Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 53 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Nam Thanh, huyện Nam

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nam Thanh thuộc phía Đông của huyện Nam Trực, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nam Hồng huyện Nam Trực; - Phía Nam giáp xã Trực Tuấn huyện Trực Ninh; - Phía Tây giáp xã Nam Lợi huyện Nam Trực;

- Phía Đông giáp sông Hồng; thị trấn Cổ Lễ và xã Trung Đông huyện Trực Ninh.

Làng nghề Bình Yên thuộc địa phận xã Nam Thanh, cách thành phố Nam Định 15 km về phía Đông Nam. có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa đến các huyện, các tỉnh lân cận cũng như thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm.

4.1.1.2. Địa hình

Thôn Bình Yên, xã Nam Thanh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất.

4.1.1.3.Địa chất

Theo báo cáo khảo sát ĐCCT dự án "Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề cơ khí Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” thì kết quả khảo sát địa chất khu vực làng nghề Bình Yên như sau:

- Lớp 1: Là đất canh tác, chiều dày lớp trung bình 0,4m

- Lớp 2: Là lớp đất sét pha trạng thái chảy, chiều dày thay đổi trong khoảng 9,6m ÷ 10,1m.

- Lớp 3: Là đất sét màu xám nâu, nâu gụ trạng thái chảy đến dẻo mềm, chiều dày thay đổi trong khoảng 10,2 ÷ 10,5m.

- Lớp 4: Là đất sét màu xám đen, xám ghi trạng thái dẻo mềm, bề dày lớp hiện chưa xác định được vì vượt quá chiều sâu khoan khảo sát.

4.1.1.4. Khí hậu thời tiết

Khí hậu mang đặc trưng khí hậu của Đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, mưa phùn.

Bảng 4.1. Khí hậu thời tiết huyện Nam Trực (trị số trung bình chung 5 năm: 2012-2016)

Nhiệt độ trung bình tháng (oC)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 24,0 23,9 24,2 25,0 24,6

Độ ẩm tương đối trung bình (%)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 85 84 84 83 82

Số giờ nắng trung bình năm năm (h)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 96,3 101,6 102,9 126,9 111,9

Lượng mưa trung bình năm (mm)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 147,8 146,6 143,3 112,7 132,9

a. Nhiệt độ

Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nam Định trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 23,90C (năm 2012) đến 250C (năm 2015).

Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (30,10C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (16,20C).Trong giai đoạn từ năm 2012- 2016, nhiệt độ trung bình năm không có sự chênh lệch nhiều ở mức từ 1-20C.Năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2015 (250C), và thấp nhất vào năm 2013 với 23,90C. b. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình từ năm 2012 đến năm 2016 dao động từ 82% (2015) đến 85% (năm 2012).

Tháng có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng 3 (89,8%), tháng có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất là tháng 6 (78,6%). Cũng giống như nhiệt độ,độ ẩm không khí trong giai đoạn từ năm 2012- 2016 cũng có sự chênh lệch nhỏ giữa các năm, chỉ từ 1-3% và độ ẩm luôn ở mức trên 80%.

c. Gió

Khu vực chịu ảnh hưởng của hai hướng gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa. Mùa hạ là hướng gió Đông Nam; mùa Đông là hướng gió Bắc, Đông Bắc.Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s. Tốc độ gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7) là 2 m/s, tháng lạnh nhất là 1,7 m/s. d. Nắng

Tổng số giờ nắng trong những năm qua (từ năm 2012 – 2016) dao động từ 1155giờ (năm 2012) đến 1523 giờ (năm 2015).

Số giờ nắng cao nhất tập trung chủ yếu tháng 5 (186 giờ); tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (23,8 giờ). Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) là thời gian có số giờ nắng nhiều hơn vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

e. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình từ năm 2012 đến năm 2016 dao động từ 1.352 mm (năm 2015) đến 1.774 mm (năm 2012).

Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9; tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng tháng 01 và tháng 12.

Nam Định còn là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, hàng năm có trung bình từ 4-6 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định. Bão thường gây mưa lớn, nước biển dâng, cùng với nước từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng.

4.1.1.5. Điều kiện thủy văn

Xã Nam Thanh có hệ thống sông, kênh mương tương đối dày đặc thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.Trong đó, sông Quýt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Sông Quýt có chiều dài khoảng 8,5km, chiều rộng trung bình từ 8 – 10m, bắt nguồn từ sông Hồng tại cống Cổ Lễ chảy qua địa bàn xã Nam Thanh, Trung Đông và nhập vào sông Bà Nữ tại xã Nam Hải sau đó chảy ra sông Ninh Cơ. Sông Quýt là một nhánh của Sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của sông Hồng.

Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và Thái Bình, chảy qua thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy. Sông Hồng chảy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Trên địa phận tỉnh Nam Định, chiều dài sông Hồng chảy qua khoảng 68km, rộng trung bình 700 - 800m.

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm khoảng 2.640 m3/s với tổng lượng nước chảy là 83,5 tỷ m3. Tuy nhiên lượng nước phân bổ không đều: Về mùa khô lưu lượng giảm còn khoảng 700 m3/s, vào giờ cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m3/s.

Chế độ nước sông được phân biệt rõ rệt bởi mùa mưa và mùa khô.

Mùa lũ trên sông thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và kéo theo sự xuất hiện mức nước cao. Mức nước trung bình vào mùa lũ trong nhiều năm đạt khoảng +3,80m. Theo số liệu thống kê trong 30 năm trở lại đây đã có 29 lần mực nước lên báo động số 1, khoảng 16 lần trên báo động số 2, khoảng 10 lần trên báo động số 3. Thống kê số liệu sau khi có sự điều tiết của hồ Hoà Bình (từ 1981 đến 2010) thì mực nước cao nhất tại Nam Định đạt +4,81m vào năm 1996.

Mùa kiệt trên sông thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Sông Hồng qua khu vực Nam Định chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều nên mực nước trong ngày dao động rõ rệt. Do có điều tiết hồ Hoà Bình, mực nước và lưu lượng

mùa kiệt cũng được tăng lên. Mực nước chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên chênh lệch mực nước trong ngày của sông Hồng khu vực Nam Định tương đối lớn.Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông.Vào mùa kiệt mực nước sông Hồng chênh lệch trong ngày có khi lên đến 1,2m.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường xã Nam Thanh đã được UBND xã Nam Thanh quan tâm đặc biệt . UBND xã đã triển khai vệ sinh sạch sẽ đường dong ngõ xóm và trồng thêm cây xanh, hoa mười giờ dọc đường đi. Năm 2016, xã Nam Thanh đã được Nhà nước công nhận là xã nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 53 - 57)