7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với khách
hàng cá nhân tại NHTM
a. Nhân tố chủ quan
-Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng là cương lĩnh chung nhất hướng dẫn hoạt động tín dụng của toàn ngân hàng. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ có tác động thúc đẩy giúp ngân hàng mở rộng được hoạt động cho vay và kiểm soát được chất lượng các khoản vay. Chính sách tín dụng được thể hiện thông qua các quy
định về cho vay của ngân hàng, trong đó bao gồm các nội dung như quy định về lãi suất, phí, điều kiện cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp bảo đảm,...
+ Chính sách về lãi suất: Lãi suất luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi vay nợ tại ngân hàng. Theo ý nghĩa khác, lãi suất cũng chính là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định vay của KHCN. Các chính sách
ưu đãi về lãi suất, công bố trần lãi suất, áp dụng biên độ lãi suất cốđịnh sẽ tạo tác động làm giảm bớt sự e ngại của khách hàng khi tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.
+ Chính sách về phí: Sau lãi suất, khách hàng quan tâm đến các khoản phí khi vay ngân hàng. Đáng chú ý nhất là phí phạt trả nợ trước hạn của ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện các gói sản phẩm ưu đãi được tung ra với lãi suất ưu đãi cực thấp, đi kèm theo đó là điều khoản phí phạt trả nợ trước hạn chặt chẽ, KHCN hiện nay đã rất cảnh giác và quan tâm đến khoản phí khi vay vốn tại ngân hàng.
+ Quy định về điều kiện đối tượng cho vay, nhu cầu vay vốn: Đây là quy định chi phối đầu tiên, quyết định xem khách hàng và nhu cầu vay của khách hàng có được ngân hàng chấp thuận tài trợ hay không. Về nội dung cơ
bản, các ngân hàng sẽ có điều kiện tương đối giống nhau. Ngoài ra, mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng để sàng lọc chặt hơn đối tượng và nhu cầu vay vốn này.
+ Quy định về phương thức cho vay, thời hạn cho vay, mức cho vay: Tùy từng ngân hàng mà cách xác định thời hạn cho vay, mức cho vay có thể
khác nhau. Điều này sẽ tác động đến khả năng khách hàng có vay vốn được hay không do mức cho vay và thời hạn cho vay mà ngân hàng đưa ra có thể
không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Quy định về biện pháp bảo đảm: Một số ngân hàng có thể chấp nhận cho vay không có biện pháp bảo đảm nhưng một số ngân hàng khác lại không. Bên cạnh đó, loại tài sản được chấp nhận làm tài sản bảo đảm, giá trị định giá, tỷ lệ cấp tín dụng tối đa trên tài sản bảo đảm cũng sẽ tác động trực tiếp lên hoạt động cho vay của ngân hàng.
-Quy trình cho vay, thủ tục vay
Quy trình cho vay tín dụng được xây dựng khoa học, cụ thể và hợp lý sẽ dẫn đến tăng trưởng dư nợ và kiểm soát được chất lượng tín dụng. Quy trình cho vay lủng củng, rườm rà, không chặt chẽ, nhiều điểm chồng chéo sẽ
triển hoạt động cho vay cũng như chất lượng của các khoản vay.
-Tính năng sản phẩm cho vay KHCN
Danh mục sản phẩm cho vay đa dạng, có nhiều tính năng cạnh tranh sẽ
thu hút được lượng lớn khách hàng, phát triển được hoạt động cho vay KHCN. Chính vì thế, các ngân hàng luôn không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, đểđáp ứng được tất cả mọi nhu cầu của khách hàng.
-Cách thức tổ chức, quản lý hoạt động cho vay KHCN
Cũng như quy trình hoạt động sản xuất ra một sản phẩm, khoản vay có thể có chất lượng tốt hay không, năng suất cho vay có cao hay không phụ
thuộc vào cả dây chuyền hoạt động và bộ máy tổ chức, quản lý hoạt động, phụ thuộc vào cách thức vận hành các quy trình quy định vào trong thực tế
hoạt động cho vay.
