Lượng sản phẩm tại một số làng nghề tái chế kim loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 31 - 35)

TT Tên làng nghề Loại sản phẩm Lượng sản phẩm (tấn/năm)

1 Đa Hội – Bắc Ninh Luyện và tái chế sắt thép

Phôi (đúc): 12.000 - 15.000 tấn/năm

Sắt cán (tấm): 450.000 – 500.000 tấn/năm

Lưới, dây thép các loại: 500 tấn/năm

2 Văn Môn – Bắc Ninh Sản phẩm đúc nhôm Tổng sản phẩm: 200 – 250 tấn/năm

3 Đại Bái – Bắc Ninh Sản phẩm đúc đồng: Đồ thờ cúng, Xoong, chậu

Tổng sản phẩm: 300 – 400 tấn/năm

4 Vân Chàng – Nam Định Luyện và tái chế sắt thép, nhôm, mạ

Tổng sản phẩm: 17.000 tấn/năm

5 Chỉ Đạo - Hưng Yên Sản phẩm đúc chì Tổng sản phẩm: 300 tấn/năm 6 Đồng Côi – Nam Định Cơ khí nhỏ, phụ tùng

xe đạp

Tổng sản phẩm: 1.400 tấn/năm

Nguồn: Đặng Kim Chi, Làng nghề Việt Nam và Môi trường (2005) Các chất thải độc hại khó phân huỷ là một vấn đề môi trường nóng bỏng đặt ra cho các làng nghề tái chế kim loại này. Qua các kết quả đã phân tích cho thấy hàm lượng độc hại đang ở mức báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều

lần. Tại các làng nghề tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb2+ có thể vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu2+ vượt quá 3,25 lần.

Một thực tế cho thấy, trong quá trình chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, sản xuất ở các địa phương thường đi sau một bước về thế hệ công nghệ, việc phát triển các ngành nghề tái chế kim loại vẫn tận dụng hệ thống thiết bị lạc hậu, chắp vá hoặc nhận thiết bị thải loại từ những nhà máy, xí nghiệp của Trung ương nên định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu để tạo ra một đơn vị sản phẩm thường lớn, giá trị sản phẩm làm ra có giá thành cao khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, thiết bị chắp vá, thế hệ công nghệ bị lạc hậu dẫn đến tỷ lệ hao hụt nguyên nhiên liệu nhiều, thất thoát trong quá trình vận hành sản xuất tăng, đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng tăng.

Hơn nữa, nguyên liệu dùng cho sản xuất hay tái chế kim loại được mua về từ nhiều nguồn khác nhau, nguyên liệu chủ yếu được thu gom “thập cẩm” từ các nơi đem về bán lại cho các cơ sở sản xuất nhằm tái sử dụng. Sau khi lựa chọn được những nguyên liệu thích hợp, có thể sử dụng được, các chủ xưởng thường dùng những cách thức khác nhau nhằm “tẩy rửa” nguyên liệu cho “sạch” bằng các hợp chất hóa học độc hại. Những hóa chất gồm axit, chất tẩy trắng, làm bóng sản phẩm sau khi dùng xong không được xử lý mà được đổ thẳng ra cống rãnh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kết quả điều tra và nghiên cứu ở Hà Tây (cũ) cho thấy các hộ gia đình vẫn tự xử lý chất thải mà chưa có một công nghệ mới nào mang tính tập trung. Hàng ngày họ vẫn xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Theo điều tra của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội về nguồn nước và không khí tại các làng nghề cho thấy: Tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động ở tất cả các điểm công nghiệp trong tỉnh và ở tất cả các loại hình làng nghề; nghiêm trọng nhất là các điểm công nghiệp Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà), Phùng Xá (Thạch Thất), Thanh Thuỳ (Thanh Oai), làng nghề rèn Đa Sĩ (Hà Đông)... với nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất tham gia các ngành nghề nấu thép, sản xuất hàng kim khí. Mỗi ngày các xã sử dụng 50 - 100 tấn phế liệu sắt, thép, gang, nhựa phế liệu đưa vào lò nấu để tạo phôi và sản xuất các loại sản phẩm, đã thải ra lượng khí thải, hoá chất độc hại chứa CO2, SO2, NO2 rất lớn. Đặc biệt, trong quá trình tẩy, rửa và mạ, nước thải tồn dư nhiều hoá chất, các chất lơ lửng; riêng hàm

lượng kim loại nặng trong nước ở các làng nghề tái chế kim loại vượt tiêu chuẩn cho phép cao như: Zn vượt 8 lần, Fe vượt 12 lần và Pb vượt 4 lần trở lên.

