Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Bình Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 66 - 75)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.1.Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Bình Yên

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Nam Thanh, huyện Nam

4.3.1.Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề Bình Yên

4.3.1.1. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh của làng nghề Bình Yên

a.Nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường không khí xung

quanh của làng nghề Bình Yên

Nguồn phát sinh khí thải ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh của làng nghề Bình Yên chủ yếu là từ hoạt động đốt nhiên liệu phục vụ hoạt động

tái chế nhôm. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cao và nhiên liệu chủ yếu là than, củi khô đặc biệt các hộ sử dụng than chất lượng thấp nên phát sinh bụi, khí thải (CO, SO2, CO2…), nhiệt độ tương đối cao. Than được sử dụng ở các hộ sản xuất cụ thể như sau: đốt than để nấu chảy lon và nhôm phế liệu ở các hộ cô đúc; trong quá trình làm nóng dung dịch xút + NO2 + NO3 tại các hộ nhúng rửa. Khối lượng than phục vụ cho hoạt động sản xuất tại làng nghề Bình Yên trên 500 tấn/năm.

Hoạt động giao thông trong sinh hoạt hàng ngày hay việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, chất thải cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở làng nghề Bình Yên.

Việc sử dụng các thiết bị máy móc như máy đột dập, doa, mài, cắt… và sự va chạm giữa các miếng kim loại tại các hộ cán kéo, hộ tạo hình là nguyên nhân chính phát sinh tiếng ồn trong làng nghề.

b. Hiện trạng không khí xung quanh của làng nghề Bình Yên

Kết quả phân tích môi trường không khí của làng nghề tái chế kim loại Bình Yên, xã Nam Thanh được so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh tại làng nghề tái chế kim loại Bình Yên

STT Thông số Đơn vị QCVN 05:2013/ BTNMT KẾT QUẢ Tháng 11/2017 Tháng 03/2018 KQX 1-1 KQX 2-1 KQX 3-1 KQX 4-1 KQX 1-2 KQX 2-2 KQX 3-2 KQX 4-2 1 Tổng bụi lơ lửng mg/m 3 300 267 240 216 283 152 318 280 347 2 SO2 mg/m3 350 195 200 232 264 118 274 206 186 3 NO2 mg/m3 200 170 217 180 245 95 268 213 230 4 CO mg/m3 30 10.5 12.3 9.7 10.5 5.7 15.5 11.3 12.4 5 Tiếng ồn dBA 70(*) 69,5 71 70,5 73 62,2 72,5 70,5 71,0

Nguồn: Kết quả phân tích tại Trung tâm Quan trắc và Phân tích TNMT tỉnh Nam Định (2017)

Ghi chú : QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và (*) QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Nhận xét:

Kết quả phân tích 08 vị trí lấy mẫu không khí xung quanh của làng nghề tái chế kim loại Bình Yên cho thấy, một số thông số của các điểm phân tích vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,01 lần đến 1,34 lần. Thông số SO2và CO tại các điểm lấy mẫu đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

 Tổng bụi lơ lửng 0 50 100 150 200 250 300 350 KQX 1-1KQX 2-1KQX 3-1KQX 4-1 Tổng bụi lơ lửng Bụi lơ lửng tháng 11/2017 QCVN 05:2013/BT NMT mg/m3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 KQX 1- 2 KQX 2-2 KQX 3-2 KQX 4-2 Tổng bụi lơ lửng Bụi lơ lửng tháng 3/2018 QCVN 05:2013/BT NMT

Hình 4.4. Diễn biến hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của làng nghề tái chế kim loại Bình Yên

Từ hình 4.4 cho thấy hàm lượng Tổng bụi lơ lửng vào tháng 3 lớn hơn tháng 11. Trong khi tháng 11, lượng bụi lơ lửng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, thì tháng 03 hàm lượng Tổng bụi lơ lửng đã có 2 điểm vượt quá giới hạn cho phép là KQX 2-2 và KQX 4-2 lần lượt là 1,06 lần và 1,16 lần.

