Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 48)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt của làng nghề Bình Yên; chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động tái chế nhôm của làng nghề) và chất lượng môi trường không khí (môi trường không khí xung quanh) tại làng nghề tái chế kim loại Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và các vấn đề liên quan.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

- Phạm vi thời gian: từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định

3.2.2. Hoạt động tái chế kim loại tại làng nghề Bình Yên

3.2.3. Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường làng nghề Bình Yên xã Nam Thanh, huyện Nam Trực Yên xã Nam Thanh, huyện Nam Trực

3.2.4. Ảnh hưởng từ hoạt động tái chế nhôm của làng nghề đến cảnh quan môi trường và sức khỏe con người môi trường và sức khỏe con người

3.2.5. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế kim loại Bình Yên xã Nam Thanh kim loại Bình Yên xã Nam Thanh

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu được thu thập từ các cơ quan địa phương có hoạt động trong lĩnh vực môi trường: Ủy ban nhân dân, trạm y tế năm 2017.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

* Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Lập bảng hỏi và tiến hành phỏng các hộ gia đình tại làng nghề Bình Yên. Tổng số phiếu = 120, trong đó: Điều tra cán bộ xã Nam Thanh và trưởng thôn

thuộc làng nghề Bình Yên: 10 ph ếu; 60 phiếu điều tra phỏng vấn các hộ làm nghề tái chế kim loại và 50 phiếu dành cho các hộ không làm nghề tái chế kim loại (người làm thuần thúy nông nghiệp, người làm phi nông nghiệp)

3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa:

- Khảo sát phương thức quản lý và xử lý chất thả , khí thả h ện có tạ làng nghề.

- Khảo sát trực tiếp quy trình tái chế và sản xuất sản phẩm hàng hóa kim loại.

3.3.4. Phương pháp lấy mẫu, phân tích

Mẫu không khí lấy theo hướng gió của mùa đông và mùa xuân. Sau đó chuyển về phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Nam Định, số 192 – đường Cù Chính Lan – TP Nam Định – tình Nam Định.

Đối với môi trường không khí

Mẫu không khí xung quanh được quan trắc tại 04 điểm: điểm đầu hướng gió, điểm chính giữa làng nghề và 2 điểm cuối hướng gió tùy vào hướng gió tại thời điểm lấy mẫu theo quy hoạch triển khai thực hiện Đề án“Điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định” năm 2016.

Bảng 3.1. Vị trí (điểm) quan trắc không khí xung quanh tháng 11 năm 2017 - thời điểm lấy mẫu hướng gió Tây Bắc

Ký hiệu Vị trí Tọa độ

KXQ1-1

Mẫu không khí đầu hướng gió trước khi vào làng nghề - trước cổng bãi rác của xã Nam Thanh – làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh.

629319 2247393

KXQ2-1

Mẫu không khí trung tâm làng nghề - trước cổng nhà ông Đoàn Văn Chất – xóm 1 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh.

629661 2247042

KXQ3-1

Mẫu không khí cuối hướng gió trước khi qua làng nghề - trước cổng nhà ông Bùi Văn Duyệt– xóm 2 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh , giáp ruộng lúa.

629892 2247063

KXQ4-1

Mẫu không khí cuối hướng gió trước khi qua làng nghề trước nhà ông Nguyễn Văn Hiển – xóm 1 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh.

629610 2246784

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc không khí xung quanh tháng 11/2017

Bảng 3.2. Vị trí điểm quan trắc không khí xung quanh tháng 03 năm 2018 hướng gió Đông Nam

Ký hiệu Vị trí Tọa độ

KXQ1-2

Mẫu không khí đầu hướng gió trước khi vào làng nghề - trước nhà ông Nguyễn Văn Bảy – xóm 1 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh, cạnh trạm biến áp Nam Ninh.

629527 2246747

KXQ2-2

Mẫu không khí trung tâm làng nghề - trước cổng nhà ông Đoàn Văn Chất – xóm 1 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh.

629661 2247042

KXQ3-2

Mẫu không khí cuối hướng gió trước khi qua làng nghề - trước nhà ông Hoàng Văn Tính xóm 2 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh.

629768 2247044

KXQ4-2

Mẫu không khí cuối hướng gió trước khi qua làng nghề - trước cổng chào xóm 2 làng nghề Bình Yên – xã Nam Thanh, cạnh nhà ông Bùi Văn Tịnh.

629919 2246954

Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc không khí xung quanh tháng 3/2018

Phương pháp lấy mẫu như sau: mẫu khí theo các tiêu chuẩn: TCVN 5067: 1995, TCVN 5498: 1995.