-Chất lượng, số lượng và thái độđội ngũ nhân sự phục vụ mảng KHCN
Trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tín dụng cá nhân. Đặc điểm của KHCN là thông tin không được rõ ràng và minh bạch. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác, từ đó đưa ra quyết định tài trợ một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của CBTD cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
-Chính sách chăm sóc KHCN
Chính sách chăm sóc khách hàng tốt cả trước, trong và sau cho vay sẽ
thu hút và giữ chân được khách hàng, bên cạnh đó còn nâng cao hình ảnh, vị
thế và uy tín của ngân hàng.
-Mạng lưới cho vay KHCN
quả đi kèm với cơ sở vật chất tốt có tác động tích cực đến hoạt động cho vay
đối với KHCN. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các khách hàng ưa chuộng giao dịch trực tiếp tại quầy. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi hầu hết các khoản vay khách hàng phải làm việc trực tiếp tại quầy, mạng lưới hoạt động truyền thống đóng vai trờ rất quan trọng trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng.
+ Kênh phân phối hiện đại: Mở rộng mạng lưới chi nhánh đối mặt với nhiều thách thức hơn về nguồn vốn hoạt động, chi phí hoạt động, số lượng cũng như chất lượng nhân viên và các quy định khác trong Luật định của mỗi quốc gia. Hiện nay, hình thức giao dịch có xu hướng chuyển dần sang các kênh phân phối như Internet banking, Mobile banking và các hình thức thay thế khác.
+ Các kênh phân phối gián tiếp: Khả năng liên kết với các công ty đối tác để phát triển các sản phẩm cho vay: các chương trình hợp tác với các công ty mua bán bất động sản, công ty/đại lý bán xe ô tô,... sẽ tác động tích cực đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.
-Chiến lược tiếp thị, quảng cáo
Các chiến lược tiếp thị, quảng cáo hiệu quả sẽ nâng cao hình ảnh, quảng bá thương hiệu rộng rãi đến cho khách hàng. Khách hàng từ nhận biết
đến tin tưởng và sẽ chuyển sang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
-Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng
Trong thời đại hiện nay, công nghệ là điều bắt buộc phải được chú trọng tại các ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho các giao dịch được nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn, giúp tăng năng suất và từ đó tác
động tích cực đến hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sự quản lý chặt chẽ thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng nhờ bán chéo các sản phẩm và dịch vụ.
b. Nhân tố khách quan
- Chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước
Khi nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế, tạo công ăn việc làm cho người lao động... sẽ tác
động thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tổng sản phẩm quốc dân tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống cùa người dân, kích thích người dân chi tiêu và làm cho hoạt động tín dụng cá nhân của các NHTM phát triển.
Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị,... cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư, từ đó, tác động đến định hướng phát triển tín dụng cá nhân của hệ thống ngân hàng nói chung.
- Môi trường kinh tế
Là một thành phần trong nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng chịu sự
tác động mạnh mẽ từ những biến động trong nền kinh tế.
Khi nền kinh tế hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm về mức thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, do đó NHTM có cơ hội phát triển tín dụng cá nhân và ngược lại. Điều này cũng tác động tương tự đối với hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Một nhân tố quan trọng nữa là lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng
đến lãi thu được của ngân hàng. Nếu lạm phát quá cao, trong điều kiện ngân hàng cho vay với lãi suất cố định thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm. Bên cạnh đó, việc lạm phát tăng cao khiến ngân hàng phải huy động với chi phí lớn, vì vậy bắt buộc ngân hàng muốn có lợi nhuận phải tăng lãi suất vay, gây ra tác
động làm giảm nhu cầu vay của khách hàng.
-Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp lý ổn định, rõ ràng, đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp cho hoạt
động cho vay phát triển mạnh mẽ. Các quy định chồng chéo và còn nhiều sơ
hở sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa - xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa hưởng thụ...) hoặc các yếu tố về
nơi ở, nơi làm việc... cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân. Thông thường, những nơi tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì sẽ có nhu cầu tiêu dùng lớn, nhu cầu vay vốn cũng sẽ cao hơn nơi khác. Bên cạnh đó, thói quen, phong tục tập quán, tâm lý cũng có ảnh hưởng lớn đến quyết định vay vốn của khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ngân hàng, sự cạnh tranh càng gay gắt hơn do số lượng ngân hàng nhiều và các sản phẩm có tính đồng nhất cao.