2.4.2. Tác động đến môi trường của các làng nghề tái chế kim loại

Tái chế kim loại là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nhiều nhất do công nghệ lạc hậu và không có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm. Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải của các lò nấu tái chế kim loại. Ngoài các hơi khí độc hại cơ bản do đốt cháy nhiên liệu như CO, SO2, NOx còn có các loại hơi oxit kim loại như: PbO, Al2O3… là những tác nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với trẻ em.

Nước mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng, hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, …) vượt QCCP nhiều lần thậm chí còn xuất hiện hàm lượng xianua đáng kể, làm cho các loài thuỷ sinh vật không thể tồn tại được trong nước ao hồ tại các làng nghề tái chế kim loại.

2.4.2.1.Tác động đến môi trường nước

Ở các cơ sở sản xuất làng nghề, lượng nước thải không được xử lý triệt để, mà chỉ xử lý sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào hệ thống thủy nông, gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Nước sử dụng trong tái chế kim loại gồm: nước làm mát, nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng.

Các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế và chế tác kim loại có lượng nước thải không lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni,…), dầu mỡ công nghiệp. Quá trình mạ bạc còn tạo ra muối Hg, xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác. Đặc biệt, quá trình rửa bình ắc quy và nấu chì còn gây phát sinh nước thải chứa một lượng lớn chì. Nước thải của một số làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ 1,5 đến 10 lần so với TCVN.

Theo kết quả phân tích chất lượng nước tại một số làng nghề tái chế kim loại như Thanh Thùy – Hà Nội, Đồng Xâm – Thái Bình, Vân Chàng - Nam Định đều cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Hàm lượng Zn2+ cả ba làng nghề đều vượt TCCP , hàm lượng Cr6+ tại làng nghề Vân Chàng rất lớn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Hình 2.1. Biểu đồ hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thải làng nghề tái chế trong nước thải làng nghề tái chế

Nguồn: Đề tài KC 08-09, 2005 CEETIA, Đại học Xây dựng Hà Nội (2007) Chú thích: N1: Cơ sở mạ thôn Rùa Hạ, Thanh Thùy – Thanh Oai, Hà Nội

N2: Nước thải sản xuất thôn Rùa Thượng, Thanh Thùy - Thanh Oai, Hà Nội (2) N3: Nước thải cơ sở mạ Đồng Xâm, Thái Bình

N4: Làng nghề đúc nhôm Vân Chàng, Nam Định

Bảng 2.5. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong nước thải làng nghề Đồng Xâm

STT Chỉ tiêu Giá trị TCVN 5945/2005 cột B (mg/l) 1 Ag 0,25 - 2 Al 8,21 - 3 As <0,02 0,1 4 Cd <0,005 0,01 5 Cr 0,74 - 6 Cu 178,8 2 7 Fe 157,7 5 8 Ni 2,21 0,5 9 Pb 2,75 0,5 10 Zn 48,4 3

Các kết quả phân tích mẫu nước cho thấy nước thải làng nghề chạm bạc Đồng Xâm bị ô nhiễm kim loại nặng: Fe, Mn, Ni, Cu, Zn. Đáng chú ý là hàm lượng Cu vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần, hàm lượng Fe và Mn vượt tiêu chuẩn hàng chục lần.

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm hàng năm sử dụng một khối lượng kim loại màu và hóa chất độc hại rất lớn như axit nitric (HNO3), axit sulfuric (H2SO4), cyanua (CN) và thủy ngân (Hg). Các hóa chất này được lưu giữ ngay trong nhà dân để sử dụng hàng ngày, đây là một mối nguy hiểm rất lớn cho sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của những thành viên trong gia đình họ. Với khối lượng hóa chất lớn được đưa vào sản xuất, một phần hóa chất tham gia vào các phản ứng tác động vào sản phẩm, số còn thừa theo nước thải và khí thải đi vào môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Nước thải của việc rửa sau mạ lần 1, lần 2 và tẩy rửa bằng hóa chất đều đổ ra vườn, ao, sông ngòi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của dân trong khu vực.

2.4.2.2. Tác động đến môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề tái chế kim loại có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Tái chế kim loại đòi hỏi nhu cầu nhiên liệu cao cho các lò nấu nhôm, chì và là ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất do sử dụng than. Do đó, khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ô nhiễm không khí như bụi, CO, CO2, NOx, SO2, chất hữu cơ bay hơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 31 - 35)