Phương pháp bảo quản mẫu: Mẫu khí lấy được và bảo quản theo TCVN 5993- 1995 (ISO 5667- 3: 1985) và chuyển thẳng đến phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Nam Định, số 192 – đường Cù Chính Lan – TP Nam Định – tình Nam Định ngay sau khi việc lấy mẫu kết thúc.

Bảng 3.3. Thông số và phương pháp phân tích không khí xung quanh

TT Thông số Phương pháp phân tích

1 Tổng bụi lơ lửng TCVN5067:1995

2 CO HD.05/CO

3 SO2 TCVN5971:1995

4 NO2 TCVN6137:2009

3.3.5. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh làng nghề Bình Yên, các kết quả phân tích được so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

+ QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

+ QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ ồn. Để đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại làng nghề Bình Yên thì các công tác phải được so với các quy định tại Thông tư, Nghị định.

+ Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 về Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu thu thập được và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NAM THANH, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH THANH, HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nam Thanh thuộc phía Đông của huyện Nam Trực, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nam Hồng huyện Nam Trực; - Phía Nam giáp xã Trực Tuấn huyện Trực Ninh; - Phía Tây giáp xã Nam Lợi huyện Nam Trực;

- Phía Đông giáp sông Hồng; thị trấn Cổ Lễ và xã Trung Đông huyện Trực Ninh.

Làng nghề Bình Yên thuộc địa phận xã Nam Thanh, cách thành phố Nam Định 15 km về phía Đông Nam. có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa đến các huyện, các tỉnh lân cận cũng như thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm.

4.1.1.2. Địa hình

Thôn Bình Yên, xã Nam Thanh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất.

4.1.1.3.Địa chất

Theo báo cáo khảo sát ĐCCT dự án "Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề cơ khí Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” thì kết quả khảo sát địa chất khu vực làng nghề Bình Yên như sau:

- Lớp 1: Là đất canh tác, chiều dày lớp trung bình 0,4m

- Lớp 2: Là lớp đất sét pha trạng thái chảy, chiều dày thay đổi trong khoảng 9,6m ÷ 10,1m.

- Lớp 3: Là đất sét màu xám nâu, nâu gụ trạng thái chảy đến dẻo mềm, chiều dày thay đổi trong khoảng 10,2 ÷ 10,5m.

- Lớp 4: Là đất sét màu xám đen, xám ghi trạng thái dẻo mềm, bề dày lớp hiện chưa xác định được vì vượt quá chiều sâu khoan khảo sát.

4.1.1.4. Khí hậu thời tiết

Khí hậu mang đặc trưng khí hậu của Đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, mưa phùn.

Bảng 4.1. Khí hậu thời tiết huyện Nam Trực (trị số trung bình chung 5 năm: 2012-2016)

Nhiệt độ trung bình tháng (oC)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 24,0 23,9 24,2 25,0 24,6

Độ ẩm tương đối trung bình (%)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 85 84 84 83 82

Số giờ nắng trung bình năm năm (h)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 96,3 101,6 102,9 126,9 111,9

Lượng mưa trung bình năm (mm)

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

TB năm 147,8 146,6 143,3 112,7 132,9

a. Nhiệt độ

Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Nam Định trong những năm gần đây, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 23,90C (năm 2012) đến 250C (năm 2015).

Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (30,10C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (16,20C).Trong giai đoạn từ năm 2012- 2016, nhiệt độ trung bình năm không có sự chênh lệch nhiều ở mức từ 1-20C.Năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2015 (250C), và thấp nhất vào năm 2013 với 23,90C. b. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình từ năm 2012 đến năm 2016 dao động từ 82% (2015) đến 85% (năm 2012).

Tháng có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng 3 (89,8%), tháng có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất là tháng 6 (78,6%). Cũng giống như nhiệt độ,độ ẩm không khí trong giai đoạn từ năm 2012- 2016 cũng có sự chênh lệch nhỏ giữa các năm, chỉ từ 1-3% và độ ẩm luôn ở mức trên 80%.

c. Gió

Khu vực chịu ảnh hưởng của hai hướng gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa. Mùa hạ là hướng gió Đông Nam; mùa Đông là hướng gió Bắc, Đông Bắc.Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s. Tốc độ gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7) là 2 m/s, tháng lạnh nhất là 1,7 m/s. d. Nắng

Tổng số giờ nắng trong những năm qua (từ năm 2012 – 2016) dao động từ 1155giờ (năm 2012) đến 1523 giờ (năm 2015).

Số giờ nắng cao nhất tập trung chủ yếu tháng 5 (186 giờ); tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (23,8 giờ). Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) là thời gian có số giờ nắng nhiều hơn vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

e. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình từ năm 2012 đến năm 2016 dao động từ 1.352 mm (năm 2015) đến 1.774 mm (năm 2012).

Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9; tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng tháng 01 và tháng 12.

