Dự báo phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 27 - 29)

Khu vực Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết

mổ Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Vật liệu xây dựng, khai thác đá Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1 Đông Bắc 1 1 0 0 0 Tây Bắc 1 1 0 0 0 Bắc trung Bộ 1 2 1 1 1 Nam trung Bộ 2 2 1 1 1 Tây Nguyên 1 0 0 0 1 Đông nam Bộ 1 1 1 1 -1

Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 1 1 -1

Nguồn: Đề tài KC 08-09 (2005) Ghi chú:

-1: Suy thoái 1: Phát triển vừa

Quá trình phát triển làng nghề được phân làm 3 giai đoạn trong 50 năm gần đây, gồm:

Giai đoạn 1954-1978

Hàng hóa chủ yếu của giai đoạn này là thủ công, mỹ nghệ …xuất khẩu đi các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Hàng hóa phụ thuộc vào chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa được quyết định bởi đường lối chính sách của nhà nước theo kế hoạch hóa tập trung.

Giai đoạn 1978-1985

Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn, các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào thời kỳ khủng hoảng về chính trị và kinh tế. Các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn làm cho các làng nghề phải thu hẹp sản xuất và nhiều làng nghề đã bị mai một và suy thoái dần.

Giai đoạn 1986-1992

Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô được mở rộng, đầu tư về vốn, kỹ thuật được tăng cường. Ở nhiều địa phương phát triển làng nghề đã thu hút và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, đồng thời tăng nhanh sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Giai đoạn 1993 đến nay

Nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống khôi phục và phát triển.Cũng trong giai đoạn này, trước nhu cầu của thị trường và giải quyết việc làm trong nông thôn nhiều làng nghề mới xuất hiện.Những làng nghề này nhanh chóng trở thành tụ điểm kinh tế, nơi giao lưu hàng hóa giữa các vùng nông thôn, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Trong vài năm gần đây, làng nghề thay đổi nhanh chóng trở thành tụ điểm kinh tế xã hội, nơi giao lưu hàng hóa giữa các vùng nông thôn, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển. Trong vài năm gần đây, làng nghề thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng cả nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển.

2.3.2. Đôi nét về các loại hình làng nghề tại Việt Nam

Các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, dựa trên các tiêu trí khác nhau, có thể phân loại thành 6 nhóm ngành sản xuất chính như sau:

• Nhóm 1: Ươm tơ, dệt vải và may đồ da;

• Nhóm 2: Chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu; • Nhóm 3: Tái chế phế liệu (kim loại, giấy, nhựa…); • Nhóm 4: Thủ công mỹ nghệ, thêu ren;

• Nhóm 5: Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá; • Nhóm 6: Ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 27 - 29)