 NO2

Hình 4.5. Diễn biến chất lượng thông số NO2 trong không khí xung quanh tại làng nghề tái chế kim loại Bình Yên

Qua hình 4.5. cho thấy, thông số NO2 ở hầu hết các vị trí đều vượt quá giới hạn cho phép từ 1,07 lần đến 1,34 lần. Vị trí vượt giới hạn cho phép cao nhất và thấp nhất lần lượt là các điểm KQX 2-2 (vượt 1,34 lần) và KQX 3-2 (vượt 1,07 lần). Có 03 vị trí KQX 1-1, KQX 1-2, KQX 3-1 nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT.

 Tiếng ồn

Hình 4.6. Tiếng ồn trong không khí xung quanh tại làng nghề tái chế kim loại Bình Yên

Theo hình 4.6, thông số tiếng ồn trong không khí xung quanh của làng nghề tái chế kim loại Bình Yên tại các vị trí lấy mấu hầu hết đã bắt đầu vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT từ 1,01 lần đến 1,15 lần, trừ vị trí KQX 1-1 gần đến mức giới hạn cho phép của quy chuẩn và vị trí KQX 1-2 nằm trong giới hạn cho phép.

Qua kết quả phân tích cho ta thấy, chất lượng môi trường không khí xung quanh tại làng nghề tái chế kim loại Bình Yên đã bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu phân tích tại các điểm lấy mẫu đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Như vậy, hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế kim loại đã gây tác động xấu đến môi trường không khí xung quanh tại làng nghề này.

Theo kết quả từ 60 phiếu điều tra tại các hộ sản xuất về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn thu được kết quả sau:

Bảng 4.7. Kết quả điều tra về thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn của các hộ sản xuất tại làng nghề Bình Yên

STT Tiếng ồn Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Phương pháp giảm thiểu tiếng ồn 1 Thực hiện biện pháp giảm

thiểu tiếng ồn 12 20

Bảo dưỡng máy móc định kỳ 2 Chưa thực hiện biện pháp

giảm thiểu tiếng ồn 48 80 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ số phiếu điều tra trực tiếp tại làng nghề Bình Yên (2017) Theo bảng 4.7 thì có 20% số hộ sản xuất trong 60 hộ điều tra đã thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và 80% chưa thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa cao nên tại làng nghề Bình Yên vẫn đang trong tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Phương pháp giảm thiểu ô nhiễm bằng phương pháp bảo dưỡng máy móc định kỳ là phương pháp chưa thực sự hiệu quả vì máy móc đều đã được sử dụng lâu năm.

4.3.1.2. Hiện trạng chất thải rắn làng nghề tái chế kim loại Bình Yên xã, Nam Thanh

a. Đối với chất thải rắn thông thường * Nguồn gốc phát sinh

- Chất thải rắn sản xuất phát sinh chủ yếu của làng nghề cơ khí, tái chế kim loại Bình Yên chủ yếu là bavia kim loại phát sinh từ các hộ cán kéo và xỉ than phát sinh từ hộ cô đúc.

- Chất thải rắn sinh hoạt của làng nghề chủ yếu gồm thực phẩm thừa, túi bóng nilong thải, cành lá cây, dụng cụ, đồ dùng hỏng thải, bìa caton… phát sinh trong đời sống sinh hoạt của người dân trong làng nghề Bình Yên.

* Khối lượng phát sinh chất thải rắn thông thường và hình thức thu gom, xử lý đang áp dụng tại làng nghề Bình Yên.

- Đối với chất thải rắn sản xuất, Các hộ sản xuất trong làng nghề đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải rắn sản xuất như sau:

+ Xỉ than được tận dụng để san lấp mặt bằng, chỗ trũng và chủ yếu bán cho cơ sở sản xuất đóng gạch không nung phục vụ xây dựng.

+ Bavia kim loại thừa được thu gom và chuyển về các hộ sản xuất nhôm thỏi. - Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Tổng hợp kết quả từ 110 phiếu điều tra tại các hộ của làng nghề Bình Yên thì RTSH được thể hiện tại bảng 4.8:

Bảng 4.8. Kết quả điều tra về tình hình phát sinh, thu gom, phân loại và xử lý RTSH tại làng nghề Bình Yên

STT Rác thải sinh hoạt

1 Khối lượng trung bình phát sinh RTSH 2,48 kg/hộ/ngày 2 Tần suất thu gom RTSH 2 lần/tuần

3 Mức phí thu gom RTSH 5.000 đồng/tháng

4 Phương pháp thu gom Sử dụng xe đẩy và thu gom tại nhà hoặc nơi tập kết rác của các ngõ, xóm 5 Tỷ lệ phân loại RTSH - Phân loại = 21,8%

- Không phân loại = 78,2%

Với khối lượng trung bình phát sinh RTSH của 1 hộ là 2,48 kg/ngày thì một ngày làng nghề Bình Yên phát sinh hơn 1 tấn RTSH.