Nam Định còn là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão, hàng năm có trung bình từ 4-6 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh Nam Định. Bão thường gây mưa lớn, nước biển dâng, cùng với nước từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng.

4.1.1.5. Điều kiện thủy văn

Xã Nam Thanh có hệ thống sông, kênh mương tương đối dày đặc thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.Trong đó, sông Quýt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Sông Quýt có chiều dài khoảng 8,5km, chiều rộng trung bình từ 8 – 10m, bắt nguồn từ sông Hồng tại cống Cổ Lễ chảy qua địa bàn xã Nam Thanh, Trung Đông và nhập vào sông Bà Nữ tại xã Nam Hải sau đó chảy ra sông Ninh Cơ. Sông Quýt là một nhánh của Sông Hồng nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của sông Hồng.

Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và Thái Bình, chảy qua thành phố Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy. Sông Hồng chảy theo hướng Đông Bắc -Tây Nam và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Trên địa phận tỉnh Nam Định, chiều dài sông Hồng chảy qua khoảng 68km, rộng trung bình 700 - 800m.

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm khoảng 2.640 m3/s với tổng lượng nước chảy là 83,5 tỷ m3. Tuy nhiên lượng nước phân bổ không đều: Về mùa khô lưu lượng giảm còn khoảng 700 m3/s, vào giờ cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m3/s.

Chế độ nước sông được phân biệt rõ rệt bởi mùa mưa và mùa khô.

Mùa lũ trên sông thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và kéo theo sự xuất hiện mức nước cao. Mức nước trung bình vào mùa lũ trong nhiều năm đạt khoảng +3,80m. Theo số liệu thống kê trong 30 năm trở lại đây đã có 29 lần mực nước lên báo động số 1, khoảng 16 lần trên báo động số 2, khoảng 10 lần trên báo động số 3. Thống kê số liệu sau khi có sự điều tiết của hồ Hoà Bình (từ 1981 đến 2010) thì mực nước cao nhất tại Nam Định đạt +4,81m vào năm 1996.

Mùa kiệt trên sông thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Sông Hồng qua khu vực Nam Định chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều nên mực nước trong ngày dao động rõ rệt. Do có điều tiết hồ Hoà Bình, mực nước và lưu lượng

mùa kiệt cũng được tăng lên. Mực nước chịu ảnh hưởng của thuỷ triều nên chênh lệch mực nước trong ngày của sông Hồng khu vực Nam Định tương đối lớn.Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông.Vào mùa kiệt mực nước sông Hồng chênh lệch trong ngày có khi lên đến 1,2m.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường xã Nam Thanh đã được UBND xã Nam Thanh quan tâm đặc biệt . UBND xã đã triển khai vệ sinh sạch sẽ đường dong ngõ xóm và trồng thêm cây xanh, hoa mười giờ dọc đường đi. Năm 2016, xã Nam Thanh đã được Nhà nước công nhận là xã nông thôn mới.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nam Thanh

4.1.2.1. Tốc độ phát triển kinh tế và tỷ trong giữa các ngành

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng giá trị kinh tế bình quân của xã Nam Thanh đạt 10,8%

- Công nghiệp, TTCN, xây dựng 48 % - Nông nghiệp, thủy sản 20%

- Dịch vụ 32%.

Trong đó: Công nghiệp, TTCN, xây dựng tăng 19,8%; Nông nghiệp, thủy sản tăng 2,5%; Dịch vụ tăng 10% trở lên.

Hình 4.2. Tỷ trọng giữa các ngành của xã Nam Thanh - Nam Trực

Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng-An ninh năm 2017; Phương hướng nhiệm vụ năm 2018 (2017)

Qua biểu đồ 4.2. ta thấy được ngành công nghiệp, TTCN, xây dựng được UBND xã Nam Thanh quan tâm và ngày càng phát triển.

a. Sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất tự nhiên 723,49 ha: Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 486,2 ha; diện tích đất trồng lúa 448,3 ha. Năng suất cả năm đạt 3.360 tấn đạt 64,62% kế hoạch năm (giảm 1840 tấn so với năm 2016) do vụ mùa bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt, mưa, lụt kéo dài dẫn đến nhiều diện tích trồng lúa không được thu hoạch.

UBND xã chỉ đạo Ban nông nghiệp tổ chức triển khai đến các HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp thực hiện tốt các dịch vụ thỏa thuận, các cơ sở thôn, đội hướng dẫn cho nhân dân thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc và gieo cấy.

Trên địa bàn xã, chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển theo hướng quy mô tập trung trang trại vừa và nhỏ. Nhiều hộ gia đình đã tập trung vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị thu nhập cao. UBND xã đã tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện có hiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Tổng sản lượng thịt hơi xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 48)