- Nhân tố từ phía khách hàng
+ Đạo đức của khách hàng: Đây là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của khoản vay. Khách hàng phải có thiện chí trả nợ thì mới cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cũng như là sử dụng vốn vay đúng mục
đích như đã thỏa thuận. Trong trường hợp khách hàng cố tình không hợp tác, các khoản cho vay của ngân hàng sẽ gặp rủi ro rất cao.
hoàn trả nợ vay của khách hàng. Do đó, đây là yếu tố được xem xét đầu tiên khi thẩm định cho vay. Không chỉ phải có thu nhập đủ, khách hàng cũng cần có các chứng từ chứng minh được nguồn thu nhập đó. Khác với doanh nghiệp, nhiều cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt nhưng không có chứng từ chứng minh. Điều này gây cản trở đến khả năng tiếp cận được các nguồn tín dụng từ ngân hàng, đồng thời cũng gây khó khăn rất lớn đến hoạt động thẩm định của ngân hàng.
+ Tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm của khách hàng được xem như
nguồn trả nợ thứ hai, hay nói chính xác hơn đây chính là nguồn thu mang tính dự phòng rủi ro và giúp tăng mức độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù hiện nay, sản phẩm tiêu dùng tín chấp đang được phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên để có thể đạt được những điều kiện tốt hơn trong hoạt động đi vay, cho vay có tài sản bảo đảm vẫn là điều cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về cho vay của ngân hàng thương mại và đi vào cụ thể hoạt động cho vay
đối với KHCN. Trong đó, luận văn đã đi phân tích khái niệm và một số đặc
điểm của hoạt động cho vay KHCN đối với NHTM, một số cách phân loại hoạt động cho vay KHCN. Chương 1 cũng đã nêu một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động cho vay đối với KHCN, trong đó bao gồm các nhóm chỉ
tiêu về quy mô (đánh giá thông qua dư nợ, số lượng khách hàng, thị phần,...), chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ (theo sản phẩm vay, thời hạn, tài sản bảo đảm,...), chỉ
tiêu về thu nhập, chỉ tiêu về mức độ kiểm soát rủi ro. Đây là những chỉ tiêu sử
dụng đểđánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng trong chương 2. Chương 1 cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN, trong đó chia theo 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố
chủ quan và nhân tố khách quan. Nhóm nhân tố chủ quan có thể kể đến các nhân tố như chính sách tín dụng của ngân hàng, quy trình cho vay của ngân hàng, cách thức tổ chức, quản lý hoạt động cho vay, đội ngũ cán bộ, về cơ sở
vật chất, kênh phân phối,... Nhóm nhân tố khách quan có thể kể đến gồm các nhân tố đến từ môi trường kinh tế, pháp lý, văn hóa – xã hội và các nhân tố đến từ khách hàng vay. Những cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN sẽ là cơ sởđể nghiên cứu đánh giá các tác động của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng trong chương 2, từ đó, đưa các giải pháp trong chương 3 để hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN tại SHB Tây Đà Nẵng phù hợp với thực trạng hoạt động. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN – HÀ NỘI – CHI NHÁNH TÂY ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SHB TÂY ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SHB Tây Đà Nẵng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tây Đà Nẵng (gọi tắt là SHB Tây Đà Nẵng) tiền thân là chi nhánh Đà Nẵng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Chi nhánh được thành lập từ năm 2007 tại địa chỉ 247 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng, là chi nhánh duy nhất tại thị trường Đà Nẵng. Năm 2012, khi Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội hoạt động không hiệu quả và được sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh
được chuyển đổi thành chi nhánh Sơn Trà của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Vị trí địa lý của chi nhánh cách khá xa Trung tâm và không nằm trong các khu phố sầm uất không tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Vào năm 2013, chi nhánh đã dời về địa điểm 250 Lê Duẩn, Đà Nẵng và đổi tên thành chi nhánh Tây Đà Nẵng. Sau gần 08 năm kể từ ngày thành lập, trải qua nhiều những biến cố thăng trầm, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ
nhân viên chi nhánh đã không ngừng nỗ lực cố gắng để có thể đưa chi nhánh vượt qua khó khăn. Tuy vậy, với mốc khởi đầu là một chi nhánh của ngân hàng bị tái cấu trúc, chi nhánh Tây Đà Nẵng cũng đã đối mặt với những trở
ngại rất lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung mà cụ thể là hoạt động cho vay đối với KHCN.
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy tại SHB Tây Đà Nẵng