Có 21,8 % trong tổng số phiếu điều tra thực hiện việc phân loại RTSH tại nhà. Tỷ lệ này chưa cao nhưng thấy được một số hộ dân tại làng nghề đã và đang có ý thức BVMT. Tuy nhiên tỷ lệ số hộ không phân loại rác thải sinh hoạt vẫn khá cao, chiếm 78,2% trên tổng số phiếu điều tra. Từ bảng số liệu về việc phân loại rác cũng cho thấy công tác tuyên truyền của cơ quan quản lý đã và đang dần có hiệu quả đối với việc nâng cao ý thức người dân.

UBND xã đã thành lập tổ thu gom gồm 8 người tiến hành thu gom với tần suất 02 lần/ tuần bằng xe chở rác chuyên dụng. Ngày 14/11/2015 UBND huyện Nam Trực đã cấp giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho Công trình" Lò đốt rác thải sinh hoạt LOSHIHO không sử dụng nhiên liệu, tự nhiệt phân và tự đốt xã Nam Thanh" do UBND xã Nam Thanh là chủ đầu tư. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn xã được thu gom tập trung và đốt tại lò đốt của xã.

b. Đối với chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động tái chế của làng nghề Bình Yên

* Nguồn gốc phát sinh - Vỏ bao bì đựng hóa chất - Bóng đèn huỳnh quang thải

- Cặn xỉ từ quá trình nấu, cô lon phế liệu

- Bùn thải từ quá trình nạo vét hố ga thu gom nước thải sản xuất

- Dầu thải, giẻ lau dính dầu từ quá trình bảo dưỡng sửa chữa máy móc. * Khối lượng phát sinh CTNH và hình thức thu gom, xử lý đang áp dụng tại làng nghề Bình Yên

Theo kết quả thu được tại Tổ dịch vụ thu gom chất thải sản xuất làng nghề cơ khí Bình Yên – xã Nam Thanh thì lượng xỉ thải phát sinh trong năm 2017 cụ thể như sau:

Bảng 4.9. Thống kê tải lượng chất thải nguy hại phát sinh của làng nghề cơ khí, tái chế kim loại nhôm Bình Yên trong năm 2017

TT Thành phần

CTNH phát sinh

Lượng phế thải thu gom (tấn/năm) Lượng phế thải xử lý (tấn/năm) Hình thức xử lý 1 Vỏ bao bì đựng hóa chất 0.25 0,25 Thuê đơn vị chức năng xử lý 2 Cặn xỉ từ quá trình nấu, cô lon phế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệu 646,3 476,3 Thuê đơn vị chức năng xử lý 3 Bùn thải từ quá trình nạo vét hố ga

thu gom nước thải sản xuất

Chưa ước tính Chưa xử lý Chưa nạo vét và

chưa xử lý

4

Dầu thải, giẻ lau dính dầu từ quá trình bảo dưỡng sửa chữa máy móc

0.4 0,4 Thuê đơn vị chức năng xử lý 5 Bóng đèn huỳnh quang thải 0,05 0,05 Thuê đơn vị chức năng xử lý Tổng 647 477

Nguồn: Báo cáo chất thải nguy hại làng nghề Bình Yên (2017) Qua bảng 4.9 trên cho thấy, cặn xỉ từ quá trình nấu, cô lon phế liệu tại các hộ cô đúc là CTNH chiếm phần lớn tại làng nghề Bình Yên. CTNH phát sinh với khối lượng phát sinh là 647 tấn/năm và tổng lượng CTNH được xử lý là 477 tấn/năm. Trung bình 1 tháng CTNH phát sinh từ làng nghề Bình Yên là 53,91 tấn/tháng và lượng xỉ xử lý được khoảng 39,75 tấn/tháng (chiếm khoảng 73,7% lượng CTNH phát sinh). Khối lượng còn lại đang được lưu chứa tại kho chứa CTNH của làng nghề và sẽ vận chuyển đi xử lý trong năm 2018. Hiện nay trên địa bàn làng nghề Bình Yên các hộ sản xuất đã thực hiện thu gom lưu giữ và thuê đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý theo đúng quy

