khu dân cư là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề, nhất là các hộ sản xuất có ảnh hưởng lớn đến môi trường.Hiện nay, hầu hết các nhà ở và xưởng sản xuất của người dân nằm kề cận nhau. Do đó, các chất gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ trong từng ngày. Việc thành lập khu sản xuất, khu cụm làng nghề nhằm tách riêng khu vực sản xuất so với khu nhà ở, nhằm giảm ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến đời sống sức khỏe của dân. Vì đây là một công việc khó khăn, do tiềm năng kinh tế các hộ gia đình và tâm lý ngại thay đổi của người dân tham gia sản xuất nên phải có những hướng đi đúng.

Trong quy hoạch khu vực sản xuất cần phải bố trí các cơ sở sản xuất ở các khoảng thích hợp để đảm bảo cho sự thông thoáng nhà xưởng. Việc di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư tập trung tại một địa điểm thích hợp sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các nguồn thải và xử lý các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất.

4.5.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Tập huấn, đào tạo người dân trong làng nghề về bảo vệ môi trường, sản xuất hiệu quả, các phương pháp sản xuất sạch hơn.

Tập trung nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đi cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 75)