Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 83 - 85)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5.3.Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Nam Thanh, huyện Nam

4.5.3.Giải pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng

Tập huấn, đào tạo người dân trong làng nghề về bảo vệ môi trường, sản xuất hiệu quả, các phương pháp sản xuất sạch hơn.

Tập trung nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đi cùng với phát triển kinh tế - xã hội. Qua khảo sát thấy rằng, hầu hết người dân nhận biết được môi trường làng nghề đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng;

Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm:

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất và đường làng, ngõ xóm. - Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng.

- Vận động người dân tham gia các chương trình vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh, dọn vệ sinh đường phố…).

- Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải.

- Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường, tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm…

Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức:

- Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình.

- Đội ngũ đi đầu trong chương trình giáo dục này chính là đội ngũ quản lý môi trường, đội ngũ thanh thiếu niên của xã, phối hợp với tất cả các ban ngành khác (hội phụ nữ, cựu chiến binh, hợp tác xã, hội người cao tuổi…) triển khai giáo dục sâu, rộng đến mọi đối tượng trên địa bàn toàn xã.

Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm nên bộ phận chuyên trách về môi trường cần tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân. Đánh giá, rút kinh nghiệm về những điều đã làm được và chưa làm được trong công tác bảo vệ môi trường gắn với sản xuất đang diễn ra tại làng nghề.

Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức khen thưởng hay xử lý phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 83 - 85)