định. UBND xã Nam Thanh đã phê duyệt:"Đề án thu gom chất thải trong quá trình sản xuất cô đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh'' và thành lập Tổ dịch vụ thu gom chất thải sản xuất làng nghề cơ khí Bình Yên – xã Nam Thanh đồng thời vận động các hộ dân tham gia sản xuất ký ''Biên bản cam kết thỏa thuận về việc thu gom , quản lý, vận chuyển và xử lý CTNH". Theo Đề án thu gom chất thải trong quá trình sản xuất cô đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh thì:

Tổ dịch vụ thu gom chất thải sản xuất làng nghề cơ khí Bình Yên – xã Nam Thanh có trách nhiệm:

- Thu gom toàn bộ chất thải rắn nguy hại là xỉ nhôm phát sinh trong quá trình cô đúc nhôm tại làng nghề về kho lưu giữ. Sau đó tổ thu gom có trách nhiệm và nghĩa vụ chuyển giao toàn bộ CTNH thu gom cho đơn vị xử lý có chức năng được nhà nước cấp phép theo quy định của pháp luật về BVMT. Trong trường hợp tổ thu gom chất thải để người dân đổ chất thải ra môi trường, tổ thu gom phải chịu trách nhiệm thu gom sạch.

- Tổ chức thu thu phí CTNH theo đúng tỉ lệ, giá trị đã công bố đối với các đối tượng bị thu phí CTNH tại làng nghề.

Hộ sản xuất và hộ cung ứng nguyên liệu đầu vào có trách nhiệm:

- Phải khai báo số lượng, chủng loại nguyên liệu đầu vào phát sinh chất chất thải là xỉ nhôm, đồng thời nộp phí chất thải theo tỉ lệ đã thỏa thuận với tổ thu gom.

- Hộ sản xuất, kinh doanh không nộp phí thu gom, xử lý chất thải theo thỏa thuận, khi tổ thu gom phát hiện sẽ bị xử lý theo quy chế BVMT của làng nghề Bình Yên ban hành theo Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Trường hợp hộ sản xuất nhập nguyên liệu về nhưng không sản xuất ở làng nghề thì sẽ được trả lại phí tương ứng với số lượng chuyển đi.

Việc giám sát được thực hiện bằng 4 camera đặt ở 4 góc của làng nghề và được nhân viên Tổ thu gom túc trực, theo dõi 24 giờ/ ngày. Tất cả các xe vận chuyển vỏ lon và nhôm phế liệu vào làng nghề đều phải qua trạm cân của Tổ dịch vụ thu gom chất thải sản xuất làng nghề cơ khí Bình Yên – xã Nam Thanh để cân nguyên liệu đầu vào sau đó nộp phí đối với CTNH. Trạm cân được đặt cùng với trạm xử lý nước thải của làng nghề Bình Yên.

Phương án thu phí chất thải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu chi, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu và các nguyên tắc quản lý tài chính công khai. Căn cứ vào kết quả khảo sát đặt hệ số cho từng loại phế liệu trước khi đưa vào cô đúc để thực hiện cân và thu phí trước khi đưa vào sản xuất. Việc thu phí thông qua cân điện tử tại trạm cân. Thu phí có phiếu thu theo mẫu quy định và thanh toán với đơn vị có chức năng xử lý thông qua tài khoản ngân hàng. Hàng tháng lập báo cáo kết quả về UBND xã về kết quả xử lý theo số lượng đã thu được trong tháng, thể hiển bằng hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản nghiệm thu khối lượng và chứng từ chất thải nguy hại. Cụ thể như sau: Nhôm phế liệu từ dây điện, vành các loại. nhôm phế liệu dẻo, vỏ lon nhôm thu phí với hệ số k=10% số lượng nhân với đơn giá 3.500 đồng/kg.

Tất cả các loại CTNH khác với khối lượng phát sinh ít cũng được tổ thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chất thải và chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế kim loại bình yên, xã nam thanh nam trực nam định (Trang 66 - 75)